TƯỞNG HOẠT ĐỘNG CHO NGÀY

Một phần của tài liệu GIÁO VIÊN HIỆU QUẢ.Chủ đề: CPD-Phát triển chuyên môn (Trang 32 - 35)

ĐỘNG CHO NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM

Ngày 20 – 10 sắp đến, các thầy cô và các em học sinh hẳn đang tìm kiếm những ý tưởng để có một buổi lễ kỉ niệm hay một giờ học với thật nhiều hoạt động vui vẻ hấp dẫn như những món quà dành tặng những người phụ nữ Việt Nam. Các thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo 12 ý tưởng dưới đây nhé:

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10, chúc các cô giáo luôn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!

20

– 10

- Có thể tổ chức trong lớp hoặc ngoài trời, hãy giấu những mẩu giấy với các màu tương ứng với các nhóm để chúng đi tìm, ở mỗi mẫu giấy sẽ có chỉ dẫn cho mẩu giấy tiếp theo.

- Đưa ra các con số, bạn có thể lấy rất nhiều những con số thống kê về phụ nữ, nên lấy những con số/ thông tin gây sốc.

- Mỗi một con số tương ứng với một thông tin, cho học sinh tìm đọc và ghi nhớ chúng. Cuối cùng nhóm nào nhớ được thông tin nhiều con số hơn sẽ thắng.

HOẠT ĐỘNG CÁCH TIẾN HÀNH

TRÒ CHƠI “AI NHỚ LÂU”

- Sử dụng giấy thủ công in hình những người phụ nư nổi tiếng, hoặc có thể cho học sinh tự vẽ hình (chú ý không vẽ quá to để có chỗ trống cho phần viết), kể cho trẻ nghe về cuộc đời và những cống hiến của người đó để chúng có thể tự đóng vai nhân vật và ghi vào tấm thiệp của mình. Hãy nhớ yêu cầu trẻ viết thông điệp của chính chúng.

- Gợi ý cho học sinh những điều có thể trình bày trên tấm thiệp: tiểu sử, tính cách, các giai đoạn trong cuộc đời…Bạn có thể kể hoặc đưa ra thông tin của nhiều phụ nữ khác nhau, chia nhỏ nội dung mỗi đứa trẻ trình bày để tránh bị trùng lặp.

- Hãy để trẻ tự do trang trí tấm thiệp của chúng. Sau đó bạn hãy đóng chúng thành một tập san cho lớp của mình.

HỌC LỊCH SỬ SÁNG TẠO

- Bingo là một trò chơi bao gồm một bảng trên đó có đánh số, khoảng trống ở giữa là nhân vật giấu mặt. Học sinh sẽ quay số sau đó trả lời được câu hỏi ứng với số này sẽ sở hữu được nó. Sau khi sở hữu được nhiều ô, nối chúng thành một đường thẳng theo chiều ngang, dọc, chéo. Đội nào xếp được đường thẳng đầu tiên sẽ chiến thắng.

- Tạo một Bingo với những câu hỏi liên quan đến ngày 20/10 và chủ đề người phụ nữ, chia lớp thành hai đội, cùng nhau trả lời câu hỏi để đi đến ô cuối cùng chứa đựng nhân vật phụ nữ nổi tiếng của ngày hôm nay: có thể đó chính là mẹ/ bà của bọn trẻ.

BINGO

- Phần thi dành cho các bạn nam trong lớp. Mỗi bạn trước đó đã chuẩn bị mộtphần

quà của riêng mình.

- Các bạn nam sẽ bốc thăm phần thông tin mình có được. Đó là những thông tin về một bạn nữ trong lớp: số thứ tự của bạn ấy trong sổ điểm, đặc điểm ngoại hình, tính cách… để các bạn nam đoán. Khi các bạn không đoán được ở gợi ý thứ nhất, có thể yêu cầu gợi ý thứ 2. Nếu không thể đoán được bạn sẽ phải chịu phạt: Nhắm mắt vẽ tranh, hát, nhảy, múa, vẽ tượng, …

- Sau đó bạn sẽ tặng món quà cho bạn nữ mà bạn đoán được/ không đoán được

AI LÀ AI?

- Chuẩn bị chun buộc tóc nhiều màu, khẩu trang y tế để bịt mắt.

