3. Ý nghĩa đề tài
3.3. Bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra trên 6 năm tuổi
3.3.1. Hiệu quả kinh tế trồng cây Sơn tra trên địa bàn nghiên cứu
Kết quả ước tính ban đầu hiệu quả kinh tế trồng cây Sơn tra trên địa bàn huyện Bát Xát được thể hiện qua các bảng sau:
46
Bảng 3.12 (a). Chi phí trồng 1 ha cây Sơn tra trên địa bàn nghiên cứu
Đơn vị tính: đồng/ha
STT Hạng mục công việc Đơn vị tính Số lượng Đơn Giá (Đồng) Chi phí cho 6 năm (Đồng) Chi phí cho 7 năm (Đồng) 1 Chi phí cơ bản 40.800.000 46.300.000
1.1. Giống cây Sơn tra 6.600.000 6.600.000
1.1.1 Cây giống trồng chính Cây 1.200 5.000 6.000.000 6.000.000 1.1.2 Cây giống trồng dặm
(10%) Cây 120 5.000 600.000 600.000
1.2. Phân hữu cơ bón lót
(1kg/1 gốc) Kg 1.200 1.000 1.200.000 1.200.000 1.3. Phân tổng hợp NPK bón thúc (0,3kg/gốc/năm) Kg 360 15.000 32.400.000 37.800.000 1.4. Thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học (2 lọ/1 năm) Lọ 2 50.000 600.000 700.000
2 Chi phí tăng thêm 116.200.000 126.400.000
2.1 Công lao động 270 200.000 74.000.000 78.000.000
2.1.1
Công phát thực bì ban đầu chuẩn bị hố, cuốc hố, vận chuyển bón lót phân, trồng cây Công 250 200.000 50.000.000 50.000.000 2.1.2 Công phát cỏ, chăm sóc bón thúc, vun gốc hàng năm (20 công/năm) Công 20 200.000 24.000.000 28.000.000 2.2 Công cụ lao động 37.200.000 43.400.000
2.2.1 Dao phát (4 cái/năm) Cái 4 50.000 1.200.000 1.400.000 2.2.2 Máy cắt cây, tỉa cành
(1cái/ năm) Cái 1 3.000.000 18.000.000 21.000.000 2.2.3 Máy phát cỏ
(1 cái/năm) Cái 1 3.000.000 18.000.000 21.000.000
2.3 Chi phí vận chuyển 5.000.000 5.000.000
Tổng chi phí cho chu
kỳ 157.000.000 172.700.000
( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)
Cây Sơn tra trồng khoảng 6 năm bắt đầu cho quả và từ năm thứ 7 trở đi năng suất cho quả đã ổn định. Theo kết quả điều tra trên địa bàn nghiên cứu cho thấy tổng chi phí trồng 1 ha cây Sơn tra đến năm thứ 6 là 157.000.000 đồng và đến năm thứ 7 là
47
172.700.000 đồng. Trong đó chi phí trung gian là 40.800.000 đồng (tính đến năm thứ 6) và 46.300.000 đồng (tính đến năm thứ 7) trong đó chủ yếu bao gồm: chi phí cho cây giống (1.200 cây/ha; chi phí cho phân hữu cơ bón lót; chi phí cho phân NPK bón thúc hàng năm và chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật).
Chi phí tăng thêm bao gồm: Công lao động (công phát thực bì ban đầu chuẩn bị hố, cuốc hố, vận chuyển bón lót phân, trồng cây, công phát cỏ, chăm sóc bón thúc, vun gốc hàng năm). Tính đến năm thứ 6 chi phí hết 74.000.000 tiền công và tính đến năm thứ 7 là 78.000.000 đồng. Ngoài ra chi phí tăng thêm còn có công cụ lao động (Dao phát, máy cắt cây, tỉa cành, máy phát cỏ) và chi phí vận chuyển.
