Chương trình quản lý, giám sát môi trường vùng:

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2030 (Trang 82 - 84)

8 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC:

8.5 Chương trình quản lý, giám sát môi trường vùng:

8.5.1 Chương trình quản lý:

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường khu vực hiện nay trong bối cảnh gia tăng phát triển kinh tế xã hội để nhận ra các điểm yếu cần khắc phục, điều chỉnh và nâng cấp.

8.5.2 Chương trình giám sát môi trường vùng: a. Địa điểm quan trắc:

Quan trắc tác động môi trường do nguồn ô nhiễm công nghiệp và đô thị (giao thông và sinh hoạt đô thị) gây ra gồm:

* Đối với môi trường không khí:

- Các điểm đo ở 1-2 khu dân cư, dịch vụ -thương mại - Các điểm đo tại dọc tỉnh lộ 943 đi qua Thị trấn Núi Sập.

* Đối với nước ngầm: Quan trắc chất lượng nước ngầm ở một số giếng khoan ở các khu đô thị

* Môi trường nước mặt

- Nhiệt độ, pH, chất rắn lơ lửng, độ đục, độ dẫn điện, oxy hoà tan, BOD5, COD, NH4-N, NO3-N, PO43-, Cl-, tổng lượng sắt, tổng số Coliform. Ngoài ra, tuỳ theo tính chất của từng điểm đo mà bổ sung một số thông số cần thiết khác (kim loại nặng, thuốc BVTV...).

* Môi trường đất:

Bố trí các điểm quan trắc chất lượng đất tại một số vùng thâm canh nông nghiệp.

* Chất thải rắn

Tổng lượng chất thải rắn trong ngày của khu vực thị trấn Núi Sập, tổng lượng rác thải thu gom được, tổng lượng phân tươi, tổng lượng chất thải độc hại, riêng đối với một số khu vực tiến hành phân tích chất thải rắn theo tỷ lệ % trọng lượng các thành phần cơ bản trong chất thải: giấy vụn, chất hữu cơ, chất dẻo, kim loại, thuỷ tinh, đất cát, độ ẩm, độ tro và các chất khác. Đặc biệt phải quan trắc được các thành phần độc hại trong chất thải rắn.

* Mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học:

Quan trắc đa dạng sinh học được thực hiện nhằm theo dõi sự biến động của các hệ sinh thái, giống loài. Các đơn vị thực hiện quan trắc sẽ do trường đại học, viện nghiên cứu và các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm nhận.

b. Tần suất quan trắc:

Một trong những yếu tố quyết định độ chính xác của việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường là tần suất quan trắc môi trường. Tần suất quan trắc càng dày thì đánh giá đưa ra càng sát với thực tế, có độ chính xác cao. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế mà quyết định tới tần suất quan trắc.

Tần suất quan trắc đối với mỗi thành phần môi trường phụ thuộc vào tính biến đổi nhanh hay chậm của thành phần môi trường đó, ví dụ, môi trường đất biến đổi rất chậm, trong khi đó môi trường không khí biến đổi rất nhanh nên tần suất đo càng dày càng tốt.

Để bảo đảm đánh giá hiện trạng và chất lượng môi trường khu vực được tốt, phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết định quản lý môi trường, tần suất quan trắc đối với các thành phần môi trường tối thiểu phải như sau:

- Môi trường không khí-hàng quý (3 tháng một lần) - Môi trường nước lục địa-hàng quý (3 tháng một lần) - Môi trường đất-một năm 2 lần

- Chất thải rắn-hàng quý (3 tháng 1 lần) - Tiếng ồn-hàng quý (3 tháng 1 lần)

c. Tổ chức thực hiện quan trắc:

Kinh phí thực hiện quan trắc trước mắt trích từ nguồn 1% chi ngân sách của vùng tỉnh cho sự nghiệp BVMT (theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).

Quy trình quy phạm quan trắc môi trường phải tuân theo các hướng dẫn của nhà nước và của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các đối tượng quan trắc, vị trí và mục đích quan trắc xem bảng tổng hợp sau:

Bảng tổng hợp các đối tượng quan trắc:

Đối tượng

quan trắc Vị trí, khu vực quan trắc

Thông số quan trắc theo các QCVN

Môi trường nước

- Nguồn nước cấp

- Nước thải sinh hoạt đô thị sau các trạm xử lý nước thải(TXLNT) sinh hoạt.

- Nước thải công nghiệp sau các TXLNT công nghiệp.

- Nước ngầm xung quanh TXLNT, khu xử lý CTR, nghĩa trang. QCVN 01:2009/BYT QCVN14:2008/BTNMT QCVN40:2009/BTNMT Không khí

- ở cụm công nghiệp Nam Thị trấn Núi Sập, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, khu vực công cộng... - ở khu vực các TXLNT, khu xử lý CTR, nút giao thông chính, do phương tiện giao thông đường bộ.

QCVN19:2009/BTNMT QCVN05:2009/BTNMT

Tiếng ồn

- ở cụm công nghiệp Nam thị trấn Núi Sập, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, khu vực chợ, bến bãi VLXD, khu dân cư, khu tiểu thủ công cộng. - Tại nút giao thông chính (ồn do phương tiện giao thông đường bộ).

QCVN26:2010/BTNMT

Đất Các khu vực dùng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, phân hoá học). QCVN03:2008/BTNMT

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2030 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)