Môi trường dịch vụ

Một phần của tài liệu Khác biệt của Kokogreen so với các đối thủ cạnh tranh (Trang 95 - 122)

Chiến lược marketing dịch vụ PHẦN 3

Các phân khu trong nhà hàng

Fresh Taste chia nhà hàng của mình thành 3 phân khu chính là khu vực tiền sảnh, khu vực nhà hàng và khu vực hậu cần. Khu vực tiền sảnh sẽ bao gồm các khu vực tiếp đón, giao tiếp đầu tiên với khách hàng. Khu vực nhà hàng sẽ là các khu vực mà khách hàng sử dụng dịch vụ cốt lõi chính của doanh nghiệp là ăn uống và sử dụng một số dịch vụ bổ sung khác như nhà vệ sinh, thang máy... Khu vực hậu cần sẽ là khu vực dành riêng cho nội bộ doanh nghiệp như khu bếp, kho, phòng nhân viên.

a.1. Khu vực tiền sảnh

Khu vực tiền sảnh sẽ là nơi để doanh nghiệp giao tiếp, tạo mối quan hệ đầu tiên với khách hàng. Thiết kế một khu tiền sảnh khoa học, hợp lý sẽ tạo nên sự hài lòng ban đầu đối với khách hàng. Chính vì vậy, Fresh Taste rất chú trọng trong việc phân bố, bố trí các tiểu phân khu trong khu vực này để vừa có thể tối ưu được không gian quán mà vẫn có thể đáp ứng được việc đón nhận, giải quyết và tiếp đón khách một cách hiệu quả nhất. Khu vực tiền sảnh ở Fresh Taste bao gồm các tiểu phân khu sau:

Chiến lược marketing dịch vụ PHẦN 3

Lối vào: Lối vào sẽ là nơi tạo ra ấn tượng đầu tiên cho khách hàng khi họ đến với doanh nghiệp. Không gian lối vào nhà hàng được thiết kế rộng rãi, bố trí nhiều cây xanh để tạo cảm giác trong lành, thoải mái cho khách hàng, thể hiện được chủ đề Eat Clean của nhà hàng ngay từ đầu.

Ảnh 26: Mô phỏng lối vào của Fresh Taste - Nguồn: Hướng nghiệp Á Âu

Khu vực đón tiếp khách hàng: Trong trường hợp có quá nhiều khách hàng vào cùng

một lúc mà chưa kịp phục vụ sẽ dẫn đến khách hàng bị dồn ứ ở cửa ra vào, khó khăn trong việc phục vụ cũng như di chuyển. Có khu vực đón tiếp khách hàng rộng rãi sẽ giúp nhân viên đón tiếp khách hàng chu đáo hơn, giảm thiểu sự đông đúc, chen lấn làm khách hàng không hài lòng. Ngoài ra, có khu vực riêng để đón tiếp khách hàng giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận được sự hướng dẫn từ nhân viên ngay từ khi bước chân vào nhà hàng, tránh sự bỡ ngỡ, không biết nên di chuyển như thế nào. Khu vực đón tiếp sẽ giúp nhân viên nhà hàng phân loại được khách hàng, là khách hàng đặt bàn trước, khách hàng ăn tại nhà hàng, khách hàng mua mang về… từ đó có những chỉ dẫn thích hợp.

Chiến lược marketing dịch vụ PHẦN 3

Khu bán sản phẩm đóng hộp:

Đây là khu vực dành riêng cho những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm đóng hộp như các loại hạt dinh dưỡng. Khu vực này được thiết kế gần cửa ra vào và tách biệt với khu chỗ ngồi nhằm hạn chế sự tiếp xúc giữa các khách hàng sử dụng dịch vụ ăn tại quán và khách hàng mua đồ đóng hộp mang về. Họ có thể nhanh chóng mua hàng và ra về mà không cần đi sâu vào phía trong nhà hàng. Điều đó sẽ giúp họ cảm thấy thuận tiện hơn và tránh sự xung đột

Ảnh 27: Minh họa khu bán hạt của Fresh Taste - Nguồn: Sofafoods

giữa các nhóm khách hàng như giúp các khách hàng đang ngồi ăn tại nhà hàng tránh sự phiền phức, khó chịu khi có nhiều người qua lại.

