Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU
2.1. Tình hình nhập cư ở Liên minh Châu Âu
Vấn đề nhập cư khơng phải là vấn đề mới phát sinh ở Châu Âu mà sự gia tăng đáng kể của nhập cư vào lục địa này đã bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong giai đoạn 1950 – 1990, tổng số người nước ngồi vào EU tăng gấp 4 lần từ 3,8 triệu (1,7% dân số) trong năm 1950 lên đến 10,9 triệu (3,3% dân số) vào năm 1970 và 15 triệu (4,5% dân số) vào năm 1990. Số lượng người nhập cư trong giai đoạn này tăng mạnh nhất ở Anh và Pháp vốn là hai Đế quốc với lãnh thổ thuộc địa rộng lớn và khi kết thúc chiến tranh, hai nước này đã đĩn nhận một lượng khơng nhỏ những người nhập cư, tị nạn đến từ các thuộc địa cũ [93].
Bước sang thế kỷ XXI, thực trạng nhập cư vào EU vẫn đang tiếp tục gia tăng chưa cĩ dấu hiệu giảm. Từ năm 2001 đến năm 2007, mỗi năm trung bình cĩ khoảng 2 triệu người nhập cư vào EU. Theo số liệu của Trung tâm cải cách châu Âu, tính đến năm 2006, số lượng người nhập cư vào EU là khoảng 18,5 triệu người, chiếm 3,8% tổng dân số EU, nhiều nhất là từ Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc, Albani Algérie [27, tr.59-60]. Số lượng người nhập cư tăng do các nước ban hành hàng chục nghìn giấy phép nhập cư mỗi năm cho các mục đích đồn tụ gia đình (gần 80% trong số 58.700 người đã được chấp nhận cho nhập cư tại Anh vào năm 2007 là phụ nữ và trẻ em) và các mục đích phục vụ lao động cĩ tay nghề cao.
Từ năm 2008 đến năm 2009, EU đĩn hàng nghìn người nhập cư từ châu Phi. Theo số liệu từ cơ quan thống kê châu Âu (Eurosat), riêng năm 2008, EU đĩn khoảng 3,8 triệu người nhập cư, chủ yếu là từ các nước Bắc Phi. Đến năm 2009 con số này tuy cĩ giảm nhưng vẫn ở con số khá cao khoảng 3 triệu người nhập cư vào các nước thành viên của EU. Từ năm 2010 đến nay dân số EU đã vượt qua ngưỡng 500 triệu người. Riêng năm 2011, Eurostat cho biết dân số EU đã tăng 1,4 triệu người (từ 499,7 triệu người lên 501,1 triệu người) và 63% của việc tăng dân
số này (tương ứng với 900.000 người) là người di cư và nhập cư, phần cịn lại là từ sinh nở [24].
Những con số về khủng hoảng nhập cư tại EU trong năm 2015 và năm 2016:
Cuộc khủng hoảng về người di cư ở châu Âu đang gia tăng mạnh, Cơ quan quản lý biên giới châu Âu (Frontex) thống kê, cĩ khoảng 340 000 người di cư từ các nước Syria, Iran, Afghanistan, châu Phi đến châu Âu năm 2015, trong đĩ tháng 7/2015 là 137000 người. Số người di cư trái phép vào EU trong 10 tháng đầu năm 2015 là 1,2 triệu người - con số kỷ lục trong lịch sử EU. Hy Lạp, Italia là những quốc gia cĩ số lượng người di cư nhiều nhất, được xem là “cửa ngõ” của châu Âu. Tại Hy Lạp, con số 473.000 người di cư, tăng gần 10 lần so với cả năm 2014, quốc gia “đầu tàu” của EU là Đức đã tiếp nhận 500.000 người tị nạn [100]. UNHCR cơng bố những con số kỷ lục: từ ngày 8 - 14/8/2015, gần 21.000 người nhập cư vào Hy Lạp, tức là gần bằng 1 nửa số người vượt Đại Tây Dương vào nước này trong cả năm 2014. Italia và Hungary cũng chung số phận khi cùng thời điểm này cũng phải tiếp nhận tới 20.000 và 34.000 người nhập cư mỗi nước. Hơn 17.000 người di cư đã đến Croatia chỉ từ ngày 16/9 – 20/9/2015, thời điểm Hungary phong tỏa đường biên giới với Serbia, quốc gia cũng được xem là nơi trung chuyển để người di cư đi vào các nước Tây Âu. Ngày 18/9/2015, Hungary đã chặn đồn tàu chở người di cư từ Croatia vào nước này sau vụ hơn 4.000 người vượt qua khu vực biên giới giữa hai nước. Trong bối cảnh một loạt quốc gia thuộc khu vực Balkan tuyên bố đĩng cửa biên giới, đồng nghĩa việc phong tỏa các lộ trình của dịng người di cư tìm cách vào các nước Tây Âu. Khu vực biên giới Croatia - Hungary và Slovenia đang trở thành điểm nĩng mới trong cuộc khủng hoảng người nhập cư. Theo thống kê của Tổ chức di dân Quốc tế (IOM), đầu tháng 10/2015 cĩ 541.297 người di cư tới châu Âu và cĩ 2.887 người chết trên biển Địa Trung Hải.
