Mối quan hệ giữa con người với con người trong đời sống

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong sáng tác dân gian của dân tộc Ngái (Trang 61)

7. Đóng góp của đề tài

3.2.2. Mối quan hệ giữa con người với con người trong đời sống

3.2.2.1. Mối quan hệ trong gia đình

Gia đình chính là “xã hội đầu tiên” của con người, là cầu nối giữa con người với xã hội, là nơi chuyển giao văn hóa giữa các thế hệ trong gia đình, gia đình là nơi phát huy những giá trị văn hóa truyền thống vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc, là bến đỗ bình yên cho mỗi người, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Gia đình là cái nôi, cơ sở nền tảng bồi dưỡng và hình thành nhân cách của con người, là tình cảm thiêng liêng như tình cảm vợ chồng; cha mẹ, con cái; anh chị em trong gia đình. Vì vậy tình cảm gia đình đó luôn in đậm trong tâm trí mỗi người và in đâm trong những sáng tác dân gian của người Ngái.

* Mối quan hệ vợ chồng thiêng liêng

Tình cảm vợ chồng thiêng liêng, cao cả đó được thể hiện trong những sáng tác dân gian của người Ngái. Qua đó người Ngái thể hiện quan niệm nhân sinh sâu sắc và ý nghĩa. Trong cuộc sống vợ chồng có biết bao bộn bề, lo toan thì tình yêu dần cũng được đòi hỏi nhiều hơn nhưng cốt lõi vẫn là lòng chung thủy trong tình yêu. Chung thủy là dù trong bất kì hoàn cảnh nào, dù giàu sang hay nghèo đói, dù khỏe mạnh hay ốm đau, trẻ trung hay già yếu, gần nhau hay xa cách, khi thất bại hay thành công thì người vợ và người chồng vẫn luôn gắn bó mật thiết, một lòng một dạ với nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng giải quyết những khó khăn, chăm sóc, chỉ bảo con cái, phụng dưỡng bố mẹ lúc về già.

Lời của cô gái trong bài thơ, cô vừa về nhà chồng, chăm lo phụng dưỡng cha mẹ chồng, để chồng đi học thành tài, một lòng một dạ chờ đợi chồng, sự thủy chung son sắt:

Tôi mười lăm tuổi lấy chồng Bố mẹ tôi cho chồng tôi đi học Tôi tiễn chồng đến trường học Chồng tôi lòng đầy lo lắng

Người không học thì không thành tài”

Chồng ơi! Chồng ở lại học đường đọc kinh thư Em về nhà chăm cha chăm mẹ.”

Sự thương yêu, chung thủy đó còn được thể hiện qua bài hát đối đáp sau:

Chồng:

Em ơi ở nhà chăm chỉ, chịu khó lấy cây đay dệt vải Lúc rảnh rỗi thì ra ngõ đợi anh về

Anh đi khoảng tám năm, mười năm

Vợ:

Em bưng chén trà vàng đến đầu ngõ cách mười chi Em xin hỏi khi nào chồng về

Anh đi khoảng tám năm, mười năm không có thông tin.

(Lời của bà Dương Thị Lỷ, 80 tuổi, Đông Hưng, Lục Ngạn, Bắc Giang).

Trong xã hội xưa, trong đó có người Ngái, chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ”, uy quyền của người chồng đã làm cho người vợ rất cực khổ, người vợ không còn biết gì đến tự do, luôn phải sống trong lễ nghĩa, phép tắc bó buộc “tam tòng, tứ đức”. Số phận của người vợ giống “như hạt mưa sa”, sự cực khổ của người phụ nữ nói chung xét đến cùng là do chế độ phong kiến gây nên, một chế độ trao quyền “gả bán” trong việc hôn nhân.

“Tôi mười lăm tuổi, bố mẹ ép tôi lấy chồng Tôi lại tiễn chồng đi học

Chồng tôi vào trường Khuyên chồng đừng lo sợ Nhớ lấy cái chữ

Chồng tôi học xong trở về nhà Em vẫn ở nhà nuôi mẹ già”

Tuy nhiên, bằng tình yêu thương gia đình, với lòng thủy chung sắc son với người chồng, người vợ biết vượt qua những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống hôn nhân - gia đình, kết quả của tình yêu đó đã vượt qua được bức tường thành của lễ giáo phong kiến, giữa vòng vây của thứ lễ giáo nghiệt ngã.

Chồng (đi tòng quân mười năm):

Trở về quê hương nước sông trong nhìn thấy em Hai hàng lệ mắt em rơi

Không biết bố mẹ độc ác hay chị em dâu hằn thù.

