7. Đóng góp của đề tài
2.2.2. Quan niệm về các hiện tượng tự nhiên
Trong quá trình khai phá tự nhiên, con người luôn khao khát giải thích gửi gắm ước muốn chinh phục thế giới tự nhiên xung quanh mình. Trong buổi đầu lao động vất vả bằng những công cụ lao động thô sơ nhưng những ước mơ, khát vọng của họ là không có giới hạn. Phải đặt ước mơ, khát vọng ấy vào hiện thực cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả mới thấy họ lạc quan yêu đời và mạnh mẽ làm sao. Sự quan sát tinh tường bao nhiêu, sự hiểu biết càng phong phú bấy nhiêu, yêu cầu giải thích tự nhiên do đó mà nảy sinh. Tất cả đều được phản ánh thông qua các sáng tác dân gian.
Dân tộc Ngái, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, trong quá trình tiến hành lao động sản xuất, việc tìm hiểu tự nhiên, tác động vào tự nhiên để đúc kết thành những kinh nghiệm sống có ý nghĩa sống còn đối với họ. Do đó, vấn đề nhận thức thế giới tự nhiên đã trở thành một nhu cầu, thành động lực thôi thúc họ. Một phần sản phẩm trí tuệ, kinh nghiệm của người Ngái đã đúc kết trong những sáng tác văn học dân gian. Cho nên, những sáng tác dân gian đó thể hiện quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của con người trong quá trình sinh sống, thông qua mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.
Người Ngái có truyện kể: “Sự tích ngày mang chủng” (Lời kể của cô Thẩm Thị Gấm, 62 tuổi, dân tộc Ngái, tại Tam Thái, Hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên)
Qua câu chuyện, người Ngái xưa đã thể hiện những quan niệm tích cực về vũ trụ, nhân sinh trong cuộc sống. Theo quan niệm của họ vào những ngày mang chủng trời thường đổ mưa, giúp mùa màng bội thu, tươi tốt. Trong quá trình lao động, bằng việc tác động vào vào giới tự nhiên con người đã hiểu được vai trò quan trọng mang tính chất quyết định của giới tự nhiên đối với sự sống còn của họ. Mặc dù có thể con người chưa hiểu được họ là một bộ phận, một sản phẩm đặc biệt của tự nhiên, gắn liền với tự nhiên, nhưng họ ý thức được rằng giới tự nhiên cung cấp cho họ những gì cần thiết cho cuộc sống như nước, không khí, đất, mà nếu thiếu chúng thì con người không thể tồn tại được.
Người lao động luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để có một mùa màng bội thu. Để đạt được mong muốn đó, họ cần phải có sự ủng hộ của tự nhiên. Chính vì vậy
con người dần ý thức được rằng để nâng cao hiệu quả lao động thì cần phải hiểu tự nhiên. Trải qua những năm tháng lao động vất vả, các hiện tượng tự nhiên cứ lặp đi lặp lại và nhờ vậy con người dần dần tích lũy được những kiến thức về các hiện tượng tự nhiên, đúc kết được thành kinh nghiệm phục vụ cho sản xuất:
“Sáng sớm thấy mặt trời lên thì trời hôm ấy sẽ đẹp”
(Lời của bà Dương Thị Lỷ, 80 tuổi, tại Đông Hưng, Lục Ngạn, Bắc Giang).
Trong lời hát dân gian của người Ngái, thiên nhiên là một chủ đề quen thuộc, nó thể hiện cái nhìn và thái độ ứng xử của con người đối với thiên nhiên. Con người sống gắn bó với giới tự nhiên, dựa vào tự nhiên và đối mặt với tự nhiên nhưng không phải lúc nào giới tự nhiên cũng chiều theo ý muốn của con người. Mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thực sự là mối quan hệ máu thịt, không tách rời nhau. Trong mối quan hệ đó, con người luôn đứng ở vị tí trung tâm, nhận thức về giới tự nhiên, tác động và cải tạo giới tự nhiên nhưng không đối lập với giới tự nhiên. Tuy nhiên do nhận thức còn hạn chế, công cụ lao động còn thô sơ, bản thân con người lại quá nhỏ bé nên trước vũ trụ bao la và bí hiểm khôn lường, con người không có khả năng chi phối tự nhiên, luôn lo sợ trước các hiện tượng tự nhiên. Do bất lực trước tự nhiên nên con người phải cầu viện đến sức mạnh của trời đất, từ đó họ cho rằng luôn có một thực thể tinh thần sinh ra và chi phối các sự vật hiện tượng và cả bản thân họ. Chẳng hạn, trước hiện tượng lũ lụt, họ không thể giải thích tại sao lại có nhiều mưa đến thế, cuối cùng họ nghĩ rằng do con người đã làm điều gì đó sai trái với trời đất nên trời đất nổi giận và trừng phạt. Rõ ràng, trong cách suy nghĩ của người Ngái dù đã bộc lộ yếu tố thần linh siêu hình nhưng những yếu tố tích cực vẫn là chủ đạo. Đó là tinh thần lạc quan, yêu đời, là ý thức về sự tác động của con người đến tự nhiên. Sự tác động đó mang tính chủ động, tích cực và sáng tạo. Vì thế con người luôn thể hiện được vai trò trung tâm của mình, chủ động đối phó với những tình huống bất lợi và làm chủ bản thân mình, tác động một cách có ý thức nhằm tìm hiểu tự nhiên để thích nghi và cải tạo tự nhiên. Người lao động đã biết lợi dụng những điều kiện sẵn có trong tự nhiên để nâng cao thành quả lao động. Điều này đã cho thấy tư duy của họ đã vượt trước điều kiện kinh tế xã hội lúc bấy giờ.
