Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nê uở bên dưới:

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU văn THCS CHUẨN (Trang 44 - 45)

Thầy giáo con đôi khi nóng nảy, không phải là không có cớ. Đã bao nhiêu năm, người khó nhọc dạy trẻ. Trừ một vài đứa có nghĩa và ở thuỷ chung với thầy, còn phần đông là những kẻ vong ân, chúng đã phụ lòng tốt của người và không nghĩ đến công lao của người. Hết thảy bọn chúng con đều gieo cho thầy những mối ưu phiền hơn là những sự như ý. Một người hiền lành nhất trên trái đất này, ở vào địa vị thầy, cũng phải đâm ra tức giận. Lắm phen, trong mình khó xử, thầy cũng phải gắng đi làm vì không đến nỗi phải nghỉ, con có biết đâu! Thầy gắt vì thầy đau, nhất là những khi thầy thấy các con biết rõ là thầy yếu lại thừa cơ nghịch ngợm thì thầy đau khổ biết dường nào! Con ơi! Phải kính yêu thầy giáo con. Hãy yêu thầy vì cha yêu thầy và trọng thầy. Hãy yêu thầy, vì thầy đã hy sinh đời thầy để gây hạnh phúc cho biết bao nhiêu đứa trẻ sẽ quên thầy. Hãy yêu thầy vì thầy mở mang trí tuệ và giáo hoá tâm hồn cho con. Rồi đây, con sẽ trưởng thành, thầy cùng cha sẽ không còn ở trên đời này nữa, lúc ấy con sẽ thấy hình ảnh thầy thường hiển hiện ở cạnh cha, lúc ấy con sẽ thấy nét đau đớn và lao khổ trên mặt thầy làm cho con phải cực lòng mặc dầu đã cách hàng 30 năm. Rồi con tự thẹn và con ân hận đã không yêu người và trái đạo với người.

Câu 1: Chỉ ra PTBĐ chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Người cha đã nêu những lí do nào để khuyên người con yêu thầy của mình? Câu 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: Rồi con tự thẹn và con ân hận

đã không yêu người và trái đạo với người.

Câu 4. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong ví dụ sau: Thầy giáo

con đôi khi nóng nảy, không phải là không có cớ. Đã bao nhiêu năm, người khó nhọc dạy trẻ.

Câu 5: Chỉ ra TPBL được sử dụng trong câu sau: Trừ một vài đứa có nghĩa và ở thuỷ

chung với thầy, còn phần đông là những kẻ vong ân, chúng đã phụ lòng tốt của người và không nghĩ đến công lao của người.

Câu 6. Chỉ ra 1 câu rút gọn có trong văn bản. 95. Đọc văn bản sau:

Mỗi lần gặp thất bại trong cuộc sống, tôi lại nghĩ ngay đến câu chuyện của cậu bé Jamie Scott. Ngày đó, Jamie đang thử diễn một vai trong vở kịch của trường. Mẹ cậu bé nói với tôi rằng em đã đặt hết tâm huyết vào vai diễn thử này, mặc dầu trong thâm tâm bà lo sợ con trai mình sẽ không được chọn. Đến ngày nhà trường quyết định chọn vai diễn, tôi theo bà đến trường để đón Jamie. Vừa nhìn thấy mẹ, Jamie chạy vội ngay đến, đôi mắt sáng long lanh ngập tràn hãnh diện và thích thú: “Mẹ ơi, mẹ đoán thử xem nào?", cậu bé la toáng lên rồi nói luôn câu trả lời mà sau này trở thành bài học cho tôi: “Con được cô chọn là người vỗ tay, cổ vũ mẹ ạ!” .

Câu 1. Chỉ ra PTBĐ chính của văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra 2 trạng ngữ có trong văn bản trên và gọi tên.

Câu 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Đến ngày nhà trường quyết định chọn vai diễn, tôi theo bà đến trường để đón Jamie.

Câu 4. Chỉ ra thành phần biệt lập có trong câu văn sau: Vừa nhìn thấy mẹ, Jamie chạy vội ngay đến, đôi mắt sáng long lanh ngập tràn hãnh diện và thích thú: “Mẹ ơi, mẹ

đoán thử xem nào?", cậu bé la toáng lên rồi nói luôn câu trả lời mà sau này trở thành bài học cho tôi: “Con được cô chọn là người vỗ tay, cổ vũ mẹ ạ!” .

Câu 5: Xét về mục đích nói, câu văn "Con được cô chọn là người vỗ tay, cổ vũ mẹ ạ!” thuộc kiểu câu gì? Xác định kiểu hành động nói của cậu vẫn đó.

Câu 6: Vì sao câu trả lời của Jamie lại trở thành “bài học cho tôi"?

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU văn THCS CHUẨN (Trang 44 - 45)