Cầu và nhu cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn 4-5* ở Hà Nội có tính thời vụ

Một phần của tài liệu Đặc điểm cầu và nhu cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 4 và 5 sao trên địa bàn Hà Nội (Trang 25 - 27)

ngoại giao, người lao động nước ngoài.

Hà Nội có 15 khách sạn 5 sao, nhưng đến nay chỉ có một số khách sạn thật sự hoạt động, như: JW Marriott, Sheraton, Lotte, InterContinental Hanoi Landmark72... Số còn lại mở cửa chủ yếu để duy trì, thậm chí có những khách sạn danh tiếng phải tạm dừng hoạt động đến hết tháng 5 và tháng 6, như: Hilton Hanoi Opera, Meliá,...Tại khu vực phố cổ Hà Nội, các khách sạn vừa và nhỏ, homestay trên phố Mã Mây, Tạ Hiện, Hàng Bạc, Hàng Bè… hầu như không có khách. Nhiều tháng nay, dịch vụ lưu trú ở đây “đóng băng”.

Theo thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đạt 88,2 nghìn lượt người, giảm 97,6% so với cùng kỳ năm trước.Do Việt Nam chưa mở cửa đón du khách quốc tế vì tình hình dịch covid,thành phố Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội khiến cho thị trường khách sạn cao cấp gặp khủng hoảng trầm trọng. Hiện nay do tình hình dịch bệnh , việc kinh doanh du lịch gặp nhiều khó khăn nhiều khách sạn đã quyết định trở thành nơi cách ly tập trung có thu phí để duy trì kinh doanh như khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi, khách sạn Crown Plaza West Hanoi, khách sạn Wyndham Garden Hanoi,....

f, Cầu và nhu cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn 4-5* ở Hà Nội có tính thờivụ vụ

Tính thời vụ trong cầu và nhu cầu là những biến động lặp đi lặp lại theo một chu kỳ thời gian, diễn ra dưới tác động của một số nhân tố xác định như thời tiết, thời điểm đặc biệt trong năm, hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch đặc biệt diễn ra tại thời điểm đó... Trên thực tế thì tính thời vụ của nhu cầu lưu trú là tập hợp những biến động theo mùa du lịch. Cụ thể với thành phố Hà Nội, nhờ vào hoạt động du

lịch phát triển mạnh cùng các hoạt động giao thương thương mại diễn ra quanh năm, mùa du lịch được kéo dài hơn, mức độ thay đổi cường độ nhu lưu trú qua các mùa cao điểm nhỏ hơn. Để nghiên cứu tính thời vụ của cầu và nhu cầu lưu trú của khác hàng khu vực Hà Nội định mức khách sạn cao cấp, ta có biểu đồ tổng quát tính thời vụ sau:

Cường độ hoạt động Một chu kì kinh doanh

Thời gian

Trước vụ Sau vụ Đỉnh vụ

Trong đó:

+ Chính vụ: ( trong vụ)là khoảng thời gian mà cường độ hoạt động nhu cầu lưu trú mạnh nhất và cũng chính là khoảng thời gian cao điểm hoạt động của đơn vị kinh doanh lưu trú

+ Đỉnh vụ: là thời điểm mà cường độ nhu cầu dịch vụ lưu trú ở mức cao nhất

+ Ngoài vụ: ( trái vụ) là khoảng thời gian không phải chính vụ, thời điểm nhu cầu khách du lịch hạn mức thấp nhất. Ngoại vụ bao gồm trước vụ và sau vụ

Từ đặc điểm của tính thời vụ, ta có thể thấy tính thời vụ của nhu cầu lưu trú diễn ra và kết thúc trước tính thời vụ của du lịch và dịch vụ lưu trú hay nói một cách khác nhu cầu dịch vụ lưu trú kéo theo việc tiêu dùng sử dụng dịch vụ lưu trú của khách hàng.

Tuy nhiên, với nhu cầu lưu trú cao cấp, vấn đề htời vụ không được thể hiện rõ ràng như nhu cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 1-3* hay cơ sở lưu trú bình dân. Bởi nhóm đối tượng khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trú cao cấp phần lớn là khách quốc tế ( chiếm gần 80%), gồm nhóm khách quốc tế mục đích du lịch thương mại (công tác) hoặc du lịch văn hóa. Đây là nhóm khách có tính ổn định cao, đặc biệt là khách thương mại, vì thường nhu cầu luu trú không chỉ bắt nguồn từ cá nhân mà từ doanh nghiệp công tác, việc sử dụng dịch vụ lưu trú sử dụng sử dụng cả tên khách hàng và doanh nghiệp họ làm việc. Việc này khiến cho doanh nghiệp dễ dàng trở thành khách hàng thân thiết của đơn vị lưu trú để được hưởng ưu đãi của khách sạn

từ những lần dịch vụ sau đó. Việc tạo sự án tượng tốt với khách hàng, giữ khách hàng giúp cho đơn vị lưu trú có được lượng khách hàng ổn định. Từ đó, ta có thể thấy tính thời vụ phụ thuộc rất nhiều vào mùa du lịch và các kỳ nghỉ phép. Trong chu kỳ 1 năm, ta có thể cao điểm cầu và nhu cầu dịch vụ lưu trú cao cấp rơi vào khoảng cuối đông đầu xuân, tức mùa nghỉ lễ năm mới ( dương lịch) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 khhi Hà Nội đã qua mùa mưa. Sở dĩ nhu cầu tăng cao trong thời điểm này thay vì mùa hè như các khu nghhir dưỡng Cát Bà, Đại Lải, Nha Trang...bởi vào mùa thu khí hậu mát mẻ, phù hợp cho nghỉ ngơi và tham quan cùng với kỳ nghỉ năm mới dài. Còn đối với chu kỳ 1 tuần thì nhu cầu lưu trú cao điểm vào tối thứ 6, thứ 7, chủ nhật, đạt đỉnh điểm vào thứ 7. Nguyên nhân dẫn đến nhu cầu lưu trú tăng cao là bởi ngày nghỉ phép của khách hàng nội địa muốn đi nghỉ dưỡng, tham quan. Từ đó, ta có thể thấy rõ ràng mùa của dịch vụ là từ tháng 10 đến đầu tháng 3 năm sau. Tóm lại, nhu cầu lưu trú cao cấp tại Hà Nội có lớn, có tính ổn định cao. Đặc biệt khi so sánh với nhu cầu lưu trú tại khu vực Vĩnh Phúc, ta có thể thấy tính thời vụ rõ rệt qua các mùa hè và mùa đông khi việc kinh doanh lưu trú vào mùa đông chạm đáy, việc kinh doanh của các doanh nghiệp lưu trú chỉ mang tính chất duy trì, tỷ lệ cầu không chiếm quá 30% khả năng cung của khu vực, và vào mùa hè, vào một số thời gian cao điểm như Nghỉ lễ 30/4-1/5, cầu và nhu cầu có thể vượt qua khả năng cung của địa phương.

Tính thời vụ trong nhu cầu dịch vụ lưu trú tồn tại tại một cách khách quan, nó tồn tại gắn liền với ngành du lịch, thường gây ra vấn đề quá tải trong thời điểm cao điểm, cơ sở lưu trú không đáp ứng được tàn bộ nhu cầu của khách hoặc lượng khách đổ về ồ ạt,quá đông đúc gây áp lực lớn cho doanh nghiệp kinh doanh dịch

Một phần của tài liệu Đặc điểm cầu và nhu cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 4 và 5 sao trên địa bàn Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w