- Các bạn nữ đứng, bị bịt mắt, cầm chun buộc tóc cho các bạn nam. Nên chọn các bạn nam có tóc không quá dài để tạo độ khó cho trò chơi. Số chun buộc tóc có trên đầu bạn nam là căn cứ để xác định người chiến thắng.

- Chụp ảnh lưu niệm để làm một cuốn sổ ảnh cho lớp.

HOÁN ĐỔI

- Chọn một nhân vật phụ nữ nổi tiếng, có cống hiến lớn và thông tin của nhân vật ấy. Tóm tắt và viết thành những câu thuyết minh ngắn gọn. Tách chúng thành 3-4 mẩu giấy. Mỗi mẩu giấy 2-3 câu.

- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm xếp thành một hàng dọc từ cuối lớp đến bục

giảng. Một bạn gần bảng ghi lại thông tin được truyền miệng từ cuối hàng. Độinào

truyền và ghi lại được nhiều thông tin chính xác nhất sẽ giành chiến thắng. - Giáo viên kể thêm những câu chuyện về nhân vật của ngày hôm đó.

TAM SAO THẤT BẢN

- Yêu cầu học sinh brainstorm (lên ý tưởng) về những điều bạn có thể làm để cóthể

nâng cao bình đẳng giới ở Việt Nam.

- Sau khi ý tưởng được thông qua và góp ý, học sinh vẽ poster đặt tại sân trường hoặc nơi công cộng.

- Phỏng vấn các bạn cùng tuổi/ người thân… (tuỳ chọn đối tượng) về vấn đề

bình đẳng giới, nguyên nhân của những hành động thiếu bình đẳng, quay lạiclip

hoặc viết một bài báo ngắn gọn và trình bày trước lớp về những điều họcsinh

rút ra được từ các cuộc phỏng vấn.

- Giáo viên nên làm mẫu và hướng dẫn học sinh cách khảo sát và cách xử lí thông tin.

ĐẠI SỨ NHÀ TRƯỜNG

- Dựa vào clip sau:

- https://www.youtube.com/watch?v=kjJ782FTTbQ tạo một cuộc phỏng vấn

dànhcho nhiều người với nhiều lứa tuổi khác nhau, có thể là các khối lớp trong

trường,ghi hình/ ghi chép lại cảm xúc của họ trong suốt quá trình phỏng vấn và

chia sẻ củahọ sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn.

- Giáo viên cũng có thể tự tạo mẫu bảng khảo sát dành cho học sinh ghi chép lại những cảm xúc khác nhau của người tham gia phỏng vấn sau mỗi câu hỏi - Học sinh tự rút ra những kết luận về sản phẩm khảo sát của mình.

TÔI LÀ PHÓNG VIÊN

- Chọn một cuốn sách, câu chuyện về mẹ để kể cho bọn trẻ: Cây táo yêu thương, Câu chuyện về người mẹ Nhật cứu con trong trận động đất, Hoa cúc,…

- Hỏi học sinh chúng có suy nghĩ như thế nào về câu chuyện, ghi lại cảm xúc

củacon khi đọc câu chuyện.

- Phát worksheet miêu tả mẹ để học sinh miêu tả mẹ của mình.

ĐỌC MỘT CUỐN SÁCH Ý NGHĨA VỀ MẸ

- Đưa ra một chủ đề để tranh luận, học sinh mỗi nhóm đóng vai trò là người phản biện, đưa ra dẫn chứng để thuyết phục mọi người chấp nhận ý kiến của mình.

- Giáo viên dẫn dắt, định hướng buổi thảo luận để đi đến kết luận: Mẹ là người

không hoàn hảo nhưng tất cả những gì mẹ làm cho chúng ta đều hoàn hảo ởmột

góc nhìn nhất định.

THẢO LUẬN: “MẸ TÔI HOÀN HẢO HAY KHÔNG HOÀN HẢO?”

-Học sinh chia thành các nhóm, xây dựng những tình huống thực tế có thể hài

hước hoặc cảm động để biểu diễn trước lớp, GV quay lại clip để học sinh dành tặng cho mẹ của mình.

Một phần của tài liệu GIÁO VIÊN HIỆU QUẢ.Chủ đề: CPD-Phát triển chuyên môn (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)