Để tiếp cận được báo cáo tài chính, các nhà phân tích có thể thực hiện theo hai cách tiếp cận: tiếp cận theo từng báo cáo tài chính, tiếp cận theo nội dung (chỉ tiêu) phân tích.
2.2.1.1. Phương thức tiếp cận theo từng BCTC
Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2017, tr.26) nêu rõ: “Tiếp cận theo từng BCTC là xem xét, phân tích nội dung của các chỉ tiêu phản ảnh trên từng BCTC cũng như mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh trên từng BCTC. Cách tiếp cận này tuy đơn giản nhưng không phản ánh sâu sắc và đầy đủ nội dung mà người phân tích quan tâm.
Tùy theo nội dung phản ánh của từng BCTC (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính), việc tiếp cận phân tích theo từng BCTC được tiến hành trước hế thông
qua phân tích kế toán (phân tích nội dung và cách thức ghi nhận kế toán); sau đó mới đi sâu phân tích theo nội dung phản ánh trên từng BCTC.
Tiếp cận theo bảng cân đối kế toán
Phân tích kế toán: Phân tích nội dung và cách thức ghi nhận các chỉ tiêu cơ bản thuộc hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính; Phân tích ảnh hưởng của các chính sách kế toán đến việc ghi nhận các chỉ tiêu.
Phân tích tài chính
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính - Phân tích cấu trúc tài chính
- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán - Phân tích cân bằng tài chính
- Phân tích giá trị doanh nghiệp - Phân tích đòn bẩy tài chính - Phân tích rủi ro tài chính
Tiếp cận theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kế toán: Phân tích nội dung và cách thức ghi nhận các chỉ tiêu cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh; Phân tích ảnh hưởng của các chính sách kế toán đến việc ghi nhận các chỉ tiêu.
Phân tích tài chính
- Phân tích doanh thu - Phân tích chi phí - Phân tích lợi nhuận - Phân tích thu nhập khác
Tiếp cận theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phân tích kế toán: Phân tích nội dung và cách thức ghi nhận các chỉ tiêu thuộc hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính; Phân tích ảnh hưởng của các chính sách kế toán đến việc ghi nhận các chỉ tiêu.
Phân tích tài chính
- Phân tích dòng tiền vào - Phân tích dòng tiền ra
- Phân tích cơ cấu dòng tiền thuần
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền
- Phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền ra/ vào, giữa dòng tiền với tình hình tài chính.
Tiếp cận theo thuyết minh báo cáo tài chính
Phân tích kế toán: Phân tích nội dung và cách thức ghi nhận các chỉ tiêu cơ bản thuộc các hoạt động; Phân tích ảnh hưởng của các chính sách kế toán đến việc ghi nhận các chỉ tiêu.
Phân tích tài chính: Phân tích chi tiết một số chỉ tiêu.”
2.2.1.2. Phương thức tiếp cận theo nội dung (chỉ tiêu) phân tích
Khả năng thanh toán:
Cho biết được mức độ đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Qua đó có thể dự báo được rủi ro tài chính cũng như khả năng có thể phá sản của doanh nghiệp đó.
Ở nhóm này bao gồm một số chỉ tiêu phổ biến - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán nhanh - Hệ số khả năng thanh toán tức thời
- Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền học kế toán thực hành
Cấu trúc tài chính:
Nhóm chỉ tiêu này cho biết về cơ ấy tài sản, cơ cấu nguồn vốn và các mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Qua đó người sử dụng thông tin có thể nhận biết được: Chính sách huy động vốn, chính sách sử dụng vốn, mức độ độc lập tài chính, sự phù hợp với cơ cấu tài sản đầu tư…
Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu
- Hệ số nợ địa chỉ học kế toán tổng hợp - Hệ số tài trợ
- Tỉ trọng tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản - Tỉ trọng tài sản dài hạn chiếm trong tổng tài sản - Đòn bẩy tài chính
Năng lực hoạt động
Được sử dụng để đánh giá chất lượng quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp.
Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu phản ánh
- Tốc độ luân chuyển: Số lần luân chuyển tài sản, số lần luân chuyển tái sản ngắn hạn, số lần luân chuyển tài sản dài hạn, số lần luân chuyển tài sản cố định, số lần luân chuyển vốn chủ sở hữu, số lần luân chuyển hàng tồn kho, …
- Tốc độ phản ánh thanh toán: Số lần thu hồi tiền hàng, số lần thanh toán tiền hàng
Khả năng sinh lời
Được sử dụng để đo lường khả năng tạo lợi nhuận của tài sản, nguồn vốn doanh thu. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bao gồm các chỉ tiêu học
- Sức sinh lợi của doanh thu (ROS) - Sức sinh lợi của tài sản (ROA)
- Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) - Sức sinh lợi của vốn đầu tư (ROIC) - Sức sinh lợi của vốn dài hạn (ROCE)
Giá trị thị trường
Cho biết giá cổ phiếu, lợi nhuận, dòng tiền, giá trị sổ sách của doanh nghiệp, thể hiện được tiềm năng phát triển trong tương lai. Qua đó một doanh nghiệp có khả năng thanh toán, năng lực hoạt động và khả năng sinh lợi tốt thì giá trị thị trường sẽ cao và ngược lại.
Bao gồm các chỉ tiêu
- Hệ số giá thị trường so với lợi nhuận cổ phiếu(P/E) - Hệ số giá thị trường so với giá trị sổ sách (P/B)
- Lãi sơ bản trên cổ phiếu (EPS)
Tốc độ tăng trưởng
Cho biết tình hình, xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của doanh nghiệp trên các mặt chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận. Khi sử dụng các thông tin này giúp người sử dụng có thể đánh giá được mức độ bền vững trong tăng trưởng của doanh nghiệp.
Bao gồm các chỉ tiêu:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu - Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giữ lại - Tốc độ tăng trưởng bền vững
Việc tiếp cận những nhóm chỉ tiêu này khá hữu ích đối với các nhà quản lý. Các chỉ tiêu này khá đơn giản dễ tính toán. Khi sử dụng kết hợp các chỉ tiêu với nhau các nhà quản lý có thể đánh giá khái quát được tình hình và thực trạng tài chính của doanh nghiệp một cách khá chính xác học nguyên lý kế toán ở đâu tốt. Hạn chế của cách tiếp cận này là không đi sâu vào phân tích từng mặt biểu hiện khác nhau trong toàn cảnh bức tranh tài chính của doanh nghiệp nên những thông tin mà nó cung cấp không đầy đủ đối với các đối tượng sử dụng. Khó có thể nắm bắt được kết quả cụ thể cùng những nguyên nhân và các nhân tố tác động tới kết quả hoạt động do vậy khó để tìm ra giải pháp hữu hiệu để cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động. (Nguyễn Văn Công, 2017)