VĂN HÓA PHẬT GIÁO 15 8 2021 57nhà hộ pháp, cũng như công tác

Một phần của tài liệu van-hoa-phat-giao-so-372-ngay-15-08-2021 (Trang 59)

Hưng Trung

VĂN HÓA PHẬT GIÁO 15 8 2021 57nhà hộ pháp, cũng như công tác

nhà hộ pháp, cũng như công tác tổ chức phiên dịch Kinh ở dịch trường được thực hiện tốt. TỔ CHỨC VIỆC DỊCH KINH Trước thời Pháp sư Cưu Ma La Thập, việc dịch kinh văn ở Trung Hoa chủ yếu do tư nhân tiến hành, triều đình ít khi can thiệp. Đến khi vua Diêu Hưng mời Cưu Ma La Thập vào kinh, mới bắt đầu lệ triều đình mở dịch trường và

đài thọ toàn bộ phí tổn cho công tác phiên dịch Phật điển. Tổ chức dịch trường đại khái có mấy chức vị sau: chủ dịch (còn gọi là minh tượng, vi chủ, nguyên tượng),

độ ngữ (dịch ngữ, truyền ngữ

hay tuyên dịch), bút thọ, xuyết văn, nhuận văn, chánh tự, chứng nghĩa, hiệu khám. Dịch trường thường đặt ở kinh đô Trường An hay Lạc Dương hoặc các đô thị lớn, mang tính chất thủ phủ chính trịđể tiện việc cung cấp tịnh vật, nhân lực và bảo hộ sự dịch Kinh. Chủ dịch là người dịch chính của dịch trường, nhất định phải tinh thông Sanskrit (và trong nhiều trường hợp tinh thông cả Hán tự, như sư Huyền Tráng, Nghĩa Tịnh). Vị chủ dịch xem nguyên điển và đọc lại cho các vị độ ngữ nghe, hoặc đọc cho người bút thọ viết bản thảo đầu tiên, sau đó cùng tiến hành sửa chữa. Chủ dịch là người chịu trách nhiệm chính, lớn nhất cho việc dịch bộ kinh. Những vị độ ngữ bắt buộc phải là người tinh thông tiếng Phạn, có thể xem như người phụ vị chủ dịch, dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Trung. Bút thọ là người chép lời của chủ dịch/độ ngữ thành Hán tự. Vào đời Tống, người bút thọ phải thông thạo cả Hán-Phạn. Họ nhận phiên âm tiếng Phạn, như sutra là tố-đát-lãm, sau đó dịch lại thành Kinh.

Xuyết văn có khi là chỉ viên bút thọ, có khi là chức danh khác, có nhiệm vụ kiểm tra văn tựđể thành câu có nghĩa. Ví dụ người bút thọ viết là “Phật niệm”, thì xuyết văn chữa lại thành “niệm Phật” cho đúng thể thức văn phạm Trung nguyên. Nhuận văn là chức vụ

xem xét câu từ của vị xuyết văn có rõ ràng, mạch lạc không, cũng đảm nhận vị trí quán xuyết Tăng chúng trong trường dịch. Chức vụ chánh tự đến thời Ngài Huyền Tráng mới có. Viên chánh tự phải là người am hiểu văn hiến, có khả năng giải thích điển tích, dẫn truyện ký, sách vởđể chứng minh, giải thích những điều khó hiểu, làm cho lời Kinh trang nhã, hợp với văn hóa Trung Hoa mà không mất lý. Chứng nghĩa cũng là chức vụ có từ thời Đường tại dịch trường, có nhiệm vụ xác chứng nghĩa đã giải thích ở trong bản văn đã dịch. Vị chứng nghĩa làm nhiệm vụ khác vịđộ ngữ: vị độ ngữ thuộc về giai đoạn kinh Phật chưa dịch sang tiếng Trung, còn chứng nghĩa là xem bản dịch có phản ánh chính xác nguyên nghĩa của Phật điển hay không. Hiệu khám có từ các dịch trường trước đời nhà Tùy. Sư Ngạn Tôn từng là người hiệu khám kinh văn. Ông có thể thực hiện sự san định bản dịch, như “thượng chánh biến tri”, dư chữ thượng nên cắt bỏ, còn lại “chánh biến tri”. Bản dịch sau khi qua tay hiệu khám gần như hoàn thiện, chờ vị chủ dịch kiểm tra lại là hoàn thành. Ngoài những chức danh chuyên môn trên, triều đình còn đặt ra chức giám hộ/giám duyệt để hỗ trợ

quản lý dịch trường và cung ứng tịnh vật cho chư Tăng. Nhiều lúc trong dịch trường còn có một vị

là phạn bái, chuyên đọc qua một biến những Kinh mới dịch xem có êm tai, thuận miệng không vì kinh Phật thường để tụng niệm.

Có thể nói, sau hơn bảy thế kỷ

(II-IX, từ thời Đông Hán đến thời trung Đường), Tam tạng Kinh điển của các bộ phái Ấn Độ

(toàn bộ là tạng viết bằng tiếng Sanskrit) phần lớn đã được dịch sang Hán văn. Phật giáo đã phát triển rộng khắp Trung Hoa, trở

thành tôn giáo được rất nhiều triều đại sùng kính, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và lịch sử của không chỉ Trung Hoa mà còn cả

khu vực Đông Á. Sau hàng nghìn năm, khi Phật điển Sanskrit thất lạc ởẤn Độ, kho tàng Tam tạng Thánh điển Hán tạng trở thành nguồn khảo cứu vô cùng giá trị để tìm hiểu luận thuyết của các bộ

phái Phật giáo. Đặc biệt, sự trùng khớp căn bản nội dung giữa Hán tạng A Hàm và Pali tạng Nikaya cho thấy dù phát triển theo hai phương địa lý khác nhau, chư

Tăng mọi nơi đều trung thành với lời dạy của Đức Phật suốt hàng nghìn năm qua, là lời chứng rằng chỉ duy nhất có một Phật thừa, như kinh Pháp Hoa đã nói vậy.

Tài liệu tham khảo:

1. Vương Văn Nhan-Thích Phước Sơn (dịch) (2008), Lịch sử phiên dịch Hán

Một phần của tài liệu van-hoa-phat-giao-so-372-ngay-15-08-2021 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)