Dịch vụ vận tải hành khách công cộng tại đô thị

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 31 - 38)

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ DỊCH VỤ VTHKCC BẰNG XE BUÝT TẠI ĐÔ THỊ

2.1.2. Dịch vụ vận tải hành khách công cộng tại đô thị

2.1.2.1. Khái niệm, phương thức cung cấp dịch vụ VTHKCC tại đô thị

Ngày nay, dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo Philip Kotler Dịch vụ được coi như một hoạt động của chủ thể này cung cấp cho chủ thể bên kia, chủ yếu là vơ hình và khơng làm thay đổi quyền sở hữu. Dịch vụ có thể được tiến hành nhưng không nhất thiết phải gắn liền với một sản phẩm vật chất.

Theo nhà nghiên cứu dịch vụ nổi tiếng của mỹ Donald M.Davidoff thì dịch vụ là cái gì đó như những giá trị (khơng phải là những hàng hóa vật chất), mà một người hay tổ chức cung cấp cho những người hay những tổ chức khác thông qua trao đổi để thu được một cái gì đó. Theo Zeithaml và Bitner (2000), dịch vụ là những cơng việc, những quy trình và những sự thực hiện. Theo Quinn & ctg (1987), hầu hết các nghiên cứu đều xem lĩnh vực dịch vụ bao gồm tất cả những hoạt động kinh tế tạo ra sản phẩm khơng mang tính vật chất, được sản xuất và tiêu thụ đồng thời và mang lại những giá trị gia tăng dưới các hình thức (như sự tiện lợi, sự thích thú, sự kịp thời, sự tiện nghi và sự lành mạnh) mà các lợi ích vơ hình này về bản chất dành cho khách hàng đầu tiên. Hầu hết các dịch vụ đều được tính theo gói. Gói sản phẩm dịch vụ thường bao gồm 3 yếu tố: hàng hóa mang tính vật chất (hàng hóa tiện ích), dịch vụ nổi (lợi ích trực tiếp), dịch vụ

ẩn (những lợi ích mang tính tâm lý do khách hàng cảm nhận). Khi cung cấp dịch vụ cần chú ý phối hợp cả 3 yếu tố này để dịch vụ được thực hiện với hiệu quả cao.

Như vậy, dịch vụ là một q trình bao gồm các hoạt động phía sau và các hoạt động phía trước nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tương tác với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng theo cách mà khách hàng mong muốn cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vận tải là ngành sản xuất dịch vụ trong số 11 ngành dịch vụ cơ bản với 9 phân ngành theo các phương thức vận tải (đường biển, đường sông nội địa, đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường ống, dịch vụ phụ trợ vận tải và các dịch vụ vận tải khác).

Vận tải là quá trình thay đổi vị trí của hàng hóa, hành khách trong khơng gian và thời gian cụ thể để nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Đối tượng vận tải gồm con người (hành khách) và vật phẩm (hàng hoá). Sự di chuyển của con người và vật phẩm trong không gian rất đa dạng nhưng không phải mọi di chuyển đều là vận tải, với ý nghĩa về kinh tế thì vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lợi nhuận) để đáp ứng yêu cầu về sự di chuyển đó.

Sản phẩm vận tải có đặc điểm khác biệt so với các sản phẩm hàng hóa khác ở chỗ: q trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm (dịch vụ) diễn ra đồng thời (khách hàng tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm vận tải). Vì vậy, sản phẩm vận tải có tính vơ hình, khơng có hình dáng, kích thước, trọng lượng nhưng vẫn có tính vật chất và mang hai thuộc tính của hàng hóa thơng thường: i) Thuộc tính giá trị, thể hiện ở “sức lao động” kết tinh trong đó và trên thị trường nó cũng được biểu hiện bằng giá cả (giá cước, giá vé); 2i) Thuộc tính giá trị sử dụng thể hiện qua việc đáp ứng được nhu cầu đi lại nào đó của con người (như đi học, đi cơng tác, đi về nhà...) hoặc nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác...

Sự khác biệt giữa tính chất và chức năng của lãnh thổ đơ thị với nông thôn dẫn đến những nhu cầu về DVC khác nhau giữa hai khu vực, do sự khác nhau về hoạt động sản xuất kinh doanh, cách sinh hoạt hàng ngày, mơi trường văn hóa... Trong cơng trình “Governance and political economy in urban service delivery” (Quản lý và chính sách kinh tế trong cung cấp dịch vụ cơng đơ thị) của nhóm tác giả Jones, Cummings và Nixon (2014) cho rằng DVC quan trọng nhất đối với khu vực đô thị là: quản lý chất thải rắn, cung cấp nươc sạch, vận tải và dịch vụ y tế cho đô thị. Bốn lĩnh vực này bao trùm những nhu cầu quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội của các cư dân đô thị.