Chi phí trung gian cho năm thứ 06 và 7 như sau:
Bảng 3.12 (b). Chi phí trung gian trồng 1 ha cây Sơn tra trên địa bàn nghiên cứu
Đơn vị tính: đồng/ha
STT Hạng mục công việc Đơn vị
tính
Số
lượng Đơn giá (Đồng) Tổng chi phí (đồng/ha)
1 Phân tổng hợp NPK bón thúc (0,3kg/gốc/năm) năm thứ 6 Kg 360 15.000 5.400.000 Phân tổng hợp NPK bón thúc (0,5kg/gốc/năm) năm thứ 7 Kg 480 15.000 7.200.000 2 Thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học (6 lọ/1 năm/ha) năm thứ 6 Lọ 6 50.000 300.000 Thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học (4 lọ/1 năm/ha) năm thứ 7 Lọ 8 50.000 400.000 3 Công phát cỏ, chăm sóc bón thúc, vun gốc hàng năm (20 công/năm/ha) năm thứ 6 Công 20 200.000 4.000.000 Công phát cỏ, chăm sóc bón thúc, vun gốc hàng năm (30 công/năm/ha) năm thứ 7 Công 30 200.000 6.000.000
4 Khấu khao máy móc
thiết bị năm thứ 6 Máy 2
Nguyên giá/năm
48
STT Hạng mục công việc Đơn vị
tính Số lượng Đơn giá (Đồng) Tổng chi phí (đồng/ha)
Khấu khao máy móc
thiết bị năm thứ 7 Máy 2
Nguyên giá/năm
sử dụng (7) 5.143.000 5 Chi phí khai thác, vận
chuyển trung bình năm 5.000.000
Tổng chi phí năm thứ 6 (IC) 20.700.000
Tổng chi phí năm thứ 7 (IC) 23.743.000
Như vậy, từ năm thứ 3 trở đi, chi phí trồng cây Sơn tra chủ yếu là Chi phí chăm sóc và khấu hao tài sản cố định đã được đầu tư ban đầu, với .
Năng suất trồng cây Sơn tra trên 1 ha được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 3.13. Tổng năng suất trồng cây Sơn tra trên 1 ha
Đơn vị tính: đồng/ha STT Hạng mục Mật độ (Cây/ha) Sản lượng (Kg/ha) Đơn giá (Đồng/kg) Thành tiền (Đồng/ha) 1
Quả Sơn tra tươi thu hoạch năm thứ 6 (20
kg/cây)
160 3.200 10.000 32.000.000
2
Quả Sơn tra tươi thu hoạch năm thứ 7 (25
kg/cây)
150 3.750 10.000 37.500.000
( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)
Từ khi trồng cây Sơn tra đến năm thứ 6 , mật độ cây cong lại trung bình là 160 cây/ha; Cây bắt đầu cho quả và năng suất thu được bình quân khoảng 20 kg quả tươi/ 1 cây và từ năm thứ 7 mật độ còn lại là 150 cây/ha; cây Sơn tra cho năng suất ổn định cây cho quả nhiều hơn, bình quân khoảng 25 kg quả tươi/1 cây.
Với giá bán bình quân tại thời điểm điều tra là khoảng 10.000 đồng/ 1 kg. Như vậy thu nhập trồng 1 ha cây Sơn tra từ năm 1 đến năm thứ 6 thu được khoảng 32.000.000 đồng; Nhưng từ năm thứ 7 trở đi thu được 37.500.000 đồng trở lên, tùy
49
theo sự thuận lợi của thời tiết; khả năng chăm sóc, làm cỏ, bón phân của các chủ vườn, các hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu.
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất Sơn tra của các hộ nông dân được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế trồng cây Sơn tra trên 1 ha của các hộ điều tra
STT Chỉ tiêu
Năm thứ 6 Năm thứ 7
Giá trị (Đồng) Giá trị (Đồng)
1 Giá trị sản xuất (GO) 32.000.000 37.500.000
2 Chi phí trung gian (IC) 20.700.000 23.743.000
3 Giá trị gia tăng (VA) 11.300.000 13.757.000
Các chỉ tiêu hiệu quả
TT Chỉ tiêu so sánh ĐV tính Năm 2016 Năm 2017
1 GO/IC Lần 1,546 1,579
2 VA/IC Lần 0,546 0,579
Số liệu bảng trên cho thấy:
Năm thứ 6: Trung bình của các hộ trồng Sơn tra có giá trị sản xuất đạt 32.000.000 đồng/1ha/năm; Với mức chi phí trung gian (IC) là 20.700.000 đồng thì giá trị gia tăng (VA) thực tế nhận được là 11.300.000 đồng/ha/năm.
Từ năm thứ 7 trở đi cây cho quả ổn định giá trị sản xuất đạt 37.500.000 đồng/1ha/năm; Với mức chi phí trung gian (IC) là 23.743.000 đồng thì giá trị gia tăng (VA) thực tế nhận được là 13.757.000 đồng/ha/năm.
Hiệu quả tài chính của đầu tư, cụ thể như sau:
Năm thứ 6: Tỷ lệ GO/IC đạt 1,546 lần, tức là cứ bỏ ra 1.000 đồng chi phí trong năm thì thu được 1.546 đồng. Tỷ lệ VA/IC đạt 0,546 lần, tức là có bỏ ra 1.000 đồng chi phí đầu tư trong năm thì thu được 546 đồng giá trị gia tăng (lợi nhuận).
Năm thứ 7: Tỷ lệ GO/IC đạt 1,579 lần, tức là cứ bỏ ra 1.000 đồng chi phí trong năm thì thu được 1.579 đồng. Tỷ lệ VA/IC đạt 0,579 lần, tức là có bỏ ra 1.000 đồng chi phí đầu tư trong năm thì thu được 579 đồng giá trị gia tăng (lợi nhuận).