Khu tiếp tân, thanh toán: Khu tiếp tân được phân chia rõ ràng thành 3 quầy nhỏ, đó là quầy dành cho khách mua mang về và các nhân viên giao hàng của các đơn vị vận chuyển; quầy dành cho khách đặt bàn trước và khách đi lẻ; và cuối cùng là quầy thanh toán. Việc phân chia rõ ràng sẽ giúp phân loại được khách hàng và tiết kiệm được thời gian trong khâu phục vụ cũng như chỉ dẫn khách hàng.

a.2. Khu vực nhà hàng

Khu vực chỗ ngồi: Đây sẽ là nơi mà khách hàng sử dụng dịch vụ cốt lõi chính

của doanh nghiệp. Việc bố trí khu vực cũng như khoảng cách giữa các bàn một cách hợp lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài lòng của khách hàng. Khu vực chỗ ngồi của Fresh Taste bao gồm tầng 1 và tầng 2. Tầng 2 sẽ có ít người qua lại hơn, không gian riêng tư hơn nên được ưu tiên dành cho những khách hàng đặt bàn trước, khách đoàn; tầng 1 sẽ dành cho những khách hàng lẻ. Ngoài ra, Fresh Taste còn tận dụng không gian sân thượng phía trước ở tầng 2 để đặt bàn ghế nhằm mở rộng khu vực ăn uống,

Chiến lược marketing dịch vụ PHẦN 3 tăng số lượng bàn và tạo một không gian khác cho những khách hàng muốn không khí ngoài trời.

Khu vệ sinh: Khi sử dụng dịch vụ ăn uống thì thời gian khách hàng ngồi tại quán không phải là ngắn, phát sinh các nhu cầu vệ sinh là điều tất yếu. Chính vì vậy khu vệ sinh trong nhà hàng là một khu vực không thể bỏ qua. Không thể chối cãi là các nhà hàng cần chú ý nhiều đến thực phẩm và dịch vụ cốt lõi cung cấp, nhưng một khu vực vệ sinh sạch sẽ cũng sẽ để lại ấn tượng lớn trong tâm trí khách hàng.

Ảnh 28: Mô phỏng nhà vệ sinh Fresh Taste -Nguồn: moitruongdeal

Lối thoát hiểm: Lối thoát hiểm là một bộ phận không thể thiếu trong môi trường

dịch vụ của doanh nghiệp, nó đóng vai trò là lối đi khẩn cấp cho khách hàng và nhân viên khi xảy ra các sự cố như cháy nổ. Vì là lối đi dành cho những trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm, nên lối thoát hiểm ở Fresh Taste được bố trí để khách hàng có thể dễ dàng di chuyển. Bên cạnh thang bộ chính nối liền với lối ra cửa chính của nhà hàng, Fresh Taste còn bổ sung thang thoát hiểm riêng được đặt ở phía sân sau và ban công tầng hai làm lối thoát hiểm. Từ khu ăn uống của nhà hàng, khách hàng có thể di chuyển theo lối thẳng ra sân sau để đến được thang thoát hiểm bên ngoài hoặc có thể theo lối đi chính trên tầng 2 để ra ngoài ban công. Thiết kế nhiều lối thoát hiểm khác nhau để có thể đảm bảo được an toàn cho khách hàng trong những trường hợp xảy ra cháy nổ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng cứu nạn hoạt động tốt nhất.

a.3. Khu vực hậu cần

Đây là khu vực ở phía sau của nhà hàng, nơi khách hàng sẽ không được tiếp xúc và sử dụng nó. Khu vực này đóng vai trò như một trung tâm chỉ huy vì nó là nơi mà thức ăn được chuẩn bị, nấu chín và ra đĩa trước khi được phục vụ đến khách hàng. Một khu vực hậu cần được thiết kế hợp lý sẽ giúp tối ưu được thời gian chuẩn bị món ăn

Chiến lược marketing dịch vụ PHẦN 3 cho khách hàng. Các tiểu phân khu sẽ được bố trí theo cách cho phép nhân viên nhà bếp di chuyển nhanh chóng và hiệu quả từ khâu này qua khâu khác, hạn chế va chạm nhau trong quá trình di chuyển. Khu vực hậu cần bao gồm:

Ảnh 29: Mô phỏng kho chứa đồ của Fresh Taste -Nguồn: vinatechjsc

Ảnh 30: Mô phỏng bếp của Fresh Taste. -Nguồn: thumuadocu

Khu vực kho chứa: Kho chứa sẽ là nơi lưu trữ, bảo quản các nguyên, vật liệu để chế biến. Bao gồm kho lạnh và kho chứa đồ khô, được thiết kế với nhu cầu khác nhau. Kho lạnh dùng để bảo quản những đồ dễ hư hỏng như thịt, cá, hải sản… nên được thiết kế như một tủ đông, được kiểm tra nhiệt độ thường xuyên. Kho chứa đồ khô được thiết kế không bị ẩm, tránh các động vật gặm nhắm để có thể lưu trữ được nguyên vật liệu với số lượng lớn như gạo, dầu, gia vị…

Khu vực bếp: Đây là khu vực quan trọng nhất của khu hậu cần, vì là nơi diễn ra việc chuẩn bị và chế biến thực phẩm. Khu vực bếp được thiết kế thông thoáng để bảo vệ sức khỏe của các đầu bếp cũng như giảm sự biến đổi chất của thực phẩm. Fresh Taste quan tâm đến an toàn vệ sinh, nên khu vực bếp phải có đầy đủ nước sạch và được dọn dẹp vệ sinh liên tục, đảm bảo an toàn cháy nổ.

