KHÔNG GIAN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu van-hoa-phat-giao-so-372-ngay-15-08-2021 (Trang 81 - 82)

Đặng Thị Phong Lan*

KHÔNG GIAN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Về ngôn ngữ “Hộ Pháp” bao gồm “Hộ” là sự giúp đỡ, che chở, giữ gìn, còn “Pháp” là chân lý và lời dạy của Phật. Hộ pháp là sự kiên trì, bền bỉ thực hành lời Phật dạy, hộ trì giáo pháp của Đức Phật và làm cho giáo pháp đó còn mãi ở thế gian. Về hình tượng, trong Phật giáo, Hộ pháp là những vị thần phát tâm hộ trì chánh pháp (Chân lý và lời dạy của Phật). Phật Quang từđiển ghi rằng: “Hộ pháp là các vị Thiện thần phát tâm hộ

trì Phật pháp, còn gọi là Hộ pháp thần, Hộ pháp thiên. Gồm các vị như Phạm Thiên, Đế Thích, Kim Cang lực sĩ, Tứ Thiên Vương, Hộ thế Bát thiên vương, 18 vị Già Lam thiện thần, Long vương, quỷ thần...” [1].

Tương truyền xa xưa, các vị Thiện thần đã đến để

hộ trì Phật pháp. Họ có nhiệm vụ bảo hộ chúng sinh,

độđời, tiêu trừ mọi tai họa, hàng phục ma chướng… Cũ ng có quan niệm cho rằ ng, Hộ phá p là hiện thân tiề n kiế p nhiề u đờ i củ a Bồ tá t. Hộ phá p là nhữ ng vị Thiện thầ n luôn tự nguyện hỗ trợ , bả o vệ Phật phá p và Phật tử . Mụ c đí ch củ a Hộ phá p là bả o vệ, ủ ng hộ

cho Phật phá p đượ c phá t triể n và trườ ng tồ n mang lạ i “lợ i lạ c quầ n sinh” cho thế gian.

Trong các ngôi chùa Việt ở Bắc Bộ không đầy đủ

các tên gọi tượng Hộ pháp như trong kinh sách đã nhắc đến, thông thường chỉ phổ biến một số bộ tượng Hộ pháp sau: Bát Bộ Kim Cương; Vi Đà; Khuyến Thiện - Trừng Ác; Phạm Thiên - Đế Thích; Thiên Lý Nhãn - Thiên Lý Nhĩ, Tứ Thiên Vương. Tượng Hộ

pháp xuất hiện sớm nhất ở thời Lý dưới hình thức Kim Cương, canh gác bốn góc tháp. Thế kỷ XVIII xuất hiện tượng Hộ pháp Vi Đà trong không gian chùa. Thế kỷ XIX nở rộ các bộ tượng Hộ pháp như

Khuyến Thiện - Trừng Ác, Tứ Thiên Vương, Phạm Thiên, Đế Thích, Thiên Lý Nhãn - Thiên Lý Nhĩ, Tứ Thiên Vương được tôn trí từ Tiền Đường, Thiêu Hương đến Thượng điện chùa. Nhìn chung các hệ

tượng Hộ pháp trong chùa Việt thường chia làm hai loại là thiện thần và ác thần. Thiện thần khuyến khích chúng sinh làm điều thiện, ác thần trừng trị cái ác,

Chân dung tượng Trừng Ác, chùa Bút Tháp.

cảm hóa cái ác đi đến cái thiện. “Các Hộ pháp có một

điểm chung là hộ trì Phật pháp không cho cái xấu cái ác trà trộn vào, giúp con người thanh tĩnh, từ bi, một tâm hướng Phật” [2].

Tượng Hộ pháp tuỳ vào chức năng hộ pháp, trấn trừ

hay canh giữđược bài trí theo các tầng không gian trong chùa theo quan niệm Phật giáo. Lần lượt từ tháp cho đến Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện, các tượng Hộ pháp được bài trí uy nghiêm. Hộ pháp canh gác bốn góc tháp Phật có Bát Bộ Kim Cương.

Đó là tám vị thần tướng có tấm lòng kiên định, trong sáng như kim cương không mộ t sức mạnh, dục vọng nà o có thể lay chuyển, nguyện dùng sức mạnh và

80 VĂN HÓA PHẬT GIÁO 15 - 8 - 2021

PHẬT GIÁO

VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG

tinh thần của mình để bảo vệ sự tôn nghiêm của Phật pháp. Thời Lý, tượng Kim Cương được chia từng cặp canh gác bốn cửa tháp Phật như ở chùa Phật Tích, chùa Long Đọi. Thời Lê Trung Hưng tượng được tôn trí trong không gian Tiền đường hoặc Hành lang như ở một số chùa: chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Mía, chùa Tây Phương (Hà Tây) mỗ i bên bố n vị , đăng đố i nhau. Cá c vịđều mang hình vóc to lớ n, uy nghi, trong trang phụ c của các võ tướng, cầm trên tay những cây chùy kim cương đa dạng, thể hiện cho mưa, gió, sấm sét và quyền năng hộ thế trừ bạo.

