Như trên đã tìm hiểu, Trần Nhân Tông là một người có tâm hồn mẫn cảm, tinh tế cho nên thơ ông hầu hết thiên về yếu tố trữ tình. Giọng điệu tự tình, sâu
lắng đã tạo nên những cung bậc cảm xúc đa dạng, phong phú cho tác phẩm của ông.
Trước hết, giọng tự tình, sâu lắng được để bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Đó là vẻ đẹp tươi vui của buổi sớm mùa xuân; vẻ đẹp u tịch, thanh nhã của hồ Động Thiên, núi Bảo Đài, chùa Phổ Minh,…; vẻ đẹp thanh bình, yên ả của vùng quê Thiên Trường,… tất cả đều đi vào thơ Trần Nhân Tông nhẹ nhàng mà sâu lắng, gợi nhiều cảm xúc miên man.
Họa kiều đảo ảnh trám khê hoành, Nhất mạt tà dương thủy ngoại minh. Tịch tịch thiên sơn hồng diệp lạc, Thấp vân như mộng viễn chung thanh.
(Vũ Lâm thu vãn) (Chiếc cầu chạm vẽ đảo bóng vắt ngang dòng suối,
Một vệt nắng chiều rực sáng bên ngoài ngấn nước. Nghìn núi lặng lờ, lá đỏ rơi,
Mây ướt giăng như mộng, tiếng chuông xa vẳng.
(Chiều thu ở Vũ Lâm) [7, tr.467] Có khi giọng tự tình, sâu lắng cũng được dùng để thể hiện cảm xúc trước sự chảy trôi của thời gian và sự biến đổi của đời người:
Vạn sự thủy lưu thủy, Bách niên tâm ngữ tâm.
(Đăng Bảo Đài sơn) (Muôn việc như nước trôi nước,
Trăm năm lòng lại nhủ lòng.) [7, tr.456-457]
Có khi giọng điệu tâm tình ấy mang tính chất nhắn nhủ, nhắc nhở chân thành đối với người học đạo:
Nhất thiết pháp bất sinh Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải Chư Phật thường hiện tiền Hà khứ lai chi hữu?”
(Kệ thị tịch) Giọng điệu ấy cũng xuất hiện trong thơ tiếp sứ, qua đó nhà thơ bày tỏ tình cảm thân thiết, lưu luyến đối với sứ thần và lòng mong muốn hòa bình:
Thiều tinh lưỡng điểm chiếu thiên nam, Quang dẫn thai triền dạ nhiễu tam.
Thượng quốc ân thâm tình dị cảm, Tiểu bang tục bạc lễ đa tàm. Tiết lăng chướng vụ thân vô dạng, Tiên phất xuân phong mã hữu tham. Đỉnh ngữ nguyện ôn Trung Thống chiếu, Miễn giao ưu quốc mỗi như đàm.
(Tống Bắc sứ Ma Hợp Kiều Nguyên Lãng) (Hai ngôi sao sứ thần chiếu xuống trời Nam,
Ánh sáng dẫn theo cung độ mỗi đêm diễu quanh ba vòng. Ơn thượng quốc sâu sắc dễ cảm tình người,
Phong tục nước nhỏ đơn giản thẹn lễ nghi sơ suất. Cờ tiết mao vượt qua lam chướng, ngài vẫn bình an, Ngọn roi quất trong gió xuân, ngự có ngựa kèm.
Xin hãy ôn lại lời nói “chuông vạc” trong tờ chiếu năm Trung Thống, Để tránh cho nhau khỏi mối phiền “lo nước” luôn luôn nung đốt
trong lòng.
(Tiễn sứ Bắc Ma Hợp Kiều Nguyên Lãng) [7, tr.479] Chính giọng điệu tự tình, sâu lắng ấy làm cho những cảm xúc, suy tư, quan niệm của thi nhân gửi gắm vào tác phẩm giống như những lời tâm sự, nhắc nhở
cùng người đọc đương thời và hậu thế. Vì thế, giảng đạo không hề đao to búa lớn nhưng người học đạo vẫn cảm nhận được yếu chỉ, triết lí của đạo Phật; tả cảnh thiên nhiên như nó vốn có nhưng khiến người đọc lắng lòng với bao suy nghĩ, cảm nhận được niềm tự hào của nhà vua trước cảnh đất nước thái bình, tâm thái an nhàn của thi nhân trước cuộc đời, cả phong cách bình dị của một thiền gia đạt đạo; và qua đó, người đọc nhận chân ra nhiều bài học đáng quí của cuộc sống.
