PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THO ẠI, THUYẾT GIẢNG

Một phần của tài liệu van-hoa-phat-giao-so-372-ngay-15-08-2021 (Trang 92 - 94)

“Chuyết Chuyết T ổ Sư ngữ lục”

PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THO ẠI, THUYẾT GIẢNG

CỦA THIỀN SƯ CHUYẾT CHUYẾT

Trong sách Chuyết Chuyết tổ sư

ngữ lục, nhằm thuyết phục người nghe, khi trình bày vấn đề, Thiền sư Chuyết Chuyết đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp để

thuyết giảng, trong đó nổi bật lên hai phương pháp chủ yếu.

Phương pháp dẫn chứng để người nghe dễ hình dung được vấn đề

Khi nói về vấn đề “Trai giới”, Thiền sư giảng với đại chúng rằng “Nếu chỉ biết trai giới làm phúc mà không phát tâm BồĐề, thì chẳng khác nào cày ruộng mà Khi giảng về việc học đạo cho đại chúng, Thiền sư thuyết rằng: Người học đạo trước phải sửa trị bên trong, rồi sau mới sửa trị bên ngoài, trong ngoài kết hợp cùng nhau.

VĂN HÓA PHẬT GIÁO 15 - 8 - 2021 91

không gieo hạt vậy, đến mầm còn không có thì lấy đâu ra quả”. Thiền sư dạy rằng, bố thí là cái bên ngoài, phát tâm là cái bên trong, con người đa phần chỉ có cái bên ngoài mà không có cái bên trong. Tuy nhiên, muốn phát khởi cái tâm thì phải nhờ ngoại cảnh, cũng như vật báu muốn phát lộ phải nhờ ánh đèn.

Khi giảng về “thức tính”, Thiền sư dẫn giải rằng “Ví như lửa vốn có ở trong gỗ, nhưng phải có tay người cầm dùi khoan vào thì mới có thể lấy lửa được. Tính chất của lửa đó chẳng phải xuất ra từ gỗ, chẳng phải xuất ra từ tay người, cũng chẳng phải xuất ra từ cái dùi, mà phải cả ba yếu tố kết hợp hài hòa mới có thể ra được lửa”. Khi giải thích về “phát đại thệ

nguyện”, Thiền sư thuyết rằng “Có giới mà không nguyện cũng như có xe mà không có người cầm cương”; về “thụ trì ngũ giới, Thiền sư nói “Có quy y mà không thụ giới thì cũng giống như có nhà mà không có người ở, có nước mà không có vua, không có người thì lấy ai hưng gia nghiệp, không có vua thì lấy ai lãnh đạo quốc chính”.

Phương pháp so sánh nội dung Phật giáo với Nho giáo

Trong quá trình thuyết giảng, khi gặp các khái niệm, tư tưởng của Phật giáo, để người nghe dễ

hiểu, dễ hình dung vấn đề, Thiền sư Chuyết Chuyết đã vận dụng thế mạnh là tri thức truyền thống (Nho học) vốn đã có trong bản thân người nghe để giải quyết các vấn đề.

Khi nói về “Tu thân dưỡng ý”, Thiền sư đã lấy quan điểm “Từ

bậc thiên tử cho đến kẻ thường dân, đều phải lấy việc tu thân làm gốc”, “gốc vững thì đạo từđó mà sinh ra”; sự tu thân, tu dưỡng của cá nhân phải xuất phát từ “minh tâm” và “trí tri tại cách vật” của Nho giáo truyền thống để dẫn dắt giải quyết vấn đề. Để đưa ra kết luận rằng “phải hiểu đạo mới học được đạo, phải hiểu tâm thì mới có thể minh tâm, phải hiểu Phật thì mới có thể thành Phật, học Phật mà không hiểu Phật thì lại trở thành oan gia của Phật”. Khi trả lời Dũng Lễ công về câu hỏi “Trong ba đạo Nho - Thích -

