Đánh giá tổng hợp

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2030 (Trang 26 - 27)

2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

2.3 Đánh giá tổng hợp

a) Điểm mạnh:

- Là trung tâm của huyện lỵ Thoại Sơn nên được chú trọng ưu tiên đầu tư các hạng mục cho phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Thị trấn Núi Sập có vị trí địa lý thuận lợi, do nằm giữa và gần thành phố lớn Long Xuyên, Rạch Giá và giáp ranh huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, nên sẽ thu hút các nguồn lực đầu tư và giao thương lớn.

- Giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thủy, do nằm trên tuyến giao thông quan trọng của Vùng như: đường tỉnh 943 và đường thủy Kênh Rạch Giá Long Xuyên.

- Quỹ đất phát triển đô thị dồi dào, thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng. - Thị trấn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, như: có cảnh quan núi non, sông nước rất hữu tình, tiếp giáp TP. Long Xuyên, khu di tích Quốc Gia cấp đặc biệt Óc Eo..thu hút hàng trăm nghìn lượt người đến tham quan mỗi năm.

b) Điểm yếu:

- Các dự án đầu tư trên địa bàn chủ yếu là do Nhà nước đầu tư, dẫn đến không đủ nguồn lực, tiến độ thực hiện chậm.

- Kết nối giao thông đường bộ theo hướng Đông Tây còn yếu, nên đô thị chủ yếu phát triển tập trung 2 bên đường tỉnh 943, dẫn đến quá tải và chặt trội.

- Tình trạng đầu tư giao thông thiếu đồng bộ khiến nhiều tuyến đường chất lượng mặt đường còn thấp, ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân.

- Hệ thống đường ven các kênh rạch có mặt cắt nhỏ, nhà dân xây dựng sát mép đường nên khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng khi mở rộng đường giao thông.

- Xây dựng đô thị tự phát trước đây nên nhà ở cùng với các cơ sở dịch vụ bám chủ yếu vào các tuyến giao thông chính, bờ sông, rạch. Nên việc cải tạo, mở đường theo quy hoạch rất khó khăn.

- Các hoạt động thương mại, dịch vụ chủ yếu là bán lẻ, quy mô nhỏ, chưa có trung tâm thương mại quy mô và tập trung.

- Thiếu các không gian mở, không gian cộng đồng như: Quảng trường, công viên, vui chơi giải trí và các không gian đi bộ...

- Chưa khai thác hết tiềm năng về cảnh quan sẵn có như: Cảnh quan tự nhiên của sông rạch, hệ thống hồ và núi.

- Cơ sở hạ tầng du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, dịch vụ du lịch phát triển tự phát, các hoạt động du lịch chưa phong phú, chưa thu hút các nhà đầu tư hướng tới những sản phẩm nghỉ dưỡng có chất lượng cao.

c) Cơ hội:

- Chất lượng và hình ảnh đô thị được nâng cao.

- Cải thiện hạ tầng và nâng cao chất lượng sống của người dân trong khu vực.

- Tăng cường các liên kết giữa các chức năng đô thị. - Tăng cường khả năng kết nối với các đô thị trong vùng. - Điều chỉnh cơ cấu quy hoạch sử dụng đất hợp lý và đồng bộ.

- Thu hút các nhà đầu tư lớn hướng tới những sản phẩm du lịch có chất lượng và có tính cạnh tranh cao trong khu vực

d) Thách thức:

- Phát triển đô thị đòi hỏi phải đầu tư lớn và đa dạng về nguồn lực tài chính. - Công tác đền bù giải phóng để đáp ứng hạ tầng phát triển đô thị cũng là một thách thức.

- Cơ chế để thu hút các nhà đầu tư lớn hướng tới những sản phẩm du lịch tại Thị Trấn có chất lượng cao.

- Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và thực trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí tuy hiện nay chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của Thi Trấn, nhưng trong tương lai vẫn luôn đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn cao.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2030 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)