Đặc điểm Sinh trưởng của cây Sơn tra 4-5 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra (Docynia indica Wall. (Decne) tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Trang 48 - 54)

3. Ý nghĩa đề tài

3.2.2. Đặc điểm Sinh trưởng của cây Sơn tra 4-5 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau

Cặp so sánh /UD1.3/ /UHvn/ /UDt/ U/2 Kết luận

Tốt - Trung bình 2.09 2.10 18.81 1.96 H0D-, H0H-, H0Dt- Trung bình – Xấu 2.08 2.59 10.30 1.96 H0D-, H0H-, H0Dt- Tốt – Xấu 4.17 4.69 29.10 1.96 H0D-, H0H-, H0Dt- Các cặp so sánh về sinh trưởng D1.3, HVN, DT trên 3 chất lượng đất tốt, trung bình và xấu đều có /UD1.3/; /UHvn/; /UDt/ > U /2 như vậy có sự sai khác giữa 2 mẫu về dấu hiệu quan sát điều đó chứng tỏ H0D-, H0H-, H0Dt- nghĩa là các chỉ tiêu sinh truởng của cây Sơn tra 1 – 3 tuổi về đường kính ngang ngực trung bình, chiều cao vút ngọn trung bình, đường kính tán trung bình trên các chất lượng đất khác nhau là khác nhau rõ rệt. Điều này khẳng định chất lượng đất có phân hoá rõ rệt ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Sơn tra 1 – 3 tuổi.

* Tóm lại: Địa hình không ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Sơn tra. Các chất lượng đất khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến sự sinh trưởng của cây Sơn tra. Chất lượng đất tốt cho sự sinh trưởng phát triển của cây Sơn tra ở tuổi 1-3 là cao nhất với đường kính ngang ngực trung bình ở cả 3 vị trí chân, sườn, đỉnh là 7.21 cm; Chiều cao vút ngọn trung bình ở cả 3 vị trí chân, sườn, đỉnh 8.89 m và đường kinh tán trung bình ở cả 3 vị trí chân, sườn, đỉnh là 1,36 m.

3.2.2. Đặc điểm Sinh trưởng của cây Sơn tra 4-5 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau nhau

Tiếp tục theo dõi sinh trưởng của cây Sơn tra 4-5 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau kết quả thể hiện trong bảng sau. (mật độ từ 70-80cây/OTC)

Bảng 3.6. Sinh trưởng cây Sơn tra 4 - 5 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau Chất lượng đất Vị trí địa hình D1.3 (cm) H VN (m) DT (m) Đánh giá chất lượng cây (%) Tốt TB Xấu Tốt Chân 13.44 12.76 1,65 60.00 32.00 8.00 Sườn 12.27 12.90 1,66 75.58 10.47 13.95 Đỉnh 12.46 13.11 1,65 64.29 21.43 14.29 TB 12.72 12.92 1,65 66.62 21.30 12.08

40 Trung bình Chân 8.38 8.03 1,33 34.38 37.50 28.13 Sườn 8.79 8.47 1,34 32.26 24.19 43.55 Đỉnh 8.10 8.55 1,35 25.00 60.00 15.00 TB 8.42 8.35 1,34 30.54 40.56 28.89 Xấu Chân 4.73 4.80 1,03 20.00 30.00 50.00 Sườn 4.89 4.34 1,04 17.14 51.43 31.43 Đỉnh 4.61 4.61 1,03 27.78 33.33 38.89 TB 4.74 4.58 1,033 21.64 38.25 40.11

Qua bảng 3.6 cho thấy các cây Sơn tra ở tuổi 4 -5 có sự sinh trưởng, phát triển khá mạnh.

Trên chất lượng đất tốt, đường kính ngang ngực trung bình ở 3 vị trí chân, sườn đỉnh là 12.72 cm, chiều cao vút ngọn trung bình 12.92 m và đường kính tán trung bình là 1,65 m, 66.62 % cây phát triển tốt, 21.30 % cây phát triển trung bình và 12.08 % cây xấu.

Trên chất lượng đất trung bình, đường kính ngang ngực trung bình ở 3 vị trí chân, sườn đỉnh là 8.42 cm, chiều cao vút ngọn trung bình 8.35 m và đường kính tán trung bình là 1,34 m, 30.54 % cây phát triển tốt, 40.56 % cây phát triển trung bình và 28.89 % cây xấu.

Trên chất lượng đất xấu, đường kính ngang ngực trung bình ở 3 vị trí chân, sườn đỉnh là 4.74 cm, chiều cao vút ngọn trung bình 4.58 m và đường kính tán trung bình là 1,03 m, 21.64 % cây phát triển tốt, 38.25 % cây phát triển trung bình và 40.11 % cây xấu.