Tại toà Tiền Đường, tượng Hộ pháp Khuyến Thiện, Trừng Ác với kích thước lớn làm nhiệm vụ giới răn con người từ bỏ điều ác, làm việc thiện. Hai vị Hộ

pháp trong trang phục võ tướng, thân hình vạm vỡ, mặc áo giáp trụ, ngồi trên sư tử. Vị Khuyến Thiện khuôn mặt hiền từ, da màu sáng hồng, tay cầm ngọc hoặc báu vật, khuyến khích mọi người làm điều thiện. Vị Trừng Ác, khuôn mặt dữ tợn, da đỏ, tay cầm một trong các pháp khí như: kiếm, long đao, chùy... răn

đe mọi người từ bỏ, tránh xa điều ác. Tượng phổ biến trong các chùa Việt từ thế kỷ XIX.

Tại tòa Thiêu Hương, biểu tượng cho tầng trời có tượng Phạm Thiên - Đế Thích là hai vị vua của tầng trời, khi đức Thích Ca đản sinh, các tầng trời hào quang chiếu sáng, hai vịđều xuống hộ pháp. Trong chùa tượng được sắp đặt đứng hai bên tượng

Đức Thích Ca Đản sanh, Đế Thích được bày ở bên trái và Phạm Thiên bên phải tượng. Là hai vua cao nhất trong bậc chư Thiên, hai vịđược tạc dưới hình thức của vua: Mặc áo long bào, đội mũ bình thiên, tay chắp hoặc cầm hốt, ngồi trên ngai, chân đi hài. Tượng phổ biến trong các chùa Việt từ thế kỷ XIX. Cũng tại tòa Thiêu Hương, phía sau tượng Đức Thích Ca Đản Sanh và Phạm Thiên, Đế Thích là tượng Tứ Thiên Vương đứng hai bên tượng Ngọc Hoàng. Họ là các vị thần canh giữ bốn phương trời còn gọi là TứĐại Thiên Vương. Bốn vị đại thần này cư trú tại đỉnh Kiền Đà La nằm ở lưng núi Tu Di hộ trì cõi Dục giới là hóa thân của Bồ tát Kim Cương Thủ, vị Bồ tát cổ xưa nhất, uy phong nhất trong Phật giáo Đại thừa. Các vị thường được tạc trong hình tướng Hộ pháp đứng hoặc ngồi, đầu đội mũ Kim Khôi hoặc mũ trụ, trang phục võ tướng tay mỗi vị cầm một trong những thứ sau: ngọc,

đao, chùy hoặc kiếm, đàn tỳ bà, chiếc ô. Tượng có niên đại thế kỷ XIX.

Thuộc các vị thần tướng của Tứ Thiên Vương còn có Hộ pháp Thiên Lý Nhãn - Thiên Lý Nhĩ. “Người Việt quan niệm Quảng mục thiên vương (vị Thiên vương trấn giữ phía Tây núi Tu Di) là Thiên Lý Nhãn, Đa văn thiên vương (Vị Thiên vương trấn phía Bắc núi Tu Di) là Thiên Lý Nhĩ” [3]. Dạng tượng này có ở

một số chùa như chùa Đông Lao (Hà Tây), chùa Keo (Thái Bình). Ngoài ra tượng Vi Đà cũng được xem là một trong những thần tướng bảo vệ Phật pháp. Tượng trong dáng đứng nghiêm trang trên những đám mây, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ trụ, tay chắp trước ngực theo ấn liên hoa, thanh kiếm gác ngang trên cánh tay trước ngực. Tượng xuất hiện trong chùa từ

thời Tây Sơn. Tạo hình lớn nhưở chùa Tây Phương hoặc có kích thước nhỏ như chùa Nghi Tàm.

Như vậy, Hộ pháp Khuyến Thiện - Trừng Ác là bộ

tượng thần nằm trong số các tượng Hộ pháp Phật

được tôn trí tại tòa Tiền Đường chùa. Là hai vị Hộ

pháp Thiện thần nằm trong số các Kim Cương thần tướng bảo vệ Phật pháp. Tượng có ý nghĩa khuyến khích con người làm điều thiện, tránh điều ác. Việc thờ tượng Khuyến Thiện và Trừng Ác là thể hiện sự

tồn tại biện chứng của hai mặt đối nghịch thiện và ác vẫn thường tồn tại trong cuộc sống, cũng như trong mỗi con người. Đây là một hình thức giáo dục con người sống tốt, thiện tâm, làm việc lành sẽđược thiện thần ủng hộ, làm ác thì bị ác thần trừng phạt. Ngoài ra, “theo lời Đức Phật, không chỉ có chư thiên mới là Hộ pháp mà tất cả mọi người, ai có tâm ủng hộ Phật pháp, trừ bỏ cái ác, khuyến khích phát triển cái thiện trường tồn ở thế gian, làm lợi cho chúng sinh đều

được coi là Hộ pháp” [4].

Một phần của tài liệu van-hoa-phat-giao-so-372-ngay-15-08-2021 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)