Đặc điểm sinh thái cây Sơn tra và cấu trúc rừng nơi Sơn tra phân bố

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra (Docynia indica Wall. (Decne) tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Trang 41 - 43)

3. Ý nghĩa đề tài

3.1.2. Đặc điểm sinh thái cây Sơn tra và cấu trúc rừng nơi Sơn tra phân bố

3.1.2.1. Đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực phân bố loài Sơn tra

Kết quả điều tra nghiên cứu trên các OTC cho thấy Sơn tra chủ yếu phân bố từ độ cao 1.323–1.755 m so với mực nước biển, độ dốc từ 24 - 28º, các hướng dốc chủ yếu là Đông Nam, Đông Bắc và Tây Nam.

Sơn tra là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát của vùng ôn đới núi cao, nhiệt độ trung bình năm từ 15-180C, lượng mưa từ 1.500 - 3.800 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình khoảng 85%. Ngoài tự nhiên Sơn tra thường mọc rải rác hoặc thành quần thể thuần loài trên trảng cỏ cây bụi, đất nương rẫy cũ, ven rừng.

3.1.2.2. Đặc điểm đất đai khu vực phân bố Sơn tra

Phẫu diện đất được đào ở dưới tán Sơn tra nơi chưa bị đào xới. Mẫu đất được lấy từ các phẫu diện theo 2 độ sâu 0 – 20 cm, 20 – 60 cm. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm đất đai khu vực phân bố loài Sơn tra tại 3 xã Y Tý; Dền Thàng; Pa Cheo cho thấy đất nơi loài Sơn tra phân bố có màu từ xám đen đến xám nhạt, vàng xám, vàng đỏ và đỏ sẫm; thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình và nặng; tỉ lệ đá lẫn từ 1 – 4. Đất ở chân đồi thường có độ mùn dày và xốp nhất sau tiếp đến là sườn và cuối cùng là đỉnh đồi.

33

* Phân loại chất lượng đất dựa vào sự sinh trưởng, phát triển của các quần thể rừng (cây) sống trên đất:

- Chất lượng đất tốt là đất có tỉ lệ mùn cao, có màu xám đen, tơi xốp, tỉ lệ lẫn đá ít, thành phần cơ giới nhẹ, trên đó các quần thể cây sinh trưởng, phát triển tốt, sớm khép tán, ra hoa đậu quả.

- Chất lượng đất trung bình là đất có tỉ lệ mùn ở mức trung bình, đất hơi chặt, thành phần cơ giới trung bình, có màu xám nhạt, các quần thể cây sống trên đó sinh trưởng, phát triển ở mức trung bình.

- Chất lượng đất xấu là đất có tỉ lệ mùn ít, độ chặt cao, lẫn đá nhiều trên đó quần thể cây sinh trưởng chậm, khép tán muộn.

Hình 3.7. Thu thập phẫu diện đất nơi loài Sơn tra phân bố

3.1.2.3. Sự phân bố cây Sơn tra trong các OTC

Các OTC lập trên các vị trí địa hình chân, sườn, đỉnh đồi với các chất lượng đất khác nhau, sự phân bố cây Sơn tra theo các cấp tuổi khác nhau cũng khác nhau và được tổng hợp trong bảng 3.2.

34

Bảng 3.2. Phân bố cây Sơn tra trung bình trên 01 ha

Vị trí địa hình Chất lượng đất Số lượng cây Sơn tra trung bình/ha ở tuổi 1

- 3

Số lượng cây Sơn tra trung bình/ha ở tuổi

4 - 5

Số lượng cây Sơn tra trung bình/ha ở tuổi 6- 10 Chân Tốt 730 250 40 Sườn 1.050 860 180 Đỉnh 340 280 250 Chân Trung bình 570 320 120 Sườn 800 620 150 Đỉnh 280 200 200 Chân Xấu 350 400 30 Sườn 480 350 110 Đỉnh 190 180 180

Qua bảng 3.2 cho thấy sự phân bố cây Sơn tra trong các OTC chủ yếu là các cây tuổi 1-3 chiếm số lượng nhiều nhất sau đó đến cấy tuổi 4-5 và cuối cùng ít nhất là tuổi 6-10. Chất lượng đất tốt có sự phân bố cây Sơn tra nhiều nhất, tuổi 1-3 trung bình dao động từ 340-1.050 cây/ha; tuổi 4-5 trung bình dao động từ 250-860 cây/ha và tuổi 6-10 trung bình dao động từ 40-250 cây/ha. Tiếp đến là chất lượng đất trung bình sự phân bố cây Sơn tra tuổi 1-3 trung bình dao động từ 280-800 cây/ha; tuổi 4-5 trung bình dao động từ 200-620 cây/ha và tuổi 6-10 trung bình dao động từ 120-200 cây/ha. Cuối cùng là chất lượng đất xấu sự phân bố cây Sơn tra ít nhất, tuổi 1-3 trung bình dao động từ 190-480 cây/ha; tuổi 4-5 trung bình dao động từ 180-400 cây/ha và tuổi 6-10 trung bình dao động từ 30-180 cây/ha.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra (Docynia indica Wall. (Decne) tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)