Chính sách của nhà nước:

Một phần của tài liệu Đặc điểm cầu và nhu cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 4 và 5 sao trên địa bàn Hà Nội (Trang 33 - 36)

h, Nhu cầu và cầu dịch vụ có tính lan truyền

3.2 Chính sách của nhà nước:

Về nguồn đầu tư

Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển khách sạn trở thành điểm đến dẫn và có sức cạnh tranh hàng đầu ở Việt Nam và khu vực, bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Ưu tiên thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch là lợi thế, mang đặc trưng riêng của khách sạn có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu các thị trường mục tiêu, đầu tư phát triển, nâng cấp hạ tầng du lịch phù hợp với đặc điểm phân khu chức năng theo quy hoạch, phần vốn huy động từ các thành phần kinh tế là chủ yếu; căn cứ vào khả năng cân đối hàng năm, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Quảng bá xúc tiến, liên kết phát triển du lịch

*Quảng bá xúc tiến Cung cấp thông tin du lịch, tổ chức các sự kiện, chương trình quảng bá khách sạn, xuất bản ấn phẩm, website khách sạn phong phú.

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế, đặc biệt của UNESCO để xúc tiến quảng bá du lịch hướng mạnh vào các thị trường châu Âu và những thị trường tiềm năng châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… +Để kích cầu du lịch, cần đưa ra chương trình giảm giá từ 15-20% vào những ngày giữa tuần, chủ động liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch giảm giá vé tham quan và vé phà vào thời gian “thấp điểm” để xây dựng tour du lịch dài ngày hơn. Các khách sạn cũng thực hiện các chương trình như: giảm giá phòng, đẩy mạnh liên kết với các đối tác nhằm giảm giá tour, tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho khách, đồng thời giới thiệu nhiều tour du lịch mới hấp dẫn.

*Phối hợp liên ngành, liên địa phương việc liên kết du lịch giữa các lãnh thổ khác nhau cho phép khai thác lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về vị trí trong giao thông, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường khi yếu tố cạnh tranh ngày một trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp, giữa các chủ thể hành chính trong mỗi vùng, mỗi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.

+Liên kết và phát triển sản phẩm du lịch với các trọng điểm phát triển du lịch phụ cận: Trung tâm thành phố cũng như các điểm đến du lịch quốc gia khác

+Liên kết phát triển thị trường với Thủ đô Hà Nội và liên kết quốc tế.

+Liên kết quảng bá các tuyến điểm du lịch, các dịch vu lưu trú, ăn uống, vận chuyển với các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành

Một phần của tài liệu Đặc điểm cầu và nhu cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 4 và 5 sao trên địa bàn Hà Nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w