Tiểu kết chương 3
Không chỉ da dạng, phong phú về nội dung diễn đạt, thơ Trần Nhân Tông còn đặc sắc về nghệ thuật. Cũng với thể thơ Đường luật và cổ phong (trong đó thể Đường luật chiếm da số) nhưng với cách lựa chọn hình ảnh, cách xây dựng hình ảnh kết hợp với ngôn ngữ và giọng điệu đã làm nên những nét riêng cho phong cách thơ ông so với các nhà thơ khác, đem đến những tuyệt tác vượt thời gian. Trong đó, nét nghệ thuật đặc sắc nhất là cách xây dựng hình ảnh: cảnh vật luôn được quan sát trong sự vận động của thời gian và dòng cảm xúc, thiên nhiên được miêu tả trong sự vận động biện chứng giữa hư – thực, động – tĩnh, hiện lên sống động, lung linh, tràn đầy sức sống và giàu sức hấp dẫn.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu Đặc điểm thơ Trần Nhân Tông, chúng tôi đi đến kết luận sau:
1. Thời đại Lý – Trần là thời đại rực rỡ và huy hoàng nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Đây là thời đại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, mở rộng bờ cõi; là thời đại toàn dân đoàn kết chống ngoại xâm làm nên những chiến thắng oanh liệt với hào khí vang dội, nhân dân sống trong cảnh thái bình, ấm no. Đồng thời, đây cũng là thời đại phục hưng và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu chọn lọc những tinh hoa văn hóa bên ngoài truyền vào. Đặc biệt, đây là giai đoạn hưng thịnh nhất của Phật giáo.
Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã được tiếp nhận và chuyển hóa phù hợp với đời sống tín ngưỡng của dân tộc, hòa chung vào không khí của thời đại làm nên những giá trị tinh thần cao đẹp cho dân tộc. Đó chính là tinh thần nhập thế của Phật giáo Thiền Tông. Song song với sự phát triển của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo cũng phát triển, hợp thành tinh thần “tam giáo đồng nguyên”. Điều kiện xã hội thuận lợi đã làm nên một nền văn học rực rỡ, phản ánh được khí thế và tinh thần của thời đại.
Chính yếu tố thời đại đã sản sinh ra những con người đặc biệt với nhân cách cao đẹp. Trong đó, Trần Nhân Tông thực sự nổi bật cả về tài năng, lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước. Ông vừa làm tròn trách nhiệm của một vị vua, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước, vừa có công lớn trong việc thống nhất Phật giáo Việt Nam, vừa vươn tới đỉnh cao trong giới Thiền lâm với tư tưởng nhập thế tích cực. Ngoài ra, ông còn là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc. Sáng tác của ông tuy còn lại không nhiều nhưng rất đa dạng, đủ các thể loại, trong đó thơ là thể loại nổi bật nhất với nhiều tác phẩm hay và có giá trị.
2. Dấu ấn của thời đại và hào khí của dân tộc thể hiện khá rõ trong thơ của Trần Nhân Tông. Và, ngược lại, Trần Nhân Tông cũng góp phần vào việc xây dựng nên hào khí của thời đại. Điều này được thể hiện qua những vần thơ chan
chứa tình cảm của ông đóng góp vào vườn thơ Lý – Trần. Với những vần thơ tràn đầy lòng yêu mến, gắn bó và tự hào về quê hương đất nước, con người Đại Việt, Trần Nhân Tông đã khẳng định được vẻ đẹp, khí thế, sức mạnh của đất nước và dân tộc bằng những hình ảnh bình dị nhất. Bên cạnh đó, với tâm hồn mẫn cảm dạt dào chất nhân văn, Trần Nhân Tông đã có cách nhìn, cách cảm sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm trạng của con người. Thiên nhiên dưới con mắt của thi nhân hiện lên lung linh, tràn đầy sức sống bởi thi nhân nắm bắt được những chuyển biến tinh vi của cảnh vật trong những phút giao mùa, con người và thiên nhiên hòa hợp trong một thể thống nhất. Bằng những vần thơ trong sáng, thi nhân bộc lộ tấm lòng, suy nghĩ trước cuộc đời, trước lòng người. Qua đó, chúng ta cảm nhận thêm về vẻ đẹp tâm hồn của ông vua – thi sĩ: một con người yêu chuộng hòa bình, oán ghét chiến tranh; một con người nhạy cảm, thấu hiểu trước nỗi niềm của người khác; một con người thông minh, khéo léo và đầy bản lĩnh khi đón tiếp sứ giả ngoại bang. Tinh thần nhập thế tích cực của Thiền tông Đại Việt đã đem đến cho Trần Nhân Tông một cách sống an nhiên, tự do. Ông đề xuất quan điểm “cư trần lạc đạo”, khuyên người đời không nên xa lánh trần tục mà đi vào đời, thấu hiểu đời để đạt đạo. Người học đạo không nên quá chấp vào cái Có cái Không, trước cuộc đời cần giữ cái tâm bình lặng, giữ gìn tính sáng của chân tâm thì sẽ đạt ngộ. Ngoài ra, ông cũng góp công lớn trong việc dung hòa tinh hoa của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo. Những tư tưởng tiến bộ của Trần Nhân Tông góp phần quan trọng vào hệ tư tưởng của Thiền tông Việt Nam.