Như vậy, dịch vụ vận tải hành khách công cộng là một bộ phận cấu thành trong hệ thống dịch vụ vận chuyển đơ thị, nó là loại hình vận chuyển trong đơ thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và theo tuyến ổn định trong từng thời kỳ nhất định. Hành khách chấp nhận chi trả mức giá theo qui định.

Nhà nước được coi là chủ thể chính cung cấp các DVC cho tồn xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước có quyền cho phép các tổ chức khác cung ứng dịch vụ công trong một số điều kiện nhất định, tại từng thời điểm khác nhau bằng các phương thức khác nhau. Nhà nước sẽ có nhiệm vụ quản lý cung ứng dịch vụ công qua các phương thức cung ứng khác nhau. Nhà nước quản lý DVC thơng qua bộ máy hành chính quan liêu. Bộ máy hành chính quan liêu (Bureaucracy) là hệ thống hành chính có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách thơng qua các thủ tục đã được tiêu chuẩn hóa và dựa trên khả năng chuyên mơn hóa nhiệm vụ. Hoạt động quản lý của nhà nước với bộ máy và tất cả các quy trình, cơng cụ của nó sẽ tác động trực tiếp hoạt động cung ứng DVC, tức là mơi trường của hoạt động hành chính. Nhà nước quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ để bảo đảm sự cơng bằng, tính hiệu quả cũng như kiểm sốt chất lượng dịch vụ.

Đặc biệt, đối với một số lĩnh vực dịch vụ thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần, sức khoẻ, năng lực và trình độ của người dân, hoạt động quản lý của nhà nước càng đòi hỏi sự chặt chẽ, giải quyết nhanh chóng và xử lý kịp thời. Cùng với đó, nhà nước sẽ phải tạo ra một mơi trường kết nối, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ để bảo đảm hiệu quả cao nhất. Việc quản lý không chỉ thiết lập các trật tự trong cung ứng dịch vụ, cũng không chỉ đơn thuần điều tiết các hoạt động này.

Ở một khía cạnh khác, quản lý cung ứng dịch vụ còn phải quan tâm đến quản lý “cầu”. Nghĩa là, các nhà quản lý sẽ phải nắm bắt nhu cầu của người dân, của các cộng đồng và xã hội. Việc nắm bắt đó giúp Nhà nước xây dựng được khung pháp lý cũng như các quy trình, thủ tục trong quản lý phù hợp với thực tế, tránh được “bệnh quan liêu” mang tính “bàn giấy” cứng nhắc…

Một số phương thức cung ứng DVC cho khu vực đô thị được triển khai như sau: - Cung cấp trực tiếp từ các tổ chức thuộc khu vực công: Đây là hình thức cung ứng phổ biến trong thế kỷ XX, các tổ chức thuộc khu vực cơng cung ứng mọi hàng hóa phục vụ cho cuộc sống cho xã hội và người dân. Tuy nhiên, các quốc gia đều theo xu hướng giảm dần việc cung ứng các dịch vụ hàng hóa tư thơng thường, xác định rõ hơn các hàng hóa dịch vụ công cộng thật sự cần thiết để cung cấp cho người dân trong phạm vingân sách có thể đáp ứng được. Hiện nay, tại Việt Nam, Nhà nước vẫn cịn trực tiếp

cung cấp nhiều các hàng hóa, dịch vụ cơng cộng mà thị trường và các tổ chức phi lợi nhuận có thể cung ứng được.

Mặc dù q trình phát triển kinh tế có xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập, nhưng việc cung ứng trực tiếp các hàng hóa dịch vụ cơng cộng có ảnh hưởng về mặt chính trị, hoặc thị trường khơng thể cung cấp do nguồn vốn q lớn hoặc khơng thu được lợi nhuận, thì vẫn cần sự thể hiện vai trò của Nhà nước.