nghiệm quý báu. Tuy nhiên, khi làm việc đó con người hoàn toàn dựa vào sự quan sát, nhờ óc cảm nhận tài tình chứ không phải đã dựa vào tri thức khoa học. Điều đáng quý là những nhận thức đó lại đúng với thực tiễn.
Trước sức mạnh to lớn của giới tự nhiên, qua các hiện tượng tự nhiên, với những biến động của thời tiết và khí hậu gây ra, vì trình độ nhận thức còn hạn chế nên con người cảm thấy bất lực và do vậy trong suy nghĩ của họ xuất hiện yếu tố thần linh. Bên cạnh đó chúng ta cũng bắt gặp những tư tưởng lạc quan, tin vào khả năng con người có thể chế ngự được sức mạnh của của tự nhiên, có thể hạn chế những rủi ro do tự nhiên gây ra. Qua lao động, con người đã làm cho giới tự nhiên bộc lộ ra những thuộc tính, những quy luật vốn có, đó là mối liên hệ phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Điều đó cho thấy các sự vật, các hiện tượng không hề tồn tại một cách biệt lập, tách rời nhau mà có sự tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ, mưa nhiều ngày thì sẽ dẫn đến lũ lụt, nắng nhiều ngày thì sẽ dẫn đến nạn hạn hán, tất cả đều ảnh hưởng đến đời sống của con người. Sự nhận thức các hiện tượng của tự nhiên đã giúp cho người dân có được những kinh nghiệm về giới tự nhiên và biết lợi dụng tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình. Vì vậy, người Ngái trước khi làm công việc gì đó, chẳng hạn như gieo mạ, làm đất, gặt lúa, thì người dân đều theo dõi các hiện tượng tự nhiên, nhìn lên trời quan sát trăng sao, mây, sấm chớp hoặc theo dõi hoạt động của các loài vật. Dựa vào những kinh nghiệm, người dân mới quyết định nên hay không làm một việc gì đó.
“Tố thén sến nhét thểu lạt, mổ díu thén sến lu lók sùi” (Đêm nhiều sao thì nắng, đêm vắng sao thì mưa) hay
“Mắc mĩ phúi ề lók sùi
Mắc mĩ phúi cố nhét thểu, phúi ề thén dĩm” (Chuồn chuồn bay thấp thì trời mưa.
Bay cao thì trời nắng, bay vừa thì trời râm).
(Lời của bà Dương Thị Lỷ, 80 tuổi, tại Đông Hưng, Lục Ngạn, Bắc Giang).
Để có cái ăn, cái mặc và chỗ ở con người phải lao động vất vả, luôn luôn phải chống chọi với những bất lợi của thiên nhiên. Nhờ việc cải tiến công cụ lao động mà
con người biến đổi được thiên nhiên, biến những vùng đất hoang vu thành đồng ruộng phì nhiêu nuôi sống mình. Khi con người biết chế tạo công cụ lao động tức là lúc con người đã hoạt động có ý thức, có mục đích. Chẳng hạn, con người biến cây rừng thành bàn ghế, thành cột nhà hay thành củi than, chính là con người đã chinh phục giới tự nhiên, bắt giới tự nhiên phục vụ cho mục đích của mình “rừng cây gỗ quý” thể hiện khát vọng tìm tòi, cách thức để chinh phục, khám phá tự nhiên của con người.
Trải qua hàng nghìn năm lao động và sản xuất, hết thế hệ này đến thế hệ khác, con người đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu, nhờ vậy óc sáng tạo của con người cũng được mở mang hơn. Mặc dù cuộc sống còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên nhưng nổi trội vẫn là tinh thần con người hướng tới việc từng bước làm chủ tự nhiên. Xuất phát từ mục đích thiết thực là làm thế nào làm cây lúa cho năng suất cao, người nông dân ý thức được rằng họ không thể trông chờ vào sự may rủi hay nhờ vào đấng tối cao, thần linh nào cả, mà phải do nỗ lực của bản thân. Vì vậy họ đã dồn hết tâm sức, trí tuệ và sự cần cù để tìm ra những biện pháp tối ưu trong lao động sản xuất. Chính trong lao động vất vả người nông dân đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu về thời tiết, khí hậu, đất đai, nhờ thế họ hiểu được tự nhiên, thuận theo tự nhiên để có được mùa màng bội thu.