Các quan hệ liên vùng và động lực phát triển đô thị:

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2030 (Trang 28 - 30)

3 CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN

3.3 Các quan hệ liên vùng và động lực phát triển đô thị:

3.3.1 Vị trí, vai trò và mối liên hệ vùng

Thị trấn Núi Sập trong phân Vùng phát triển kinh tế tỉnh An Giang

- Thị trấn Núi Sập là đô thị loại IV, trung tâm về chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Thoại Sơn nằm ở phía Nam vùng Tỉnh An Giang, giáp ranh với huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ, cách Thành phố Long Xuyên khoảng 25km và cách TT Óc Eo khoảng 15km, cách thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

khoảng 45km. Có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam của Tỉnh.

- Theo quy hoạch xây dựng vùng Tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định thị trấn Núi Sập thuộc vùng 1 (Vùng trung tâm) nằm phía Đông Nam của Tỉnh. Đây là vùng trung tâm về hành chính - chính trị - kinh tế - văn hóa – giáo dục - khoa học – công nghiệp – nông nghiệp của Tỉnh. Kết nối thuận tiện với các trục hành lang kinh tế quốc gia quan trọng (đường Hồ Chí Minh (N2), QL 91, QL 80, sông Hậu); Gắn kết An Giang với các trung tâm vùng ĐBSCL (TP. Cần Thơ), vùng TP. Hồ Chí Minh, vùng Thủ đô Phnompenh,..Do vậy thị trấn Núi Sập sẽ được kết nối trực tiếp với các đầu mối quan trọng của cả Vùng, đây là cơ hội để phát triển mạnh về thương mại - dịch vụ và du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

- Theo quy hoạch xây dựng vùng Tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định thị trấn Núi Sập là đô thị đảm nhận chức năng tổng hợp; là vùng có sản lượng lớn về sản xuất lúa chuyên canh, nuôi trồng thủy sản,.. phát triển du lịch sinh thái, du lịch tham quan di tích lịch sử, phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, cơ khí nông nghiệp,..là đầu mối giao thương cung cấp các mặt hàng về nông sản trong Vùng.

- Ngoài ra thị trấn Núi Sập nằm giữa 2 hành lang phát triển du lịch quan trọng của vùng ĐBSCL (hành lang du lịch biển Tây và hành lang du lịch sinh thái - văn hóa lịch sử - tín ngưỡng vùng đất Bảy Núi) và nằm giữa tuyến du lịch nội vùng (Long Xuyên – Núi Sập – Óc Eo). Đây là điều thuận lợi để phát triển Thị Trấn trở thành một điểm du lịch quan trọng (trung tâm du lịch văn hóa lịch sử và nhân văn, du lịch vui chơi giải trí, thể thao) kết nối vào hệ thống các hành lang du lịch của vùng.

3.3.2 Các động lực phát triển

a) Ngoại lực:

- Trong tương lai tuyến đường Hồ Chí Minh và Tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng hình thành, thị trấn Núi Sập sẽ được kết nối trực tiếp với các đầu mối quan trọng của cả vùng. Đây sẽ là động lực lớn kích thích phát triển đô thị khu vực phía Bắc và phía Đông Nam của Thị Trấn.

Sơ đồ mối liên hệ GT vùng

- Tuyến đường tỉnh 943 và ĐT 960 đang được tỉnh đầu tư xây dựng và nâng cấp lộ giới, sẽ kết nối thuận lợi hơn với thành phố Long Xuyên, thành phố Rạch Giá và các đô thị dọc tuyến.

- Tuyến đường Kênh E (ĐT 916B theo QH GT Tỉnh) đang được nâng cấp, mở rộng kết nối với QL 80 và tuyến đường Hồ Chí Minh trong tương lai.

- Tuyến đường thủy Kênh Rạch Giá – Long Xuyên sẽ là cầu nối giao thông đường thủy với sông Hậu và hệ thống các kênh rạch lớn nhỏ khác trong Vùng, tạo điều kiện để Thị Trấn hình thành và phát triển các dịch vụ bến bãi, giao thương hàng hóa trong khu vực.

- Ngoài ra thị trấn Núi Sập có địa giới hành chính giáp với huyện Vĩnh Thạnh thuộc thành phố Cần Thơ nên tương lai cũng có nhiều cơ hội chia sẽ và cùng phát triển theo.

b) Nội Lực:

- Thị trấn Núi Sập là trung tâm kinh tế, chính trị - văn hóa, xã hội của huyện Thoại Sơn, sẽ được chú trọng ưu tiên đầu tư các hạng mục cho phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị

- Khai thác hợp lý tiềm năng sẵn có như: Hệ thống Hồ Ông Thoại, cảnh quan đồi núi quanh Hồ...sẽ thu hút các nhà đầu tư cho các sản phẩm du lịch chất lượng cao.

- Có nhiều hệ thống kênh rạch tự nhiên, khai thác làm tăng giá trị về cảnh quan đô thị và điều kiện sống, tăng giá trị đất, thu hút các nhà đầu tư.

- Có nhiều di tích gắn liền với lịch sử phát triển lâu đời của thị trấn (Đình thần Thoại Ngọc Hầu, Thoại Sơn Cổ Tự, chùa Thoại Sơn, Linh Sơn Tự, Huỳnh Long Tam Tự,...) tạo tiền đề cho khai thác, phát triển du lịch tâm linh và tìm hiểu văn hóa địa phương.

- Lượng khách du lịch lớn, hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2030 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)