7. Đóng góp của đề tài
3.2.1. Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên
Trong mối quan hệ với tự nhiên, sáng tác dân gian của người Ngái thể hiện rõ quan điểm họ sống dựa vào tự nhiên, hài hòa với tự nhiên và biết cải tạo tự nhiên phục vụ con người.
Thực tế đã cho thấy rằng, con người trong mọi sinh hoạt đời sống và nhận thức của mình đều có mối quan hệ sâu sắc với thế giới tự nhiên, với mục đích cải tạo thế giới tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình. Tuy nhiên, việc cải tạo giới tự nhiên không phải là vấn đề đơn giản, đòi hỏi con người phải hiểu được các hiện tượng của tự nhiên, vạch ra được các thuộc tính, nắm được các quy luật vận động và phát triển của nó. Trải qua quá trình lao động, người Ngái đã hiểu được rằng, giữa họ và giới tự nhiên có mối quan hệ mật thiết. Do đó, thái độ của người Ngái là tôn trọng thế giới tự nhiên, sống hòa mình vào trong tự nhiên. Bên cạnh đó họ cũng ý thức được vai trò của con người trong việc cải tạo thế giới tự nhiên. Bản thân người Ngái cũng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của lao động trong đời sống. Yêu lao động đã mang lại cho họ niềm vui, hạnh phúc. Nơi trao gửi yêu thương của những chàng trai, cô gái người Ngái xưa.
Chàng trai:
Em chặt củi thì cứ chặt củi
Không việc gì thì đừng ngửa mặt lên trời Em chặt củi thì được bao nhiêu bó
Cô gái:
Anh đi bộ thì cứ đi bộ
Không có việc gì thi đừng có nhìn em
Chàng trai:
Em đừng tay trái cầm củi, tay phải chặt
Dao chặt củi rơi, đường trước em khiêng mãi mãi
Quan niệm nhân sinh trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên còn được thể hiện ở chỗ trong điều kiện kinh tế xã hội của nền nông nghiệp lúa nước, trải qua nhiều thiên tai và tri thức khoa học chưa được phổ biến nhưng người nông dân vẫn lạc quan, yêu cuộc sống, tin tưởng và tự làm chủ bản thân mình. Chính điều đó tạo cho họ đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động. Điều đó được họ thể hiện qua những bài hát đối đáp của những chàng trai và cô gái Ngái xưa.
Chàng trai:
Em ơi! Em cấy ruộng thì cứ cấy ruộng
Đừng ngửa mặt lên để anh nhìn thấy anh thương
Cô gái đáp:
Anh đi bộ thì cứ đi bộ
Đừng có cúi mặt xuống nhìn em cấy ruộng Em bán mặt cho đất, em bán lưng cho trời
(Lời của bà Dương Thị Lỷ, 80 tuổi, Đông Hưng, Lục Ngạn, Bắc Giang).
Trong tâm thức của người Ngái luôn tôn trọng tự nhiên, coi mỗi tấc đất là tấc vàng, luôn biết quý trọng lao động.
“Bố ơi! Sau nhà mình có một miếng ruộng Xanh bát ngát, một con trâu kêu nghé ọ Cày chưa sâu mười phân
Kêu đến cây lúa non cấy xuống ruộng”
(Lời của bà Dương Thị Lỷ, 80 tuổi, Đông Hưng, Lục Ngạn, Bắc Giang).
Có thể nói cách nhìn nhận về thế giới, về con người, về thời cuộc của người Ngái mang tính triết lý, nhân văn sâu sắc. Cuộc sống của người dân lao động gắn bó với tự nhiên, phụ thuộc vào tự nhiên, nhưng không có nghĩa là con người khuất phục tự nhiên. Thay vào đó, người Ngái sống với tự nhiên, chinh phục tự nhiên theo các riêng của mình. Họ quan sát, phát hiện và nắm bắt quy luật tự nhiên, chủ động khai thác tự nhiên, biết lợi dụng tự nhiên một cách sáng tạo để phục vụ cho cuộc sống của con người. Trong đó, con người là sự hài hòa những tinh hoa của đất trời. Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của đất trời. Con người chủ động, tích cực khai thác, sử
dụng tự nhiên nhưng cũng phải phụ thuộc và tuân theo tự nhiên. Con người sống trong trời đất, sống giữa vạn vật nên con người và trời đất có sự giao cảm linh ứng. Đây là quan niệm tích cực của người Ngái, họ luôn có thái độ trân trọng và biết ơn tự nhiên mà chúng ta ngày nay phải học tập khắc phục sai lầm mà chúng ta đã làm với tự nhiên (giá trị tích cực trong quan niệm của họ).