Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU văn THCS CHUẨN (Trang 59 - 62)

- Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó

134. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc

của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian. Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người. Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.

Câu 1. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích.

Câu 2. Cách loài người có thể tồn tại được tác giả nêu ra trong đoạn trích?

Câu 3. Anh ( chị ) hiểu câu: “ Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự

nhiên” như thế nào?

Câu 4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Người sáng tạo sống với lao động

của mình.

Câu 5. Chỉ ra TPBL có trong đoạn trích và gọi tên.

Câu 6. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng: Mối quan tâm của người sáng

tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.

Câu 7. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến: Người sáng tạo sống với lao động của

mình. Anh ta không cần ai khác. Vì sao?

136. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý. Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của mình. Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro – sân bay Hadena cho từng khách với một thái độ ân cần và kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé 1200 yên cho hành trình này. Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ nhàng và cẩn trọng như chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng cảm ơn hành khách chúng tôi. Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người Nhật trong công việc. Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật không bao giờ có thể làm công việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉ đến vậy.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Thái độ và cách đối đãi của anh lái xe khi hành khách lên & xuống xe như thế

nào?

Câu 3. Vì sao anh lái xe được nhân vật tôi nể phục?

Câu 4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé

vừa là người phục vụ.

Câu 5. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng: Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý. Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ.

Câu 6. Trong cuộc sống nếu thiếu kỷ luật, lúc đó thái độ của mọi người đối với

137. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường gặp người cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình? Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản, cực kì ngắn gọn: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình”. Hãy tôn trọng bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.

Câu 1. Xác định PTBĐ chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào là “định kiến”?

Câu 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng

chết như một bản sao

Câu 4. Chỉ ra 1 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản.

Câu 5. Anh/chị rút ra được bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? Liên hệ thực tế. Câu 6. Vì sao tác giả cho rằng: “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định

kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều.”?

138. Vào một buổi học, thầy giáo mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy nói rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên đó lên củ khoai rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. ... Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! "

C1. Xác định PTBĐ chính của văn bản trên.

C2. Chỉ ra 1 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.

C3. Chỉ ra trạng ngữ được sử dụng trong câu văn sau: Chỉ một lúc sau, chiếc túi của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây.

C4. Cảm giác của học sinh khi đeo bao khoai tây và sau khi bỏ nó? C5. Theo văn bản thì bao khoai tây tượng trưng cho điều gì?

C6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước.

C7. Thông điệp được gửi đi.

139. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

niềm tin và lí tưởng sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ. Đó là những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị. Đó là nơi tiền bạc không quý bằng tình yêu. Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc".

a. Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì?

b. Câu văn "Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc" sử dụng biện pháp tu từ gì?

c. Chỉ ra phép liên kết có trong đoạn văn.

d. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn sau thuộc kiểu câu gì?: "Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ".

e. Từ đoạn văn trên, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa

quan trọng của gia đình trong cuộc sống mỗi con người.

140. Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Một giáo sư giảng về cách quản lí thời gian. Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng đánh gôn. Ông cất lời hỏi sinh viên: “Bình đã đầy chưa?”

– Rồi ạ! – Các sinh viên đồng loạt trả lời.

Giáo sư lại lấy ra một hộp đựng đầy bi đổ vào bình lắc lên cho bi rơi lấp đầy những khoảng trống. Giáo sư hỏi lần nữa: “Bình đã đầy chưa?”.

– Có lẽ đầy rồi ạ! – Các sinh viên ngập ngừng.

Lần này, vị giáo sư lấy ra một xô cát, đổ vào bình, tất nhiên cát lại lấp đầy những khe hở. Ông hỏi lại các sinh viên: “Lần này bình đã đầy chưa?”.

– Thưa, đầy rồi ạ! Các sinh viên nhất loạt đồng thanh.

– Hãy xem này – Vị giáo sư nói và lấy ra hai lon bia đổ vào bình, bia tràn qua những hạt cát và thấm vào đó.

Giáo sư nói: “Bây giờ tôi muốn các bạn tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình!”.

Câu 1: Xác định PTBĐ chính được sử dụng trong ngữ liệu trên.

Câu 2: Xét theo phương châm hội thoại, câu trả lời thứ nhất của các sinh viên : “Rồi ạ!”

đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

Câu 3: Trong ngữ liệu trên, các sự vật được cho vào bình theo một thứ tự như thế

nào? Ta có thể đảo thứ tự các vật được không? Vì sao?

Câu 4: Chỉ ra 1 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản.

Câu 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng đánh gôn.

Câu 6. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng: Một giáo sư giảng về cách quản lí thời gian. Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng đánh gôn.

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU văn THCS CHUẨN (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w