Để đánh giá ở tuổi 4 - 5 sự sinh trưởng, phát triển của cây Sơn tra có phụ thuộc vào vị trí địa hình và các chất lượng đất hay không ta tiếp tiếp tục so sánh các khoảng sai lệch mẫu biến dị. Kết quả so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Sơn tra 4 - 5 tuổi ở các vị trí địa hình khác nhau trên cùng một chất lượng đất được thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.7: Kết quả so sánh sinh trưởng D1.3, HVN, DT của cây Sơn tra 4 – 5 tuổi trên 3 vị trí địa hình của cùng một chất lượng đất

Chất lượng

đất Cặp so sánh /UD1.3

41 Chất lượng đất Cặp so sánh /UD1.3 / /UHvn/ /UDt/ U/2 Kết luận Tốt Chân - Sườn 0.83 0.10 0.70 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Sườn - Đỉnh 0.14 0.15 0.75 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Chân - Đỉnh 0.69 0.25 0.05 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Trung bình Chân - Sườn 0.29 0.31 1.03 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Sườn - Đỉnh 0.49 0.06 0.23 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Chân - Đỉnh 0.19 0.37 1.26 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Xấu Chân - Sườn 0.11 0.32 0.70 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Sườn - Đỉnh 0.19 0.19 0.99 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Chân - Đỉnh 0.08 0.13 0.29 1.96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Từ kết quả ở bảng trên cho thấy các cặp so sánh đều có /UD1.3/; /UHvn/; /UDt/ < Uα/2 chứng tỏ sinh trưởng về D1.3, HVN, DT của cây Sơn tra 4 - 5 tuổi trong các OTC trên các vị trí địa hình trong cùng một chất lượng đất không có sự khác nhau nhiều. Như vậy vị trí địa hình không ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của loài cây Sơn tra ở tuổi 4-5.

Kết quả so sánh về sự sinh trưởng của cây Sơn tra trên các chất lượng đất khác nhau được thể hiện trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả so sánh sinh trưởng D1.3, HVN, DT của cây Sơn tra 4 – 5 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau

Cặp so sánh /UD1.3/ /UHvn/ /UDt/ U/2 Kết luận

Tốt - Trung bình 3.04 3.23 22.21 1.96 H0D-, H0H-, H0Dt- Trung bình - Xấu 2.60 2.66 21.50 1.96 H0D-, H0H-, H0Dt- Tốt - Xấu 5.65 5.89 43.71 1.96 H0D-, H0H-, H0Dt- Các cặp so sánh về sinh trưởng D1.3, HVN, DT của cây Sơn tra tuổi 4 – 5 trên 3 chất lượng đất tốt, trung bình và xấu đều có /UD1.3/; /UHvn/; /UDt/ > U /2 chứng tỏ các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính ngang ngực trung bình, chiều cao trung bình và đường kính tán trung bình của loài cây Sơn tra 4 – 5 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau là khác nhau rõ rệt. Điều này khẳng định chất lượng đất phân hoá rất rõ sinh trưởng của cây Sơn tra 4 – 5 tuổi.

42

* Tóm lại: Sự sinh trưởng và phát triển của cây Sơn tra ở tuổi 4 - 5 không chịu sự ảnh hưởng nhiều của yếu tố địa hình mà chịu sự ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố đất đai. Ở chất lượng đất tốt, đất nhiều nhiều mùn, thành phần cơ giới nhẹ, đất lẫn ít đá cho sự sinh trưởng, phát triển của cây tốt nhất với đường kính ngang ngực trung bình ở cả 3 vị trí chân, sườn, đỉnh là 12.72 cm; chiều cao vút ngọn trung bình ở cả 3 vị trí chân, sườn, đỉnh 12.92 m và đường kinh tán trung bình ở cả 3 vị trí chân, sườn, đỉnh là 165.31 m 66.62 % cây phát triển tốt 21.30 cây phát triển trung bình và 12.08 % cây xấu.

Ở chất lượng đất xấu cho kết quả sinh trưởng phát triển của cây Sơn tra kém nhất với với đường kính ngang ngực trung bình ở cả 3 vị trí chân, sườn, đỉnh là 4.74 cm; Chiều cao vút ngọn trung bình ở cả 3 vị trí chân, sườn, đỉnh 4.58 m và đường kinh tán trung bình ở cả 3 vị trí chân, sườn, đỉnh là 1,03 m.