Vợ (lau nước mắt):

Anh ơi! em nhớ người thương em khóc

Em gặt áo không phải bố mẹ độc ác, không phải chị em hằn thù Em nhớ người thương lệ mắt em rơi.

(Lời của bà Dương Thị Lỷ, 80 tuổi, tại Đông Hưng, Lục Ngạn, Bắc Giang).

Bất hạnh thay những người vợ có chồng nhưng không có con, khổ cực bao điều, mang tiếng xấu, họ không có quyền lên tiếng.

“Cổng sau nhà tôi có cây cổ thụ Buổi sáng nào hoa cũng rụng

Hoa rụng đầy mặt sân” (Hoa nở nhưng không có quả)

Trong xã hội người Ngái xưa, người phụ nữ bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ luôn phải làm lụng, cung phục chồng con, chịu biết bao cay đắng, tủi nhục; không được quyền quyết định số phận của mình, quan hệ vợ chồng không được coi trọng. Ở mặt nào đó họ còn bị đánh đập, vùi dập, xô đẩy… không thương tiếc.

“Anh ơi! Anh lại đến

Chồng em đánh em rất nhiều Tay trái lấy áo lau nước mắt Tay phải chỉ về phía anh đi Anh về đi, anh về đi.

Trong khi phản ánh những quan hệ tốt của con người, của gia đình và xã hội, văn học dân gian của người Ngái còn là vũ khí sắc bén để lên án, phê phán những đối tượng xấu trong xã hội. Những sáng tác dân gian hài hước, châm biếm một lần nữa

chứng tỏ sự thông minh, tinh thần lạc quan và tinh thần đấu tranh của dân tộc Ngái. Không những thể hiện tiếng cười mỉa mai, mua vui mà còn chứa đựng những bài học răn dạy, giáo huấn cho con người, không chỉ tạo tiếng cười mà đằng sau tiếng cười ấy, ta nhận ra nhiều điều lớn lao, có khi đơn thuần chỉ là lời nhắc nhở nhẹ nhàng trước một hiện tượng nào đó trong xã hội, nhưng cũng có khi là những giọt nước mắt xót xa hòa lẫn với tiếng cười. Đối tượng của những bài hát Sường cô chủ yếu là người lao động, tác giả dân gian lên tiếng phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười, hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc đời. Tiếng cười châm biếm được tạo nên bởi những thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản, nói quá. Thể hiện tâm hồn lạc quan và những quan niệm nhân sinh sâu sắc trong cuộc sống vất vả lo toan của người Ngái xưa.

Tác giải dân gian đã lấy hình thức đối đáp nam nữ, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật tạo nên sắc thái mỉa mai, chế giễu nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà lại chứa đựng ý nghĩa phê phán sâu sắc đối với thói khoe khoang, khoác lác của những chàng trai người Ngái xưa.

Chàng trai:

Em ơi! Nhìn em hái rau bằng rổ vàng Rổ vàng hái rau, treo móc vàng

Nồi vàng nấu cơm, mui vàng múc

Cô gái:

Anh chỉ nói khoác thôi Anh rổ rách hái rau Không có móc vàng treo Anh nồi vỡ nấu cơm Làm cháy cơm ăn.

(Lời của bà Dương Thị Lỷ, 80 tuổi, tại Đông Hưng, Lục Ngạn, Bắc Giang).

* Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái

Nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản mà người Ngái truyền lại là cha mẹ có bổn phận sinh thành, yêu thương, dưỡng dục con cái cho đến lúc trưởng thành, còn con cái phải có nghĩa vụ yêu kính, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ. Bởi dù có khó khăn

nghèo khổ đến đâu thì tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái vẫn dạt dào như sóng biển. Yêu kính cha mẹ là cần phải cố gắng học tập thành đạt để làm rạng danh gia đình, dòng họ. Sinh con ra chịu biết bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn, cha mẹ chỉ mong muốn con cái khôn lớn nên người. Tình cảm thiêng liêng ấy được bồi đắp từ thuở nhỏ qua tiếng ru ầu ơi của bà, của mẹ.

Em yêu ngủ cho ngoan để mẹ đi cấy Mẹ đi cấy chưa về

Con đỉa cắn chân mẹ

Mẹ rửa chân để ngủ cùng em.”

Sự trưởng thành, khôn lớn của con cái là niềm vui, hạnh phúc của bậc làm cha, làm mẹ.