3. Với 32 bài thơ cùng với 6 đoạn phiến, Trần Nhân Tông đã mang đến cho thơ ca Việt Nam những sắc màu mới, và qua đó cũng thể hiện tài năng thi ca của ông. Với thể thơ Đường luật và cổ phong, Trần Nhân Tông đã biểu đạt nội dung tư tưởng một cách đầy đủ trọn vẹn. Những qui định khắt khe của thể Đường luật được biến thành ưu điểm để trình bày quan điểm, cảm xúc trước thiên nhiên, vạn vật và con người. Thể thơ Đường luật của ông khác với Đường thi và các nhà
thơ khác, tạo nên phong cách riêng: nhẹ nhàng, trầm lắng, tự nhiên, không gò bó. Cùng với thể Đường luật, thể cổ phong phóng khoáng cũng được ông lựa chọn để trình bày các quan điểm Thiền học, bộc lộ cảm xúc….
Cùng với thể thơ, ngôn ngữ trong thơ Trần Nhân Tông cũng đáng chú ý. Bên cạnh lớp ngôn ngữ tượng trưng ẩn dụ với các hình ảnh ước lệ hóa và điển cố làm cho vần thơ trở nên trang nhã, quí phái và bác học thì lớp ngôn ngữ mang mĩ cảm Thiền đưa đến cho thơ Trần Nhân Tông một Thiền vị đậm đà, tinh tế. Thơ ông có sự hòa quyện giữa chất đạo và đời nên ngoài lớp ngôn ngữ thuộc phạm trù mĩ học Thiền, còn có lớp từ ngữ giản dị đời thường tạo nên sự gần gũi, dễ hiểu, dễ cảm cho câu thơ, bài thơ.
Điểm đặc sắc đáng chú ý nhất trong thơ Trần Nhân Tông có lẽ là cách lựa chọn và xây dựng hình ảnh. Trong đó xuất hiện nhiều và có ý nghĩa nhất là hình ảnh mùa xuân, trăng và giấc mộng. Những hình ảnh này được quan sát trong sự vận động biện chứng của thời gian và dòng cảm xúc, và được xây dựng trong sự đối lập giữa động và tĩnh, hư và thực. Nhờ biện pháp nghệ thuật này mà cảnh hiện lên trong thơ ông không khô cứng mà luôn vận động, uyển chuyển, lung linh và tràn đầy sức sống, tạo nên sự khác biệt trong thơ miêu tả thiên nhiên với các thi nhân khác. Cảnh trong thơ Trần Nhân Tông lúc nào cũng nửa hư nửa thực, hai thế giới, hai cõi Đạo và Đời xuất hiện trong nhau với sự tương tác huyền diệu. Điều này có lẽ là do tinh thần nhập thế trong cảm quan Thiền của ông chi phối.
Giọng điệu thơ Trần Nhân Tông cũng hết sức linh hoạt. Bên cạnh giọng hào sảng lạc quan trong những bài thơ ca ngợi, tự hào về vẻ đẹp nhân cách của con người, vẻ đẹp, sức mạnh của dân tộc thì hầu hết ở thơ ông là giọng điệu tự tình, sâu lắng. Những vần thơ như những lời tâm sự, tỏ bày cảm xúc chân tình của thi nhân khi quan sát, chiêm nghiệm về thiên nhiên cuộc sống. Sự đa dạng về giọng điệu ấy đã góp thêm phần hấp dẫn cho thơ ca Trần Nhân Tông.