50
Như vậy hiệu quả kinh tế từ trồng cây Sơn tra chỉ ở mức trung bình, giá trị gia tăng năm thứ 6 là 11.300.000 đồng/1 ha/năm và từ năm thứ 7 trở đi là 13.757.000 đồng/1 ha/năm, nhưng với mô hình trồng Sơn tra này bà con nông dân vùng núi có thể tận dụng được nguồn lao động sẵn có, tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình và người dân, tăng thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
3.3.2. Hiệu quả xã hội trồng cây Sơn tra trên địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình trồng cây Sơn tra thông qua các chỉ tiêu: Khả năng thu hút lao động, hệ số phân bố lao động trong chu kỳ kinh doanh và tỷ lệ đóng góp thu nhập từ mô hình trong thu nhập của hộ gia đình. Căn cứ vào biện pháp kỹ thuật thực hiện các mô hình rừng trồng và mức độ đầu tư thực tế tại địa phương, tiến hành tính toán mức đầu tư lao động cho các mô hình rừng trồng Sơn tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.15. Khả năng thu hút lao động của các mô hình trồng cây Sơn tra
TT Mô hình Số năm trồng (năm) Tổng cộng (công) BQ công/ năm (công) Hệ số K 1 Trồng Sơn tra 6 370 61.67 1 2 Trồng Sơn tra 7 390 55.71 1
Với 1 ha trồng cây Sơn tra đến năm thứ 6 cần khoảng 370 công lao động và bình quân thu hút khoảng 61.67 công/năm và trồng đến năm thứ 7 cần khoảng 390 công và bình quân thu hút khoảng 55.71 công/năm. Với hệ số phân bố lao động trong chu kỳ kinh doanh (K) lớn nhất bằng 1, khi đó số công lao động các năm trong chu kỳ kinh doanh bằng nhau và đó chính là mô hình có hệ số phân bố lao động tốt nhất.
Như vậy mô hình rừng trồng sơn tra là một mô hình có hiệu quả xã hội cao là mô hình có khả năng sử dụng nhiều lao động, phân bố lao động đều trong chu kỳ kinh doanh đồng thời tỷ lệ đóng góp vào thu nhập của hộ gia đình lớn, giải quyết được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
51
3.3.3. Hiệu quả môi trường do trồng cây Sơn tra mang lại trên địa bàn nghiên cứu
Hiệu quả môi trường của các mô hình trồng rừng là rất quan trọng đối với hành tinh của chúng ta. Trước đây, con người chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả trước mắt mà không chú ý đến hiệu quả môi trường. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả môi trường của các mô hình trồng cây Sơn tra là có ý nghĩa quan trọng, tăng thêm tính thuyết phục cho phát triển bền vững cây Sơn tra ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Sơn tra là một loài cây đa tác dụng: Vừa có tác dụng lấy quả đem lại hiệu quả kinh tế, vừa có tác dụng phòng hộ rất tốt, vỏ của cây Sơn tra rất dày nên ngăn cản được lửa rừng tốt.
Huyện Bát Xát nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung với các đồng bào dân tộc thiểu số trên vùng núi cao trên 1000 m so với mặt nước biển như vậy, khí hậu lạnh quanh năm nên rất ít loài cây có thể sống và phát triển được. Sơn tra là loài cây bản địa cũng là loài cây thích hợp sinh trưởng, phát triển tốt đối với vùng núi nơi có địa hình cao như vậy. Sơn tra mọc trên đỉnh núi còn có tác dụng tăng độ che phủ của rừng và chống sói mòn đất.
3.4. Những thuận lợi và khó khăn của địa phương khi thúc đẩy phát triển cây Sơn tra tại huyện Bát Xát Sơn tra tại huyện Bát Xát
3.4.1. Những thuận lợi của huyện Bát Xát khi trồng cây Sơn tra
Được sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện trong việc chỉ đạo phát triển diện tích cây Sơn Tra và được đưa vào cây chủ lực để phát triển kinh tế vùng cao tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Chính quyền và nhân dân trong huyện, các xã nghiên cứu tích cực ủng hộ và tham gia phát triển cây Sơn tra, lấy giống từ rừng tự nhiên mang về rừng gia đình trồng rải rác ở các xã.
Trên địa bàn huyện Bát Xát, nhất là các xã Y Tý, Dền Thàng và Pa Cheo có loài cây Sơn tra phân bố tự nhiên từ lâu đời, hiện trên địa bàn nghiên cứu vẫn còn nhiều cây mọc rải rác hoặc mọc thành quần thể trong rừng tự nhiên; người dân được giao đất giao rừng đã tận dụng nhằm phục tráng những cây đã có để thu hoạch quả, mang lại hiệu quả đáng kể, tuy nhiên sản lượng không cao như những cây trồng mới theo dự án, với những giống cây Sơn tra được tuyển chọn cần thận.