3.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của cây Sơn tra 6 - 10 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau

Sinh trưởng của Sơn tra ở giai đoạn trên 6 - 10 tuổi được tổng hợp vào bảng sau. (Mật độ trung bình khoảng 30-40cây/OTC) tính ra Dt

Bảng 3.9. Sinh trưởng của cây Sơn tra 6 – 10 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau Chất lượng đất Vị trí địa hình D1.3 (cm) H VN (m) DT (m) Đánh giá chất lượng cây (%) Tốt TB Xấu Tốt Chân 16.50 14.25 4,74 25.00 50.00 25.00 Sườn 16.28 14.17 4,73 27.78 50.00 22.22 Đỉnh 16.08 14.44 4,72 48.00 24.00 28.00 TB 16.29 14.29 4,73 33.59 41.33 25.07 Trung bình Chân 12.25 10.83 3,71 33.33 41.67 25.00 Sườn 12.27 10.00 3,72 33.33 40.00 26.67 Đỉnh 13.05 10.55 3,69 40.00 40.00 20.00 TB 12.52 10.46 3,94 35.56 40.56 23.89 Xấu Chân 8.67 7.33 2,67 0.00 66.67 33.33 Sườn 8.09 7.09 2,65 27.27 36.36 36.36

43

Đỉnh 8.11 7.28 2,66 16.67 27.78 55.56

TB 8.29 7.23 2,66 14.65 43.60 41.75

Qua số liệu bảng 3.9 cho thấy đường kính ngang ngực trung bình của cây Sơn tra trong độ tuổi 6 – 10 ở 3 vị trí chân, sườn, đỉnh và trên các chất lượng đất khác nhau dao động trong khoảng từ 8.09 – 16.50 cm. Cao nhất là cây mọc trên chất lượng đất tốt ở vị trí chân đồi với 16.50 cm và thấp nhất là cây mọc trên chất lượng đất xấu ở vị trí sườn đồi với 8.09 cm.

Chiều cao vút ngọn trung bình của cây Sơn tra trong độ tuổi 6 – 10 ở 3 vị trí chân, sườn, đỉnh và trên các chất lượng đất khác nhau dao động trong khoảng từ 7.09 – 14.44 m. Cao nhất là cây mọc trên chất lượng đất tốt ở vị trí đỉnh đồi với 14.44 m và thấp nhất là cây mọc trên chất lượng đất xấu ở vị trí sườn đồi với 7.09 m.

Đường kính tán trung bình của cây Sơn cây Sơn tra trong độ tuổi 6 – 10 ở 3 vị trí chân, sườn, đỉnh và trên các chất lượng đất khác nhau dao động trong khoảng từ 4,67 – 4,73 m. Cao nhất là cây mọc trên chất lượng đất tốt ở vị trí sườn đồi với 4,73 m và thấp nhất là cây mọc trên chất lượng đất xấu ở vị trí chân đồi với 4,67 m.

Ở cùng một vị trí chân đồi nhưng trên các chất lượng đất khác nhau sự sinh trưởng của Sơn tra trong độ tuổi 6 -10 tuổi có sự chênh lệch nhau khá lớn với chất lượng đất tốt đường kính ngang ngực là 16.50 cm; Chất lượng đất trung bình đường kính ngang ngực là 12.25 cm và ở chất lượng đất xấu đường kính ngang ngực là 8.67 cm. Chiều cao vút ngọn cũng có sự khác nhau. Cao nhất là cây Sơn tra trên đất tốt với chiều cao vút ngọn trung bình là 14.25 m, tiếp đến là chất lượng đất trung bình với chiều cao vút ngọn trung bình là 10.83 m và thấp nhất là sự sinh trưởng trên chất lượng đất xấu với chiều cao vút ngọn trung bình là 7.33 m.

Ở vị trí sườn đồi trên các chất lượng đất khác nhau sự sinh trưởng của cây Sơn tra giai đoạn 6 – 10 tuổi cũng khác nhau với đường kính ngang ngực trên chất lượng đất tốt là 16.28 cm, đất trung bình là 12.27 cm và đất xấu là 8.09 cm. Chiều cao vút ngọn trung bình ở vị trí sườn đồi trên chất lượng đất tốt là 14.17 m, đất trung bình là 10.00 m và đất xấu là 7.09 m. Đường kính tán trung bình ở vị trí sườn đồi trên chất lượng đất tốt là 3,73 m, đất trung bình là 3,71, đất xấu là 3,68 m.

44

Ở vị trí đỉnh đồi trên các chất lượng đất khác nhau sự sinh trưởng của cây Sơn tra giai đoạn 6 – 10 tuổi cũng khác nhau với đường kính ngang ngực trên chất lượng đất tốt là 16.08 cm, đất trung bình là 13.05 và đất xấu là 8.11 cm. Chiều cao vút ngọn trung bình ở vị trí đỉnh đồi trên chất lượng đất tốt là 14.44 m, đất trung bình là 10.55 m và đất xấu là 7.28 m. Đường kính tán trung bình ở vị trí đỉnh đồi trên chất lượng đất tốt là 2,73 m, đất trung bình là 2,70 m, đất xấu là 2,69 m.