Hơn 31.000 người đã nhập cư vào châu Âu bằng đường biển thơng qua Địa Trung Hải kể từ đầu năm 2016 với đa số người dân đến từ Syria, Afghanistan và Iraq, theo IOM số lượng người đổ về châu Âu trong tháng 1/2016 gấp 21 lần so với năm 2015. Tháng 5/2016, đã cĩ khoảng 189.414 người tị nạn và nhập cư đến Châu Âu con số người chết trên đường di là 1357 người giảm so với người chết năm 2015 [79]. Trong năm 2017, số người nhập cư bất hợp pháp vào EU giảm xuống cịn khoảng 204.300 người, giảm 500.000 người trong năm 2016 [68].
Một thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép “vơ hiệu hĩa” tuyến đường biển chính nối Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, gĩp phần quan trọng trong việc ngăn chặn lượng lớn người di cư tới châu Âu bằng đường biển. Trên một tuyến đường biển khác, nối Bắc Phi với Italy, số người di cư sang châu Âu cĩ giảm nhưng mức độ giảm ít hơn. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Italy, cĩ 119.310 người di cư đã tới châu Âu theo tuyến đường này trong năm 2017, giảm 1/3 so với con số ghi nhận trong năm 2016 [17].
Hình 2.1: Số lượng người di cư từ Syria đến các nước Châu Âu và láng giềng
Số lượng người Syria (triệu) Các nước Trung Đơng và Bắc Phi
Các nước ở Liên minh Châu Âu
Nguồn: United Nations High Commissioner for Refugees (2016), “Syria
Regional Refugee Response: interagency information-sharing portal” and
National Audit Office (2016), “The response to the Syrian refugee crisis –an
international comparison”, UK, SEPTEMBER 2016.
Tuyến đường chính của người di cư đến châu Âu [92]:
- Trung Địa Trung Hải (Italy và Malta): Hơn 120.000 người di cư và người tị nạn đã tới châu Âu qua Địa Trung Hải Trung giữa tháng Giêng và tháng Chín. Hầu hết họ đi trên những chiếc thuyền buơn lậu khởi hành từ Libya, Tunisia, Ai Cập hay. Đây là tuyến đường cực kì nguy hiểm và là nơi xảy ra thảm kịch người di cư trong tháng 10/2013 và tháng 4/2015, khiến cho EU phải kêu gọi
các nước đưa ra một phản ứng khẩn cấp để đối phĩ với tình trạng này. Sang năm 2015, tuyến đường này đã bớt được sử dụng do tình trạng bất ổn gia tăng ở Libya, nhưng vẫn là tuyến đường chính để vào châu Âu của dân di cư ở phía Nam Sahara.
- Đơng Địa Trung Hải (Hy Lạp / Aegean Sea): Đơng Địa Trung Hải đã trở thành các tuyến đường hàng hải chủ yếu của người dân di cư trong năm 2015. Hơn 350.000 người đã vượt qua từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp (phần lớn các hịn đảo Hy Lạp như Lesbos và Kos gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ) trong chín tháng đầu năm 2015. Sự thay đổi hướng di chuyển đến Đơng Địa Trung Hải là do dân di cư của Syria tìm thấy một con đường mới dễ dàng hơn và an tồn hơn đến châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ cho Hy Lạp. Chuyến hành trình ngắn từ Thổ Nhĩ Kỳ đến những hịn đảo Hy Lạp chỉ mất một vài dặm và lại an tồn hơn so với các tuyến đường ở Trung Địa Trung Hải. Một số báo cáo chỉ ra rằng những người tị nạn cĩ thể tự mình thực hiện cuộc hành trình tự mà khơng cần dựa vào những kẻ buơn lậu.
- Tây Balkan (Hungary): Hơn 155.000 người vượt Serbia để đi vào Hungary giữa tháng Giêng và tháng Tám. Hai nhĩm chính đi tuyến đường này đĩ là: người dân ở khu vực Tây Balkan, đặc biệt là từ Kosovo và Albania và người di cư và tị nạn xuất phát từ Hy Lạp để sang các nước cịn lại của Liên minh châu Âu.
Hình 2.2: Những tuyến đường chính của người di cư tới EU
Nguồn: Natalia Banulescu, Bogdan and Susan Fratzke (2015), “Europe’s
Migration Crisis in Context: Why Now and What Next”? ,
http://www.migrationpolicy.org/article/europe-migration-crisis-context-why-now- and-what-next, tải 2/9/2017.