52
Cây Sơn Tra là cây có tác dụng kép vừa thúc đẩy kinh tế phát triển, mang lại thu nhập nâng cao mức sống cho người dân và có tác dụng lớn trong bảo vệ môi trường, cây Sơn Tra được sử dụng làm cây trồng rừng phòng hộ. Cây Sơn Tra là cây trồng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội: Điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển cây Sơn Tra, Giá trị kinh tế cao đem lại nhiều lợi ích cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Là cây có đa tác dụng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi chọc, kinh tế. Hiện nay, nhiều mô hình trồng Sơn Tra trên địa huyện Bát Xát, cụ thể tại xã Y Tý, xã Dền Thàng, xã Pa Cheo, v.v...của huyện Bát Xát đang rất thành công.
Người dân thu hoạch chủ yếu bán tại Chợ địa phương, cũng có sự vận hành của hệ thống phân phối quả và các sản phẩm từ quả Sơn Tra tạo ra sự linh hoạt trong cung ứng nguyên liệu cho các ngành chế biến khác nhau khi có nhu cầu. Sản phẩm từ Sơn Tra có thể được chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau có giá trị.
3.4.2. Những khó khăn, thách thức phát triển cây Sơn tra tại địa phương
Cây Sơn Tra đang cho thu hoạch chủ yếu là diện tích mọc tự nhiên trong những cánh rừng được người dân phục tráng, việc quản lý, chăm sóc và tác động các biện pháp kỹ thuật khó thực hiện được, nên chất lượng, sản lượng quả cho thu hoạch hàng năm không đảm bảo và ổn định.
Những khu rừng trồng cây Sơn tra theo Dự án Trồng rừng bảo vệ môi trường (JIFPRO) là một chương trình được tài trợ bởi Tổ chức Lâm nghiệp Nhật Bản (JFF) thông qua Trung tâm hợp tác Quốc tế và xúc tiến Lâm nghiệp Nhật Bản (JIFPRO). Dự án được triển khai từ tháng 7 năm 2013, cây còn non năng suất thu hoạch quả chưa cao, nên chưa thấy hết được hiệu quả kinh tế từ loài cây này mang lại.
Chưa có tổ chức, hội, nhóm hội liên kết của các hộ dân để tổ chức, quản lý bảo vệ và tiêu thụ sản phẩm nên việc thu hái sản phẩm, giá bán chưa đồng nhất. Cây Sơn Tra được tiến hành tự phát, nhân dân trồng và phát triển theo kinh nghiệm là chính nên đã dẫn đến việc trồng, thu hoạch còn nhiều bất cập.
Việc quan tâm của các ngành, chính quyền địa phương đối với đề án còn ít, nên hiệu quả chưa cao. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ về giống chậm, việc tuân thủ đúng kỹ thuật chăm sóc của người dân chưa cao. Diện tích trồng Sơn Tra tập trung nhỏ, có hướng dẫn kỹ thuật, những cây còn nhỏ, chưa ra quả.
53
Địa hình nơi trồng phức tạp, xa nhà, đường đi lại phức tạp cho việc vận chuyển quả sau thu hái, dẫn đến quả dễ bị dập sau khi vận chuyển. Người dẫn thu hái theo tính tự phát, không theo thời điểm dẫn đến giá trị quả thấp, giá Sơn Tra quả tươi người dân bán ra còn thấp.
Chưa tổ chức tốt các khâu thông tin về giá cả thị trường cho các tác nhân trong chuỗi. Sản phẩm đạt chất lượng cao còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu thị trường, dẫn đến các cơ sở chế biến gặp khó khăn. Việc quảng bá thương hiệu để nâng cao giá trị của Sơn Tra còn hạn chế.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng và chăm sóc của người dân còn hạn chế nên năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp; Chưa liên kết được với các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Đồng thời, giá cả thị trường không ổn định; chưa xây dựng được chuỗi cung ứng sản phẩm quả an toàn, chưa có cơ sở sản xuất quả được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP...
3.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm năng cao hiệu quả kinh tế cây Sơn tra trên địa bàn nghiên cứu tra trên địa bàn nghiên cứu
3.5.1 Các biện pháp về kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng vườn cây Sơn tra
* Giai đoạn cây Sơn tra trồng từ 2-3 năm
Chăm sóc rừng Sơn tra chưa khép tán 2 lần trong năm cụ thể như sau: Lần 1 cần phải phát sát gốc toàn diện thực bì, dãy cỏ, cuốc lật và vun gốc đường kính 1,0 – 1,2m, cuốc lật sâu 10 - 15cm vào khoảng tháng 3 đến tháng 4. Lần 2 phát gốc toàn diện thực