Cho đoạn trích sau:

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU văn THCS CHUẨN (Trang 67 - 69)

- Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó

152.Cho đoạn trích sau:

Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

Câu 1. Xác định PTBĐ chính.

Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu văn sau:

Giọng bà trầm bổng ngân nga như tiếng chuông.

Câu 3. Xác định 4 từ láy có trong đoạn trích trên.

Câu 4. Hình ảnh người bà trong đoạn trích trên được miêu tả thông qua những chi tiết nào?

Câu 5. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong ví dụ sau: Giọng bà trầm

bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống.

Câu 6. Qua đoạn trích trên, hãy nhận xét tình cảm tác giả dành cho bà của mình? Câu 7. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của 2 câu văn sau và kết luận: Tóc bà đen và dày

kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Khi bà mỉm cười, hai con

ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.

153. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tuổi trẻ không chỉ có nghĩa là trẻ tuổi, mà còn có nghĩa là món quà lớn nhất mà cuộc sống dành riêng cho tuổi trẻ. Hãy dùng nó để nhào vào đời, để quyện vào cuộc sống, để trải nghiệm mọi thứ khi còn có thể. Trải nghiệm, đó chính là điều quan trọng nhất. Cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình. Ai rồi cũng đến lúc phải giã từ cuộc sống, nhưng người may mắn hơn, là người sống

được nhiều hơn những người khác. “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất, sống nhiều hơn người khác.” Trải nghiệm sẽ là thầy dạy tốt nhất cho bạn trong cuộc đời mà không bất cứ người thầy nào khác có thể dạy tốt hơn. Kinh nghiệm từ đâu ra nếu không từ trải nghiệm ? Người ta thực sự chỉ học được từ chính trải nghiệm của bản thân mình! Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế sẵn sàng, chủ động: đi những vùng đất mới, thử những món mới, làm những điều mới, học những điều mới, quen những người bạn mới. Bạn cần làm mọi cách để thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt."

Câu 1. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, món quà nào là quý nhất mà cuộc sống ban tặng cho con người? Câu 3. Xác định nội dung của đoạn văn bản trên?

Câu 4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Bạn cần làm mọi cách để thoát ra khỏi

vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt.

Câu 5. Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là gì?

Câu 6. Chỉ ra 1 lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích.

Câu 7. Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong cụm từ: “Tuổi trẻ không

chỉ có nghĩa là trẻ tuổi”.

154. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh ta đều sinh ra, lớn lên và biến đổi. Xã hội loài người cũng vậy. Những gì mà chúng ta thấy ngày hôm nay đều trải qua những thay đổi theo thời gian, nghĩa là đều có lịch sử. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. Mỗi con người, mỗi làng xóm, mỗi dãy phố…, cũng như mỗi dân tộc, đều trải qua những đổi thay theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên. Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình; biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có; biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước. Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.

a. Văn bản trên đã cung cấp cho em hiểu: lịch sử là gì?

b. Dựa vào văn bản trên, em hãy cho biết: tại sao chúng ta cần học lịch sử? c. Em hãy chỉ ra một phép liên kết có trong văn bản trên.

d. Trong tình hình hiện nay, vẫn còn một số học sinh lơ là với bộ môn lịch sử, em hãy đề ra cách học lịch sử sao cho có hiệu quả nhất.

e. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh ta đều sinh ra, lớn lên và biến đổi.

155. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là

nhu cầu không thể thiếu của con người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả. Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa? Câu 1. Đoạn văn bản trên sử dụng PTBĐ chính nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2. Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?

Câu 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ.

Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó?

Câu 5. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng: Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

Câu 6. Vì sao tác giả cho rằng: “Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ”?

157. Đọc đoạn trích dưới đây:

Người dân đang ngày càng cởi mở và có trách nhiệm đối với xã hội và đất nước – một thể hiện rõ nét của ý thức công dân. Nhưng văn hóa tranh biện đang bộc lộ những lỗ hổng, những khiếm khuyết, lệch lạc… khó có thể khắc phục trong một sớm một chiều. Người Việt hiếu thắng khi tranh luận. Người Việt hăng tranh cãi để giành phần hơn, phần thắng nhưng rất thiếu chỗ dựa, cơ sở lý tính đầy đủ và chính xác đề làm sáng tỏ chân lý. Điều này dường như trùng khít với một nhận định được đưa ra trong cuốn “Tâm lý học đám đông” của Gustave Le Bon: “Cái đáng sợ nhất là người ta không nói bằng tiếng nói của bản thân, mà luôn núp sau một tập thể, nâng cao nó thành tiếng nói của một giai tầng trong xã hội và tự cho mình là chính nghĩa tuyệt đối”.

Câu 1: Những khiếm khuyết trong tranh luận của người Việt được tác giả đề cập đến trong văn bản trên là gì?

Câu 2: Chỉ ra 1 lời dẫn trực tiếp?

Câu 3. Chỉ ra TPBL được sử dụng trong văn bản.

Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Chúng ta chỉ có ngôn từ để cãi vã và hơn thua.

Câu 5. Chỉ ra BPTT được sử dụng trong câu văn sau: Nhưng văn hóa tranh biện đang bộc lộ những lỗ hổng, những khiếm khuyết, lệch lạc… khó có thể khắc phục trong một sớm một chiều.

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU văn THCS CHUẨN (Trang 67 - 69)