Để đánh giá sự khác nhau về các chỉ tiêu sinh trưởng trên các vị trí địa hình khác nhau, trên các chất lượng đất khác nhau có ý nghĩa và sai khác thực sự hay không ta tiến hành so sánh đánh giá độ sai tiêu chuẩn mẫu giữa các chỉ tiêu sinh trưởng, kết quả được thể hiện trong các bảng sau.

Kết quả so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng về D1.3 ,HVN , DT của cây Sơn tra giai đoạn 6 – 10 tuổi ở các vị trí địa hình khác nhau trong cùng một chất lượng đất được thể hiện trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả so sánh sinh trưởng D1.3, HVN, DT của cây Sơn tra 6 – 10 tuổi trên 3 vị trí địa hình ở cùng một chất lượng đất

Chất lượng đất Cặp so sánh /UD1.3/ /UHvn/ /UDt/ U/2 Kết luận Tốt Chân - Sườn 0.16 0.06 0.77 1,96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Sườn - Đỉnh 0.14 0.19 0.24 1,96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Chân - Đỉnh 0.30 0.13 0.53 1,96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Trung bình Chân - Sườn 0.01 0.59 0.38 1,96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Sườn - Đỉnh 0.55 0.39 0.64 1,96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Chân - Đỉnh 0.57 0.20 1.01 1,96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Xấu Chân - Sườn 0.41 0.17 0.96 1,96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Sườn - Đỉnh 0.01 0.13 0.57 1,96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Chân - Đỉnh 0.39 0.04 1.53 1,96 H0D+, H0H+, H0Dt+ Từ số liệu ở bảng trên cho thấy các cặp so sánh đều có /UD1.3/; /UHvn/; /UDt/ < Uα/2 chứng tỏ sinh trưởng về D1.3, HVN, DT của các cây Sơn tra 6 – 10 tuổi trên các OTC ở các vị trí địa hình trong cùng một chất lượng đất không có sự khác nhau nhiều. Điều này chứng tỏ các vị trí địa hình không ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của loài cây Sơn tra.

45

Tiếp tục so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Sơn tra 6 – 10 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau. Kết quả thể hiện qua bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả so sánh sinh trưởng D1.3, HVN, DT của cây Sơn tra 6 – 10 tuổi trên các chất lượng đất khác nhau

Cặp so sánh /UD1.3/ /UHvn/ /UDt/ U/2 Kết luận

Tốt - Trung bình 2.66 2.70 1.54 1.96 H0D-, H0H-, H0Dt+ Trung bình – Xấu 2.99 2.28 1.77 1.96 H0D-, H0H-, H0Dt+ Tốt – Xấu 5.65 4.99 3.31 1.96 H0D-, H0H-, H0Dt- Các cặp so sánh về sinh trưởng D1.3, HVN, DT của cây Sơn tra 6 – 10 tuổi trên 3 chất lượng đất tốt, trung bình và xấu, cho thấy kết quả /UD1.3/; /UHvn/ > Uα/2, chỉ có cặp so sánh ở chất lượng đất tốt - trung bình và trung bình - xấu có /UDT/ < Uα/2 về đường kính tán. Tuy nhiên vẫn có thể kết luận rằng các chất lượng đất khác nhau phân hoá rất rõ sinh trưởng của cây Sơn tra 6 – 10 tuổi.

* Tóm lại: Sự sinh trưởng và phát triển của cấy Sơn tra ở tuổi 6 – 10 không chịu ảnh hưởng nhiều của các vị trí địa hình mà chịu ảnh hưởng lớn của chất lượng đất. Chất lượng đất khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của cây Sơn tra khác nhau. Trên chất lượng đất tốt ở 3 vị trí chân, sườn, đỉnh đồi cây Sơn tra có các chỉ tiêu sinh trưởng tốt nhất với đường kính ngang ngực trung bình là 16.29 cm;Chiều cao vút ngọn trung bình là 14.29 m và đường kính tán trung bình là 172.86 m. Tiếp đến là chất lượng đất trung bình với 3 vị trí chân , sườn đỉnh có đường kính ngang ngực trung bình là 12.52 cm, chiều cao vút ngọn là 10.46 m và đường kính tán trung bình là 170.68 m. Thấp nhất là chất lượng đất xấu trên 3 vị trí chân, sườn, đỉnh đồi có có đường kính ngang ngực trung bình là 8.29 cm, chiều cao vút ngọn là 7.23 m và đường kính tán trung bình là 168.18 m.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và bước đầu dự tính hiệu quả kinh tế của cây Sơn tra (Docynia indica Wall. (Decne) tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)