PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đặc điểm cầu và nhu cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 4 và 5 sao trên địa bàn Hà Nội (Trang 36)

h, Nhu cầu và cầu dịch vụ có tính lan truyền

PHẦN KẾT LUẬN

Cầu và nhu cầu là động lực phát triển chính cho ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú, khách sạn. Việc điều tra và nắm bắt nhu thị trường là cơ sở cho phương hướng tương lai cũng như dự đoán trước tiềm năng hay rủi ro, thách thức mà bản thân ngành dịch vụ này có thể gặp phải.

Từ năm 2016 lượng khách quốc tế tại Hà Nội đã có thể đạt kỷ lục 4 triệu lượt, tăng 21% so với năm trước đó. Và từ năm 2017 đến cuối năm 2019, nhu cầu lưu trú cao cấp vẫn giữ mức tăng cao, tỷ lệ phòng duy trì ở mức 80%. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, hãng điện tử Samsung (Hàn Quốc) là khách hàng doanh nghiệp lớn của các khách sạn cao cấp tại Hà Nội. Ông Tony Chisholm - Tổng quản lý của Accor Hotels tại Việt Nam đã chia sẻ câu chuyện, những khách hàng doanh nghiệp như Tập đoàn Samsung, có lúc nhu cầu về lưu trú của họ lên đến 3.000 - 4.000 phòng/đêm.

Điều này đặt ra hai vấn đề cho các nhà quản lý khách sạn, thứ nhất là áp lực về số lượng phòng đủ để cung ứng và giá cả, do họ đặt phòng với số lượng lớn nên có quyền thương lượng. Thứ hai là các nhà quản lý phải cân nhắc bài toán kinh doanh do sự tác động từ nguồn cung mới trong tương lai, bởi một khi nhu cầu đủ lớn, họ sẽ tự xây cơ sở lưu trú ở Việt Nam như đã làm ở các thị trường khác.

Tuy sự phụ thuộc vào Samsung cùng một số khách hàng doanh nghiệp khác tạo ra đến 80% tổng số phòng bán được cho các khách sạn thuộc phân khúc cao cấp, nhưng theo các nhà quản lý, để phát triển bền vững và tránh bị phụ thuộc vào một nguồn khách (tác động đến doanh thu phòng và dễ bị làm giá), việc đa dạng nguồn cung phòng vào ban đêm (phân loại nguồn khách để chia bớt cho các khách sạn tầm trung, dạng boutique...) sẽ là chìa khóa cho họ khi nhu cầu thị trường tiếp tục tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm cầu và nhu cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 4 và 5 sao trên địa bàn Hà Nội (Trang 36)

w