Các loại hối phiếu

Một phần của tài liệu Bài giảng Thanh toán và tín dụng quốc tế: Phần 1 (Trang 52 - 53)

Việc phân loại hối phiếu dựa vào các tiêu thức sau:

- Hối phiếu thương mại: Là hối phiếu do người bán ký phát đòi tiền người mua, việc tạo lập hối phiếu không có sự tham gia của ngân hàng.

- Hối phiếu ngân hàng: Là hối phiếu do ngân hàng ký phát đòi tiền ở người khác, sự

thành lập hối phiếu có sự tham gia của ngân hàng.

2. Căn cứ vào thời hạn trả tiền

- Hối phiếu trả tiền ngay (at sight Bill, at sight draft): Là loại hối phiếu mà khi nhìn thấy hối phiếu người trả tiền phải trả ngay số tiền ghi trên hối phiếu cho người hưởng lợi hối phiếu hay người cầm hối phiếu.

- Hối phiếu có kỳ hạn (USSANCE BILL, USSANCE DRAFT, Time Draft) là loại hối phiếu mà việc trả tiền được tiến hành sau một khoảng thời gian nhất định. Thông thường hối phiếu có kỳ hạn có ba trường hợp: Trả sau bao nhiêu ngày nhìn thấy hối phiếu, trả sau bao nhiêu ngày ký phát hối phiếu, trả sau bao nhiêu ngày lập vận đơn đường biển, ngày giao hàng.

3. Căn cứ vào chứng từ kèm theo

- Hối phiếu trơn (Clean Bill) là hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo điều kiện nào có liên quan tới việc trao chứng từ hàng hoá, được dùng trong phương thức nhờ thu trơn. - Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill) là hối phiếu mà việc trả tiền có kèm

điều kiện về chứng từ, nếu người trả tiền đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ, được sử dụng trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ và phương thức tín dụng chứng từ.

4. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng

- Hối phiếu đích danh (Nominal Bill, Name bill) là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi, hối phiếu này không được chuyển nhượng.

- Hối phiếu trả cho người cầm hối phiếu (Bearer bill) là loại hối phiếu vô danh trên hối phiếu không tên người hưởng lợi mà chỉ ghi trả cho người cầm hối phiếu (Pay to bearer). Đối với loại hối phiếu này ai giữ sẽ là người hưởng lợi.

- Hối phiếu theo lệnh: là hối phiếu có ghi" Pay to the order of..." (trả tiền theo lệnh). Hối phiếu này được chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu nên được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng Thanh toán và tín dụng quốc tế: Phần 1 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)