“Nhà họ Trúc không có con trai Có con gái, con gái xin bố đi học Bố bảo con gái không được đi học Nếu con đi học thì ai trông nhà cửa Con gái thay quần áo con trai Sau bảo với bố “Bố cho con đi học” Con học xong về chăm sóc bố mẹ về già”

(Lời của bà Dương Thị Lỷ, 80 tuổi, tại Đông Hưng, Lục Ngạn, Bắc Giang).

Tuy nhiên, qua lời hát thấy được những hạn chế trong quan niệm của người Ngái “Trọng nam khinh nữ” đậm nét trong văn hóa phương Đông, chịu ảnh hưởng của Nho giáo “Bố bảo con gái không được đi học”, nếu muốn đi học họ phải cải trang thành nam “Con gái thay quần áo con trai”. Bởi tư tưởng nho giáo đã bó hẹp người phụ nữ cả đời chỉ trong phạm vi gia đình không thể vươn ra ngoài xã hội. Tư tưởng này đã ăn sâu vào tâm thức của biết bao thế hệ người Ngái nói riêng và người Việt nói chung. Tuy nhiên ngày nay đã có sự bình đẳng hơn, ai cũng được cắp sách tới trường, thực hiện những mơ ước mình theo đuổi.

* Mối quan hệ anh chị em trong gia đình

Trong gia đình, anh chị em phải biết “kính trên, nhường dưới”. Làm anh chị phải biết thương yêu, nhường nhịn, bao bọc các em, phải luôn gương mẫu. Ngược lại,

làm em phải đúng đạo làm em, phải biết vâng lời cha mẹ, anh chị, lễ phép với bề trên. Anh chị em phải hết lòng thương yêu, đoàn kết, bảo ban nhau, sống cho xứng đáng với mong mỏi của ông bà, cha mẹ, thể hiện qua những câu hát sau:

Nhờ anh em đông mà tôi được đi hát …”

Hay:

“Chị em đến chơi không có gạo nấu cơm

Mời chị em uống chén trà cho mát lòng mát dạ” “Tôi già, tôi khổ

Giọng hát tôi run run

Vì nhà tôi đông chú bác, con trai, con rể. Già rồi vẫn hát được bài”

“Hai chị em cùng đi lấy chồng

Mười bảy, mười tám có con trai con gái Mười chín, hai mươi xây nhà, xây cửa”

(Lời hát của bà Dương Thị Lỷ, 80 tuổi, tại Lục Ngạn, Bắc Giang) “Hai chị em cùng giã gạo

Giã phải con gà mái

Em gái sợ nhảy vào chum”

(Lời bài hát của cô Lâm Thị Dung, dân tộc Ngái, tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên) 3.2.2.2. Tình yêu đôi lứa trong sáng tác văn học dân gian của người Ngái

Tình yêu đôi lứa được thể hiện phong phú trong các sáng tác dân gian của người Ngái. Những bài hát đối đáp giao duyên thường được sáng tác điều kiện khác nhau. Nam nữ người Ngái thường gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi cùng lao động, trong những ngày hội hè, vui xuân. Một trong những hình thức thể hiện sự giao duyên đó là những cuộc hát đối đáp nam nữ. Bài hát đối đáp có hai phần: Một phần là của cô gái, một phần là của chàng trai. Hầu hết các câu hát, bài ca trong hai phần đó là những lời đối đáp bổ sung cho nhau thành một nội dung hoàn chỉnh của tình yêu nam nữ. Trong những bài hát đối đáp nam nữ, họ thường hay nói đến những cuộc gặp gỡ của chàng trai và cô gái trong khung cảnh lao động. Tình cảm gắn bó giữa nam nữ, do đó, thường được biểu hiện trong mối quan hệ khăng khít với

PHẦN KẾT LUẬN

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên một lãnh thổ, mỗi dân tộc có những sắc thái riêng, nét văn hóa riêng, giá trị văn học riêng… Sự phát triển độc lập nhưng lại có sự hòa quyện bình đẳng, chúng bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hoá, văn học dân tộc. Người Ngái không cư trú tập trung thành bản làng mà sinh sống xen kẽ với các dân tộc khác như Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu... Với sự phong phú của cảnh quan, môi trường, địa cư sống đã tác động rất lớn đến đời sống tinh thần của người Ngái, làm nên một đời sống văn hóa, văn học dân gian khá phong phú, đa dạng qua đó họ thể hiện những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh sâu sắc có giá trị lớn cho đến ngày nay.

