Cơ cấu phát triển đô thị:

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2030 (Trang 33 - 36)

4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ

4.1 Cơ cấu phát triển đô thị:

4.1.1 Quan điểm:

- Tuân thủ Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh An Giang đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Tôn trọng, giữ gìn các khu ở hiện hữu lâu đời, các công trình di tích lịch sử, công trình kiến trúc có giá trị...

- Phát triển các khu mới gắn kết, hài hòa với hạ tầng và không gian xung quanh.

- Khai thác và phát huy giá trị về cảnh quan tự nhiên của Thị trấn.

4.1.2 Nguyên tắc

- Lựa chọn hướng phát triển đô thị phù hợp với tiềm lực và điều kiện tự nhiên sẵn có.

- Ưu tiên phát triển các chức năng du lịch theo hướng chất lượng cao.

4.1.3 Các phương án cơ cấu phát triển đô thị:

a) Phương án 1: Mô hình tập trung

Không gian đô thị phát triển mạnh tập trung khu vực phía Bắc, hệ thống trung tâm đô thị phát triển tập trung tại khu vực này. Tăng cường giao thông thông kết nối khu vực phía Bắc, khu vực phía Tây, Nam chủ yếu nâng cấp, cải tạo và chỉnh trang đô thị.

Ưu điểm:

- Kết cấu hạ tầng, không gian đô thị phát triển tập trung, không dàn trải. - Kết nối thuận lợi với thị trấn Phú Hòa và thành phố Long Xuyên.

- Tạo bộ mặt trung tâm hành chính mới của Huyện khang trang, hiện đại và đồng bộ.

- Các cơ quan hành chính của Huyện và Thị trấn được tập trung nên thuận tiện cho người dân và công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý.

Nhược điểm:

- Di dời toàn bộ cơ quan hành chính của Huyện và Thị trấn sang khu vực phát triển tập trung mới sẽ rất tốn kém nguồn lực và ngân sách địa phương.

- Phải đầu tư mới tuyến đường phía Bắc kết nối với QL 80 và đường HCM, sẽ rất lãng phí và khó khả thi, trong khi tuyến đường Kênh E phía Nam đang được đầu tư nâng cấp kết nới với QL 80 và đường HCM.

- Khu vực phía Nam sẽ chậm và khó phát triển đô thị. - Kết nối khó khăn hơn với TT Óc Eo và TP Rạch Giá. - Bán kính phục vụ của trung tâm đô thị không trọng tâm.

TT ĐÔ THỊ

ĐẤT ĐÔ THỊ PT MỚI ĐẤT ĐÔ THỊ CŨ

ĐI LONG TP XUYÊN

ĐI TP CẦN THƠ

ĐI TP CẦN THƠ ĐI TP RẠCH GIÁ

- Phát triển đô thị trước mắt khó có khả thi. b) Phương án 2: Mô hình bán tập trung

Hệ thống trung tâm đô thị phát triển bán tập trung, giữ nguyên trung tâm hành chính Huyện ở vị trí cũ, phát triển trung tâm hành chính mới của Thị trấn tại khu vực phía Bắc, không gian đô thị phát triển về 2 khu vực phía Bắc và phía Nam và lấy đường tránh phía Đông Thị Trấn làm giới hạn phát triển, hệ thống giao thông chính kết nối theo 2 hướng Bắc và Nam.

Ưu điểm:

- Giữ nguyên trung tâm hành chính của huyện, sẽ tiết kiệm nguồn lực và ngân sách địa phương cho phát triển hạ tầng du lịch.

- Phát triển toàn diện khu vực phía Bắc và phía Nam Thị trấn. - Thu hút ngoại lực đầu tư từ các phía.

- Kết nối hài hòa với các đô thị xung quanh: Phú Hòa, Long Xuyên, Cần Thơ, Rạch Giá, Óc Eo…

- Hạn chế đầu tư các tuyến đường đối ngoại mới, khai thác triệt để hạ tầng sẵn có để phát triển đô thị.

- Phát triển đô thị trước mắt có khả thi cao. Nhược điểm:

- Trung tâm đô thị phát triển phân tán, trong đó trung tâm hành chính Huyện khó phát triển và mở rộng.

- Đô thị dễ phát triển dàn trải và manh mún nếu quản lý không tốt.

Qua phân tích ưu, nhược điểm 2 phương án cơ cấu phát triển đô thị như trên, nhận thấy phương 2 là phương án khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển của thị trấn Núi Sập đến năm 2030.

TT ĐÔ THỊ

ĐẤT ĐÔ THỊ CŨ ĐẤT ĐÔ THỊ PT MỚI

ĐI LONG TP XUYÊN

ĐI TP CẦN THƠ ĐI TT ÓC EO

ĐI TL943

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2030 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)