hao hụt dự trữ ngoại hối mà thôi.
3. Quỹ bình ổn hối đoái (Exchange stabilisation fund)
Quỹ bình ổn hối đoái là hình thức biến tướng của chính sách hối đoái. Nhà nước lập quỹ bình ổn hối đoái dưới hình thức bằng vàng, ngoại tệ hoặc phát hành trái phiếu ngắn hạn nhằm để chủ động, kịp thời can thiệp trực tiếp làm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường, nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Để thực hiện tốt biện pháp này Nhà nước phải có dự trữ ngoại tệđủ mạnh.
4. Phá giá tiền tệ (devaluation)
Phá giá tiền tệ có nghĩa là nhà nước chủ động làm giảm giá trị của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến sự phá giá tiền tệ là do lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt, hoặc do chính sách ngoại thương của quốc gia phá giá tiền tệ để tỷ giá hối đoái tăng lên nhằm:
- Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, hạn chế nhập khẩu nhằm khôi phục lại cán cân ngoại thương và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài. - Khuyến khóich du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài,...
5. Nâng giá tiền tệ
Nâng giá tiền tệ là việc nhà nước chính thức nâng giá trị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, nên tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm xuống.
Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ hoàn toàn ngược lại so với phá giá tiền tệ. Những nước có nền kinh tế quá nóng (Nhật bản) muốn làm lạnh nền kinh tếđể tránh khủng hoảng cơ
cấu thì tiến hành nâng giá tiền tệđể giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào trong nước.
2.5 RỦI RO TỶ GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TOÁN QUỐC TẾ
2.5.1.Khái niệm rủi ro tỷ giá
Là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên bất cứ
hoạt động mà ngân lưu thu vào (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi ra (outflows) phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá Ngân lưu thường đến từ 3 nguồn: Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh; Ngân lưu từ hoạt
động đầu tư và gân lưu từ hoạt động tài trợ
Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư: thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia hoặc
đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tưđa dạng hóa trên bình diện quốc tế. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu: là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ
giá làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt
động xuất nhập khẩu bịảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả
kinh doanh
Rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng: thể hiện trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ
của các ngân hàng thương mại. Đứng trên giác độ doanh nghiệp, khách hàng của các ngân hàng thương mại, việc vay vốn bằng ngoại tệ cũng bịảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá