- Đọc DTC (Mã chuẩn đoán hư hỏng)
2) Nối lại giắc điện và bật chìa khoá điện và đo điện áp đầu nguồn cấp bở
ECM và mát theo nhiệt độ môi trường.
+ Tại nhiệt độ 80 ~ 950C : 0.68 ~ 1.0 V 3) Tháo giắc điện và đo điện trở theo nhiệt độ.
Nhiệt độ -5 ℃ 00 ℃ 05 ℃ 15 ℃ 25 ℃ 35 ℃
Điện trở 7273 Ω 5800 Ω 4651 Ω 3055 Ω 2055 Ω 1412 Ω
6.2.3 Cảm biến vị trí trục cơ (Ne) cảm biến vị trí trục cam G. 6.2.3.1 Nhiệm vụ, vị trí lắp đặt. 6.2.3.1 Nhiệm vụ, vị trí lắp đặt.
Hình 6.16. Cảm biến Ne và vị trí lắp. 1. Cảm biến, 2. Rô to cảm biến a. Nhiệm vụ
Thông báo cho ECU biết trục khuỷu đang quay với tốc độ nào, và góc công tác của động cơ để ECU kiểm soát lượng xăng phun ra, và quyết định thời điểm đánh lửa.
b. Vị trí lắp
Cảm biến vị trí trục khuỷu thường được lắp trên thân động cơ để nhận tín hiệu từ đĩa tín hiệu (đĩa cảm biến) được lắp cố định với trục khuỷu. Có loại được đặt ngay trong bộ chia điện của hệ thống đánh lửa. Cảm biến vị trí trục cam được lắp trên nắp máy hoặc trong bộ chia điện
138
Hình 6.17. Cảm biến G và vị trí lắp.
6.2.3.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc
a. Cảm biến vị trí trục khuỷu
Cảm biến điện từ loại lắp trên thân động cơ
Cảm biến vị trí trục khuỷu (tín hiệu NE) loại lắp trên thân động cơ bao gồm một nam châm, lõi thép và cuộn nhận tín hiệu. Đĩa tín hiệu NE (đĩa cảm biến vị trí trục khuỷu) được lắp trên trục khuỷu và tùy vào từng loại động cơ mà đĩa cảm biến này được bố trí ở đầu trục, giữa trục hay ở đầu sau của trục và cũng tùy từng nhà sản xuất mà số răng trên trục là khác nhau nhưng điểm giống nhau của các đĩa này là đều có một răng khuyết.
Hính 6.18. Cảm biến vị trí trục khuỷu.
1. Cuộn dây, 2. Phần nhiễm từ, 3. Nam châm, Lỗ bắt bulong, 5. Lõi sắt, 6. Đĩa rô to, 7. Trục khuỷu, A. Khe hở không khí. to, 7. Trục khuỷu, A. Khe hở không khí.
139
Cảm biến điện từ loại đặt trong bộ chia điện.
Hính 6.19. Cảm biến Ne & G được lắp trong bộ chia điện.
Như thể hiện ở hình minh họa, loại này có một rôto tín hiệu và cuộn nhận tín hiệu tương ứng với tín hiệu G và NE nằm trong bộ chia điện. Số răng của rôto và số cuộn nhận tín hiệu khác nhau tuỳ theo kiểu động cơ. ECU được cung cấp các thông tin dùng làm tiêu chuẩn đó là, thông tin về góc quay của trục khuỷu là tín hiệu G, và thông tin về tốc độ động cơ là tín hiệu NE.
Hiện nay trên một số xe còn sử dụng cảm biến vị trí trục khuỷu kiểu IC Hall trên động cơ Epsilon của hãng HYUNDAI
Cảm biến gồm có các chân: Chân nguồn 12V, chân nối mát và chân tín hiệu.
140
Tín hiệu NE được ECU động cơ sử dụng để phát hiện góc của trục khuỷu và tốc độ của động cơ. ECU động cơ dùng tín hiệu NE và tín hiệu G để tính toán thời gian phun cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản. Đối với tín hiệu G, tín hiệu NE được tạo ra bởi khe không khí giữa cảm biến vị trí trục khuỷu và các răng trên chu vi của rôto tín hiệu NE được lắp trên trục khuỷu. Hình minh họa trình bày một bộ tạo tín hiệu có 34 răng ở chu vi của rôto tín hiệu NE và một khu vực có 2 răng khuyết. Khu vực có 2 răng khuyết này có thể được sử dụng để phát hiện góc của trục khuỷu, nhưng nó không thể xác định xem đó là TDC của chu kỳ nén hoặc TDC của kỳ xả. ECU động cơ kết hợp tín hiệu NE và tín hiệu G để xác định đầy đủ và chính xác góc của trục khuỷu. Ngoài loại này, một số bộ phát tín hiệu có 12, 24 hoặc một răng khác, nhưng độ chính xác của việc phát hiện góc của trục khuỷu sẽ thay đổi theo số răng. Ví dụ, Loại có 12 răng có độ chính xác về phát hiện góc của trục khuỷu là 30°CA.
Hình 6.20. Cảm biến Ne và biên dạng sung của nó. b. Cảm biến vị trí trục cam (bộ tạo tín hiệu G)
Hình 6.21. Cảm biến G và biên dạng sung của nó.
Trên trục cam đối diện với cảm biến vị trí trục cam là đĩa tín hiệu G có các răng. Số răng là 1, 3 hoặc một số khác tuỳ theo kiểu động cơ. (Trong hình vẽ
141
có 3 răng). Khi trục cam quay, khe hở không khí giữa các vấu nhô ra trên trục cam và cảm biến này sẽ thay đổi. Sự thay đổi khe hở tạo ra một điện áp trong cuộn nhận tín hiệu được gắn vào cảm biến này, sinh ra tín hiệu G. Tín hiệu G này được chuyển đi như một thông tin về góc chuẩn của trục khuỷu đến ECU động cơ, kết hợp nó với tín hiệu NE từ cảm biến vị trí của trục khuỷu để xác định TDC (điểm chết trên) kỳ nén của mỗi xi lanh để đánh lửa và phát hiện góc quay của trục khuỷu. ECU động cơ dùng thông tin này để xác định thời gian phun và thời điểm đánh lửa.
6.2.3.3 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, quy trinh kiểm tra bảo và sửa chữa. chữa.
Hiện tượng: Không có đánh lửa ban đầu (không khởi động)
QUY TRÌNH KIỂM TRA