- Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó
82. Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm: – Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
Câu 1. Xác định thể thơ và PTBĐ chính của văn bản.
Câu 2. Ngôi nhà của người mẹ hiện lên như thế nào trong đoạn thơ?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một BPTT được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 4. Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ hiện lên như thế nào?
Câu 5. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp có trong đoạn thơ.
85. Đọc hiểu
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi. Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2. Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước ta?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 4. Hãy tìm 2 từ láy có trong đoạn thơ trên.
Câu 5. Chỉ ra BPTT được sử dụng trong 2 câu thơ sau: Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa.
Câu 6. Em hiểu ý hai dòng thơ : Anh/ chị có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ : Chỉ còn chuyện cổ thiết tha như thế nào?
Câu 7. Hãy liệt kê ít nhất hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên 97.
Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
Câu 1. Xác định thể thơ và PTBĐ chính của đoạn thơ.
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 3. Nêu ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước.
Câu 4. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc,
tình cảm của nhân vật “em”?
Câu 5. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ
nhất? 98.
Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non Mấy trăm đời lấn luôn ra biển; Phù sa vạn dặm tới đây tuôn, Đứng lại; và chân người bước đến. Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước. Trùng điệp một màu xanh lá đước. Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức
biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là
từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào?
Câu 3. Xác định phép điệp trong văn bản
trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng .
Câu 4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị
cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? Câu 5. Chỉ ra TPBL có trong đoạn thơ. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Con về thăm mẹ chiều mưa, Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên. Hạt mưa sợi thẳng, sợi xiên,
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời.
Con đi đánh giặc một đời,
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.
1. Cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên?
2. Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả điều gì? 3. Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con?
4. Bài thơ còn đặt ra vấn đề gì trong cuộc sống hôm nay?
6. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Gió Lào đuổi theo trăng đầu tháng chị Hằng treo chót vót
em nhìn lên trời sao vằng vặc
Bắc Đẩu, Nam Vương, Hoàng Hậu đâu rồi Trăng tháng Năm không giống tháng Mười
chị Hằng chong đèn tay cầm quạt thổi gặt đi anh lúa chín chờ người
a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên. b. Nêu nội dung của đoạn thơ.
c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.
Câu 1. (2.0 điểm)
a. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
b. Nội dung của đoạn thơ: hình ảnh vầng trăng tháng 5