Đạo, đạo nào là tôn quý?”, Thiền sư đã lấy những khái niệm, tư

tưởng của ba tôn giáo này để làm dẫn chứng và khẳng định rằng “Nho giáo lấy việc kinh bang tế

thếđể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ; Đạo giáo lấy việc tu luyện

để trường sinh bất lão; Phật giáo lấy sự minh tâm khiến cho sáng suốt tròn đủ, lặng chiếu khắp làm vui”. Trong câu hỏi này, Thiền sư đã không trả lời thẳng vấn đề mà Dũng Lễ công hỏi, mà chỉ nêu ra tông chỉ của từng tôn giáo, việc phân định thì kẻ trí tự suy nghĩ, tự lựa chọn.

Khi trả lời câu hỏi của quan Chưởng giám Tư lễ Thái bảo Tuấn Quận công về nghĩa của chữ “Thích Ca - Năng Nhân”, Thiền sư trích dẫn câu nói của Khổng Tử “Nhân giả, nhân giả” và giải thích rằng: “Con người phải có lòng nhân, không có lòng nhân thì không phải con người. Sao gọi là Năng Nhân, đó là thân thiết với người thân, thương yêu mọi loài, đó gọi là Năng Nhân. Duy chỉ có Đức Phật Thích Ca hiệu là Đại giác Năng Nhân, còn các hạng khác chỉ có khả năng t

giác mà không thể giác tha hoặc có thể tự giác, giác tha mà chưa thể giác hạnh một cách viên mãn.

Đối với con người, họ có thể

thương yêu người thân, nhưng không thể thương yêu được hết mọi người; có thể thương yêu con người nhưng không thể thương yêu được loài vật.

Đọc Chuyết Chuyết tổ sư ngữ lục,

chúng ta thấy tư tưởng thiền học và phương pháp thuyết giảng của Thiền sư Chuyết Chuyết dù không phải là phương pháp mới, tư tưởng và phương pháp này đã được Đức Phật Thích Ca sử dụng trong kinh

Tứ thập nhị chương, Pháp cú, Diệu pháp Liên Hoa… Nhưng có một điều hiển hiện rõ ởđây là khi trình bày, thuyết giảng bằng hai phương pháp này, người trình bày vừa phải có kiến thức uyên bác về các tôn giáo, vừa phải có cái nhìn khoáng đạt, lại vừa phải nắm bắt được tâm lý, trình độ nhận thức của người nghe. Tính linh hoạt trong lựa chọn phương pháp thuyết giảng, tính phù hợp với đối tượng thuyết giảng, là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công của Thiền sư Chuyết Chuyết trong quá trình truyền bá Phật pháp đến với đại chúng. Chú thích: * Ths. Vũ Ngọc Định, Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức. [1] Nhan đề sách do dịch giả Nguyễn Quảng Khải và ĐĐ. Thích Nguyên Đạt đặt. [2][3] Nguyễn Quang Khải, Thích Nguyên Đạt(dịch, 2017), Chuyết Chuyết tổ sư ngữ lục, tr.15-16;84.

[4][5] Nguyễn Quang Khải, Thích Nguyên Đạt(dịch, 2017), Chuyết Chuyết tổ sư ngữ lục (dịch, 2017), tr.45-46;57-58. [6] Nguyễn Quang Khải, Thích Nguyên

Đạt (dịch, 2017), Chuyết Chuyết tổ sư

ngữ lục (dịch, 2017), tr.99-100.

[7][8][9] Vũ Ngọc Định, Thích Nguyên

Đạt, Thích Nguyên Hối (2017), Hành trạng chư Tăng Ni Thanh Hóa, tập 1, tr.38-40.

92 VĂN HÓA PHẬT GIÁO 15 - 8 - 2021

PHẬT GIÁO

KHOA HỌC & TRIẾ T LÝ

Tìm hiểu lời dạy của Đức Phật đối

Một phần của tài liệu van-hoa-phat-giao-so-372-ngay-15-08-2021 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)