Chiến lược marketing dịch vụ PHẦN 3

Phòng soạn thức ăn: Phòng soạn thức ăn sẽ là nơi chứa các món ăn đã sẵn sàng phục vụ. Nơi mà các thức uống, món ăn đang chờ được mang ra cho khách hàng khi có sự quyết định của bếp trưởng.

Phòng nhân viên: khu vực này là nơi dành cho các nhân viên của nhà hàng đặt đồ đạc của họ, nơi nghỉ giữa ca và là nơi để xem lịch trình làm việc của mình cũng như những ghi chú, thông báo của quản lý.

c. Mối liên hệ giữa các phân khu

Khi lên ý tưởng, bố trí các phân khu trong nhà hàng, Fresh Taste luôn nghiên cứu kỹ càng, khoa học để có thể tối ưu được diện tích không gian quán và phải thuận tiện, hợp lý nhất với công việc của tất cả nhân viên. Fresh Taste còn chú trọng đến thiết kế không gian quán tiện ích, đầy đủ để tạo sự thoải mái cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Khu bán đồ hộp được đặt gần với khu đón tiếp khách hàng. Đặt khu bán đồ hộp tại đó sẽ giúp khách hàng dễ nhìn thấy được sản phẩm, đó là cách quảng bá sản phẩm

Chiến lược marketing dịch vụ PHẦN 3 cốt lõi phụ của Fresh Taste một cách đơn giản, tiết kiệm nhưng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, trong trường hợp nhà hàng có quá nhiều khách hàng vào cùng một lúc, trong quá trình chờ đợi, khu bán đồ hộp có vai trò đón tiếp khách hàng, khách hàng có thể di chuyển qua khu vực bán sản phẩm đóng hộp để tham quan, tránh sự nhàm chán, khó chịu khi phải đứng đợi.

Khu vực bếp, kho chứa được đặt ở cuối cùng, tách xa khu vực ăn uống của khách hàng. Điều đó làm hạn chế tiếng ồn trong quá trình chuẩn bị, chế biến thực phẩm ảnh hưởng đến khách hàng đang ăn uống. Mặt khác, việc đặt khu bếp xa khu ăn uống còn tránh bay mùi, bám mùi của thực phẩm được chế biến làm ảnh hưởng đến vị giác và cảm giác ngon miệng của khách hàng, bảo đảm không gian ăn uống của khách hàng được thông thoáng, dễ chịu.

Phòng soạn thức ăn được đặt giữa khu bếp và khu ăn uống dành cho khách hàng. Bố trí như vậy sẽ thuận tiện cho quá trình làm việc của nhân viên và quá trình phục vụ được diễn ra nhanh chóng. Thực phẩm khi được chế biến xong sẽ được đưa lên phòng soạn chuẩn bị sẵn sàng trước khi đem ra cho khách, giúp tiết kiệm được không gian nhà bếp, cũng như các đầu bếp sẽ không bị vướng hay lấn cấn trong quá trình làm món khác cho khách. Khi đã chuẩn bị sẵn sàng món ăn ở phòng soạn, chỉ cần lệnh của bếp trưởng thì món ăn sẽ được phục vụ ngay tới khách hàng, không để khách hàng chờ đợi lâu.

Khu vệ sinh được đặt ở cuối khu ăn uống, là nơi mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận mà không phải đi lang thang tìm kiếm, tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng. Đặt ở cuối sẽ hạn chế mùi hôi ảnh hưởng đến khách hàng ngồi ở khu ăn uống và nhân viên dễ dàng dọn dẹp thường xuyên mà không ảnh hưởng đến khách hàng.

d. Cách bố trí trang thiết bị Bãi đậu xe nhà hàng

Nhà hàng có bãi đậu xe rộng rãi.

Diện tích tối thiểu đối với các xe như sau:

Chiến lược marketing dịch vụ PHẦN 3

• •

đơn, máy in tem nhãn, máy

Ảnh 32: Mô phỏng quầy thu ngân của Fresh Taste. Nguồn: posapp

Khu vực này được xem là bộ mặt của nhà hàng, do đó diện tích và không gian vừa phải, không quá rộng cũng không quá hẹp gây khó chịu. Chiều cao trung bình thuận lợi cho quầy thu ngân là 110cm - 120cm. Đặc biệt vị trí này cần có yếu tố phong thủy nhằm đem lại may mắn tiền tài, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nhà hàng. Các trang thiết bị cho quầy thanh toán gồm có: máy tính tiền, máy in hóa

cà thẻ ngân hàng, máy thanh toán POS, camera quan sát,..