4. Nhìn chung, tuy còn lại với số lượng không nhiều nhưng những bài thơ của Trần Nhân Tông có giá trị đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật và có đóng góp quan trọng cho nền thơ ca nước nhà. Trần Nhân Tông xứng đáng là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Công Bá (2012), Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Nxb Thuận Hóa, Huế.
2. Ban Phật giáo Việt Nam – Ban Phật giáo chuyên môn (1995), Thiền học đời Trần, Nxb Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh.
3. Ban Văn học Việt Nam, (1971), “Về việc nghiên cứu thơ văn Lý – Trần”,
Tạp chí Văn học, (5), tr.117-120.
4. Lê Bảo (2001), Thơ văn Lý – Trần, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Huệ Chi (1978), “Các yếu tố Nho – Phật – Đạo được tiếp thu và chuyển hóa như thế nào trong đời sống tư tưởng và văn học thời đại Lý – Trần”, Tạp chí Văn học, (6), tr.76-94.
6. Nguyễn Huệ Chi (1998), Thơ văn Lý – Trần (tập 1), Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, viện văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Huệ Chi (1998), Thơ văn Lý – Trần (tập 2), Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, viện văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Băng Thanh (2010), “Trần Nhân Tông và tầm vóc một thời đại”, Gương mặt văn học Thăng Long, Nxb Hà Nội, Hà Nội, tr.146-169.
9. Trương Văn Chung (1996), Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần, Luận án phó Tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội.
10. Trương Văn Chung, Doãn Chính (2008), Tư tưởng Việt Nam thời Lý –
Trần, Nxb Chính trị Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.
11. Thiều Chửu (2000), Hán Việt tự điển, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
12. Cao Hữu Đính, Văn học sử Phật giáo, Nxb Minh Đức, Sài Gòn.
13. Hiểu Đông (2009), Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm văn học Thiền tông đời Trần, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
14. Lê Giang (2001), Ý thức văn học cổ Trung đại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
Ngữ văn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
15. Trần Văn Giáp (1942), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
16. Trần Văn Giàu (2000), Bản lĩnh Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam: từ khởi nguyên đến thế kỉ XIV, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, Hà Nội.
18. Trần Thị Thu Hiền (2009), Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
19. Phạm Thành Hiệp (2011), Thơ ca Thịnh Trần – hành trình đi tìm cái đẹp, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
20. Hồ Sĩ Hiệp (2007), Đến với Đường thi tuyệt cú, Nxb Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Duy Hinh (1992), “Phật giáo với văn học Việt Nam”, Tạp chí văn học, (4), tr.4-6.
22. Trần Hoàng Hùng (2005), Con người trong thơ Thiền Lý – Trần dưới góc nhìn thi pháp học hiện đại, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
23. Nguyễn Phạm Hùng (1996), Văn học Lý – Trần nhìn từ thể loại, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Phạm Hùng (1998), Thơ thiền Việt Nam – Những vấn đề lịch sử và tư tưởng, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
25. Nguyễn Phạm Hùng (1998), “Trần Nhân Tông giữa cảnh đời hư thực”,
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (4), tr.56-57.
26. Nguyễn Phạm Hùng (2007), “Bàn thêm về khuynh hướng văn học Thiền thời Trần”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (3), tr.26-29.
27. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội.
29. Ngô Sĩ Liên (1967), Đại Việt sử ký toàn thư (tập 1), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Ngô Sĩ Liên (1967), Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
31. Nguyễn Công Lý (2002), Văn học Phật giáo thời Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
32. Nguyễn Công Lý (1997), Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền Tông thời Lý
– Trần, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
33. Đặng Hồng Nam (1996), Tuyển thơ các vua Trần, Nxb Hội văn học nghệ thuật Nam Hà, Hà Nam.
34. Mai Ý Nhi, Giá trị nhân sinh của thơ thiền Việt Nam thời Lý – Trần xét từ phương diện hình tượng, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
35. Nhiều tác giả (Tuệ Sĩ dịch) (1973), Các tông phái đạo Phật, Tủ thư Vạn Hạnh, Sài Gòn.
36. Nhiều tác giả (1981), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Nhiều tác giả, Trần Nhân Tông vị vua Phật Việt Nam, Nxb Tổng hợp