Sáng tác dân gian của dân tộc Ngái là món ăn tinh thần không thể thiếu, phản ánh nhận thức của nhân dân lao động về thiên nhiên, đất nước, về lao động sản xuất, về đối nhân xử thế trong cuộc sống, chế giễu những thói hư tật xấu, những áp bức bất công, ca ngợi những điều thiện, thể hiện những cung bậc cảm xúc trong tình yêu, phản ánh những quan hệ gia đình xã hội. Qua những sáng tác dân gian, chúng ta hiểu hơn về bản sắc văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và vẻ đẹp tâm hồn của họ, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Ngái.

Trong sáng tác dân gian của người Ngái, quan niệm về vũ trụ trở thành thuộc tính trong tâm thức và trong mọi hoạt động đời sống sinh hoạt của họ. Thông qua những sáng tác dân gian ở các thể loại thần thoại, truyền thuyết, dân ca hoặc tín ngưỡng dân gian, người Ngái đã thể hiện quan niệm của mình về sự hình thành trời đất, con người và muôn loài, đồng thời phản ánh ước mơ, khát vọng được sống hòa hợp với tự nhiên.

Quan niệm nhân sinh trong sáng tác dân gian của người Ngái là hệ thống những tư tưởng, quan niệm của con người Ngái về cuộc sống, số phận con người, về các giá trị của con người trong cuộc đời được thể hiện qua những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích... thông qua đó nhằm giáo dục con người hướng tới những hành vi, thái độ, đạo đức phù hợp với chuẩn mực.

Nhưng để lưu giữ những giá trị đó trong sáng tác dân gian của người Ngái là vô cùng khó khăn bởi những giá trị đó đang đứng trước nguy cơ mai một, những sáng

tác dân gian hiện nay của dân tộc Ngái còn lại vô cùng ít ỏi, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về sáng tác dân gian của người Ngái. Nếu không có ý thức bảo tồn, gìn giữ thì những giá trị tốt đẹp trong đó sẽ bị mất đi.

Nguyên nhân do đâu mà những sáng tác dân gian của dân tộc Ngái ít ỏi trong kho tàng sáng tác dân gian Việt Nam? Do dân số ít, cư trú không tập trung, chủ yếu là xen kẽ với các dân tộc khác. Họ không có chữ viết riêng, chưa có ý thức ghi chép lại (phiên âm bằng chữ Việt) các sáng tác dân gian của cha ông để truyền lại. Những người biết nói tiếng Ngái hiện nay còn lại rất ít chỉ tập trung ở những bậc cao niên, thế hệ trẻ hầu nhưng không biết về tiếng của dân tộc mình. Vậy cần làm gì để bảo lưu những giá trị tốt đẹp trong sáng tác dân gian?

Người Ngái cần phải có ý thức lưu giữ và truyền dạy tiếng nói của dân tộc mình bởi “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”

lời dăn dạy của Bác Hồ đến nay vẫn còn nguyên giá trị không chỉ với tiếng Việt mà đối với tất cả các tiếng nói khác trên đất nước, nhất là những dân tộc ít người như dân tộc Ngái. Nếu không giữ gìn và nhân rộng tiếng nói của dân tộc mình đến một lúc nào đó tiếng nói ấy sẽ mất, đồng nghĩa với dân tộc đó không còn tồn tại. Chỉ có ngôn ngữ riêng thì mới có thể bảo lưu, phát triển được những giá trị văn học dân gian mang sắc thái đặc trưng riêng của người Ngái.

Người Ngái cần phải khôi phục, duy trì, nhân rộng những lễ hội truyền thống của dân tộc mình như lễ hội Trông trăng, lễ hội Kỳ Yên… từ đó giúp cho các thế hệ sau biết rõ hơn về những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Như GS, TS Phan Đăng Nhật khẳng định “Toàn bộ kho tàng khổng lồ văn hóa của các dân tộc thiểu số vốn sống trong môi trường cộng đồng, được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển trong môi trường này, phục vụ cuộc sống vật chất và tinh thần của cộng đồng. Phải trả nó về cộng đồng, công chúng để họ giữ gìn và phát triển trong môi trường gốc” [32].

Khơi dậy sức sáng tạo chủ động của người Ngái. Bởi chính họ là người giữ vai trò quyết định trong việc lưu truyền, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, văn học đặc sắc của dân tộc mình. Những bài hát Sường cô, những bài tang ca… sẽ

được truyền dạy lại cho các thế hệ trẻ hoặc ghi âm, ghi hình truyền lại cho các thế hệ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong sáng tác dân gian của dân tộc Ngái (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)