Khu tiền sảnh

Khu tiền sảnh là nơi tạo ra ấn tượng đầu tiên cho khách hàng khi họ đặt chân đến nhà hàng. Bố trí bảng hoặc tờ rơi trong khu vực này để quảng bá sản phẩm đặt biệt hoặc hoặc các sự kiện, chẳng hạn như các khung giờ vàng, thực đơn độc đáo,.. Thiết kế cửa đẩy để nhân viên mở cửa mời khách để họ cảm giác mình được chào đón. Thực khách được tận hưởng không gian ăn uống với tone màu xanh trắng tươi mới tương đồng với đồng phục của nhân viên quán, cùng với các trang thiết bị được bố trí phù hợp. Các trang thiết bị trong Fresh Taste đều được đầu tư hiện đại, các chậu cảnh, chậu hoa được đặt ở vị trí khác nhau trong nhà hàng tạo nên không gian trang nhã thoáng mát, tươi mới như cái tên Fresh Taste.

Khu vực thanh toán

Xe máy: 2,5 - 3m2/xe

Ô tô con: 25m2/xe

Chiến lược marketing dịch vụ PHẦN 3 Để tạo điểm nhấn, ấn tượng tốt trong mắt thực khách đối diện với quầy thu ngân là quầy bán hạt. Thiết kế nội thất gian hàng đơn giản mà vẫn đẹp, đủ để những kệ trưng bày thiết kế cao chạm trần với nhiều ngăn tầng được bố trí thành hình chữ U. Điều này vừa tạo cảm giác gian hàng đầy sản phẩm các loại hạt dinh dưỡng được bày bán nhưng lại không hề bí bách, chật chội. Chất liệu gian hàng này là gỗ, khéo léo đưa sắc xanh vào gian hàng thông qua những chậu cây nhỏ xinh và những cây cỏ nhân tạo. Tông trắng kết hợp với sự xuất hiện màu vàng vân gỗ cùng xanh lá, chúng tạo nên không gian hiện đại, lịch sự và sống động.

Khu ăn uống

Phòng ăn được bố trí chiếm 50% tổng diện tích nhà hàng. Phòng ăn thoáng mát, đảm bảo sạch sẽ. Sàn nhà lát đá hoa bằng phẳng, nhẵn dễ lau chùi. Tường quét vôi hoặc phủ chất chống thấm có tone màu xanh sáng dịu. Bộ phận bàn ghế được làm từ gỗ bóng loáng tạo cho khách có cảm giác thoải mái. Khu vực tầng 1 được thiết kế với kích kích thước bàn để phù hợp để phù hợp với các buổi tiệc nhỏ. Khu vực tầng 2 dành cho các buổi tiệc vừa và lớn. Không gian vùng cửa sổ có thể được sử dụng cho các bàn nhỏ gồm 2 người.

Kích thước các loại bàn: Bàn chữ nhật 4 chỗ 1,2m x 0,8m x 0,75m Bàn chữ nhật 6 chỗ 1,8m x 0,8m x 0,75m, bàn chữ nhật 8 chỗ: 2,4m x 0,8m x 0,75m Bàn chữ nhật 2 chỗ 0,8m x 0,8m x 0,75m Bàn tròn 4 chỗ đường kính 0,9m - 1,2m, cao 0,75m Bàn tròn 6 chỗ đường kính 1,5m, cao 0,75m Bàn tròn 8 chỗ đường kính 1,8m, cao 0,75m

Chiến lược marketing dịch vụ PHẦN 3 Kích thước ghế:

Chiều cao từ sàn nhà đến mặt ghế 0,44 - 0,47m

Chiều cao từ mặt sàn đến lưng ghế (loại lưng 0,95m

cao)

Chiều cao từ mặt sàn đến lưng ghế (loại lưng 0,85m

thấp)

Chiều rộng mặt ghế 0,4 - 0,45m

Khoảng cách từ mặt ghế đến mặt bàn ăn là 0,3m. Khoảng cách giữa mỗi bàn ăn phải có một tiêu chuẩn đủ rộng (tầm 90-120cm) để thuận tiện cho việc duy chuyển cũng như tránh bất kỳ sự hỗn loạn, xáo trộn không đáng có. Trên bàn luôn đầy đủ dụng cụ ăn uống, mỗi bàn đều có một lọ hoa tươi tạo nên không khí sống động.

Dụng cụ ăn uống bao gồm:

• Đồ inox: bộ dao muỗng nĩa

• Đồ sứ: bát đĩa đồng bộ bằng sứ

• Đồ thủy tinh: ly

Một phần của tài liệu Khác biệt của Kokogreen so với các đối thủ cạnh tranh (Trang 95 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)