Những thuận lợi của huyện Bát Xát khi trồng cây Sơn tra

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra (Docynia indica Wall. (Decne) tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Trang 60 - 61)

3. Ý nghĩa đề tài

3.4.1. Những thuận lợi của huyện Bát Xát khi trồng cây Sơn tra

Được sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện trong việc chỉ đạo phát triển diện tích cây Sơn Tra và được đưa vào cây chủ lực để phát triển kinh tế vùng cao tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Chính quyền và nhân dân trong huyện, các xã nghiên cứu tích cực ủng hộ và tham gia phát triển cây Sơn tra, lấy giống từ rừng tự nhiên mang về rừng gia đình trồng rải rác ở các xã.

Trên địa bàn huyện Bát Xát, nhất là các xã Y Tý, Dền Thàng và Pa Cheo có loài cây Sơn tra phân bố tự nhiên từ lâu đời, hiện trên địa bàn nghiên cứu vẫn còn nhiều cây mọc rải rác hoặc mọc thành quần thể trong rừng tự nhiên; người dân được giao đất giao rừng đã tận dụng nhằm phục tráng những cây đã có để thu hoạch quả, mang lại hiệu quả đáng kể, tuy nhiên sản lượng không cao như những cây trồng mới theo dự án, với những giống cây Sơn tra được tuyển chọn cần thận.

52

Cây Sơn Tra là cây có tác dụng kép vừa thúc đẩy kinh tế phát triển, mang lại thu nhập nâng cao mức sống cho người dân và có tác dụng lớn trong bảo vệ môi trường, cây Sơn Tra được sử dụng làm cây trồng rừng phòng hộ. Cây Sơn Tra là cây trồng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội: Điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển cây Sơn Tra, Giá trị kinh tế cao đem lại nhiều lợi ích cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Là cây có đa tác dụng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi chọc, kinh tế. Hiện nay, nhiều mô hình trồng Sơn Tra trên địa huyện Bát Xát, cụ thể tại xã Y Tý, xã Dền Thàng, xã Pa Cheo, v.v...của huyện Bát Xát đang rất thành công.

Người dân thu hoạch chủ yếu bán tại Chợ địa phương, cũng có sự vận hành của hệ thống phân phối quả và các sản phẩm từ quả Sơn Tra tạo ra sự linh hoạt trong cung ứng nguyên liệu cho các ngành chế biến khác nhau khi có nhu cầu. Sản phẩm từ Sơn Tra có thể được chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau có giá trị.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra (Docynia indica Wall. (Decne) tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)