- Phương thức ủy quyền cho khu vực ngoài nhà nước: Trong trường hợp này, Nhà nươc sẽ cho phép các tổ chức, đơn vị, cá nhân ngoài khu vực nhà nước thực hiện việc cung cấp một số hàng hóa dịch vụ vốn thuộc quyền quản lý của nhà nước, dựa trên các quy định pháp lý đầy đủ. Việc ủy quyền có thể được thực hiện đối với một số mặt hàng cụ thể trong thời gian có hạn, nhưng cũng có thể được thực hiện đối với nhiều hàng hóa dịch vụ và với thời gian dài tùy thuộc vào nhu cầu xã hội về dịch vụ hàng hóa đó, vào khả năng thực hiện của các chủ thể được ủy quyền, vào khả năng phát triển của xã hội và vào năng lực cụ thể của nhà nước. Tuy nhiên, khi cần thiết, Nhà nước có thể rút lại việc ủy quyền này, khi xã hội không cần đến nhưng dịch vụ này, hoặc Nhà nước quay về tự cung ứng cho xã hội.

- Phương thực liên kết để cung ứng kiểu đối tác công tư - PPP: Đây là hình thức liên kết giữa nhà nước và tư nhân trong việc sản xuất, cung ứng các loại hàng hóa dịch vụ cơng cộng cho cộng đồng. Sự liên kết này thơng qua việc góp vốn hoặc hỗ trợ về mặt kỹ thuật cơng nghệ và nhân lực. Vì đối với một số loại hàng hóa cơng cộng, nếu nhà nước tự mình tổ chức cung ứng thì sẽ khơng tận dụng được những cơ sở có sẵn và ưu thế của thị trường. Thông qua việc cấp vốn, nhà nước một mặt vẫn chi phối việc cung cấp các hàng hóa dịch vụ cơng cộng, bảo đảm việc cung cấp các hàng hóa dịch vụ này không bị quy luật thị trường thao túng, ổn định chất lượng và giá cả cung cấp cho người dân, mặt khác lại không phải tổ chức ra các bộ máy và huy động thêm nhân lực để thực hiện cơng việc này, qua đó tiết kiệm được ngân sách.

- Phương thức cung cấp theo hợp đồng: Trong một số tình huống, để cung cấp dịch vụ cơng cộng cho người dân, nhà nước không trực tiếp thành lập các cơ sở cung ứng hay liên kết mà sử dụng hình thức ký hợp đồng theo yêu cầu đơn hàng với các chủ thể khác để mua các dịch vụ này sau đó cung ứng cho người dân và giữ quyền kiểm sốt tồn bộ thơng qua hợp đồng ký kết. Việc mua bán này tuân theo cơ chế thị trường, nên nó thường đem lại hiệu quả cao hơn so với việc nhà nước tự đứng ra sản xuất và cung ứng. Ngồi ra, cũng như hình thức liên kết và ủy quyền, nhà nước không phải gánh một khoản ngân sách để nuôi bộ máy cung cấp dịch vụ.

Tất cả các phương thức cung ứng dịch vụ công cho đô thị được nêu trên đều cần sự hỗ trợ và ưu đãi như miễn giảm thuế và trao thêm các cơ hội kinh doanh khác để bù vào khoản thất thu khi các tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp các hàng hóa cơng cộng cho xã hội. Trên thưc tế, mỗi hình thức cung ứng DVC đều có ưu, nhược điểm nhất định. Vì thế, khi tiến hành cung cấp các DVC, nhà nước cần lựa chọn những hình thức, phương thức thích hợp với từng loại, từng hàng hóa dịch vụ cụ thể theo khả năng tài chính và trình độ phát triển chung của xã hội và của chính nhà nước.

Ở Việt Nam theo qui định về vận chuyển hành khách công cộng trong các đô thị của Bộ GTVT thì VTHKCC là tập hợp các phương thức, PTVT vận chuyển hành khách đi lại trong đô thị ở cự ly nhỏ hơn 50 km và có sức chứa lớn hơn 8 hành khách.

Hệ thống dịch vụ vận chuyển khách cơng cộng hồn chỉnh là sự kết hợp hữu cơ của ba hệ thống dịch vụ con là:

- Các loại phương tiện VTHKCC

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm: Cơ sở hạ tầng trên tuyến, Cơ sở hậu cần trong doanh nghiệp, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, vận hành phương tiện và điều hành toàn mạng.

- Các dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ phục vụ hành khách gồm: Các dịch vụ phục vụ nằm ở khâu chuẩn bị và tác nghiệp đầu cuối của quá trình vận tải; Các dịch vụ bổ sung phục vụ hành khách nhằm nâng cao tính tiện nghi và khả năng tiếp cận của hành khách sử dụng dịch vụ VTHKCC.

Một hệ thống dịch vụ vận chuyển khách công cộng ở đô thị vận hành thông suốt và đạt hiệu quả cao được quyết định bởi sự tương thích giữa loại phương tiện VTHKCC với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống các dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ phục vụ phương tiện cũng như hành khách.

Hình 2. 1: Hệ thống VTHKCC chuẩn cho một đô thị

(Nguồn: Nguyễn Văn Điệp, 2011)

2.1.2.2. Các loại hình dịch vụ VTHKCC có sức chứa lớn trong đô thị

- Tàu điện ngầm: Tàu điện ngầm là PTVTHK mà cơ sở hạ tầng (Đường sá) phần lớn được đặt ngầm dưới đất. Tầu điện ngầm được xây dựng ở các đơ thị có quy mơ lớn (Dân số trên 1 triệu người) có cơng suất luồng hành khách từ 12.000 - 60.000 người trong một giờ theo 1 hướng vào giờ cao điểm. Đây là hình thức có nhiều ưu điểm như: Tiết kiệm đất đơ thị; Khơng gian kiến trúc thống đãng trên mạng giao thông ở mặt đất; Giải quyết được ách tắc giao thông do điều tiết được khối lượng và mật độ phương tiện, đảm bảo cảnh quan môi trường; Tốc độ giao thông rất cao, khả năng thông qua rất lớn và đảm bảo an toàn vận chuyển. Tuy nhiên, vốn đầu tư xây dựng hệ thống tàu điện ngầm rất lớn đặc biệt ở những nơi địa hình, địa chất phức tạp. Phạm vi áp dụng có hiệu quả đối với những tuyến có cơng suất luồng hành khách lớn và quy mô đô thị về dân số phải trên 1 triệu người.

- Tàu điện bánh sắt: Tàu điện bánh sắt là PTVTHK khá phổ biến ở các đơ thị có quy mơ trung bình và lớn. Nó là loại hình vận tải có khả năng thơng qua lớn nhất so với các phương tiện vận tải PTVT trên mặt đất (15.000 hành khách/giờ/hướng), hơn nữa nó khơng gây ơ nhiễm mơi trường. Những năm gần đây xu hướng hiện đại hoá tàu điện bánh sắt bằng cách nâng cao tốc độ khai thác gọi là tàu điện bánh sắt cao tốc. Tàu điện bánh sắt cao tốc được chạy trên đường riêng khơng có giao cắt với các loại hình vận tải khác nên đảm bảo tốc độ cao ( 80-100 Km/h) và đảm bảo an toàn vận tải.

- Monorail: Là loại PTVTHK hiện đại (Monorail lần đầu tiên được sử dụng

ở thành phố Vuppeptal của Đức vào năm 1901 với chiều dài tuyến 13 km). Monorail

có tốc độ cao (Bình qn có thể đạt 60 km/giờ) và khả năng chuyên chở lớn (Gần 25.000 HK/giờ theo một hướng). Nó có ưu điểm là diện tích chiếm dụng khoảng khơng ít. Loại này thường được sử dụng để vận chuyển hành khách từ các vệ tinh vào trung tâm thành phố có luồng khách lớn. Monorail hiện nay được sử dụng nhiều

ở các nước phát triển và ngày càng được hoàn thiện. Ngoài việc sử dụng Monorail

trong thành phố, nó cịn được sử dụng để vận tải hành khách liên tỉnh.

- Xe điện nhẹ trên cao - LRT: Xe điện nhẹ trên cao là đoàn tàu một hoặc nhiều xe, chạy trên đường phố hoặc đường tách biệt, hoặc hỗn hợp cả 2 loại. LRT có khả năng chuyên chở 25.000 - 30.000 hành khách/giờ theo một hướng và đạt tốc

độ 30 - 40 km/giờ. LRT có ưu điểm là khơng giao cắt với đường phố, tiết kiệm quỹ đất, đặc biệt là khi khơng có khả năng mở rộng đường. Nó cịn là một cơng trình

kiến trúc đơ thị làm tơn thêm mỹ quan của những thành phố hiện đại.

- Tàu điện bánh hơi: Tàu điện bánh hơi là PTVTHK vận hành trên đường phố như xe buýt, song nguồn động lực dùng năng lượng điện do vậy phải có hệ thống 2 dây dẫn để truyền dẫn điện và các trạm biến thế. Tàu điện bánh hơi chỉ thích ứng với những vùng có mạng giao thơng kiểu hướng tâm, mặt đường rộng rãi,

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w