Dịch tễ học

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 36 - 44)

- Loài vật mắc bệnh: chó mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng chó con từ 8 tuần đến 1 năm thường cảm nhiễm hơn. Chó lớn hơn 2 năm tuổi ít khi chết.

- Chất chứa căn bệnh: chất tiết ở mũi, phân, nước tiểu (chó mắc bệnh có thể bài virus trong 6 tháng), máu (thời kỳ sốt), những mô bị tổn thương…

- Đường xâm nhập: chủ yếu qua đường tiêu hóa do nuốt virus từ thức ăn hay nước uống nhiễm phân hay nước bọt, nước tiểu của thú mắc bệnh. Việc truyền qua đường không khí không được ghi nhận.

- Cách lây lan

+ Trực tiếp: do nuôi nhốt chung.

+ Gián tiếp: qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột, chuồng nhốt, qua tay chân, quần áo người chăm sóc… (Trần Thanh Phong, 1996).

2.8.4.2. Sinh bệnh học

Sau khi vào đường tiêu hóa, virus sẽ nhân lên đầu tiên ở những hạch amygdale (họng) và mảng Payer ở ruột. Sau đó, virus xâm nhập vào máu (viremia), virus gây nhiễm ở những tế bào nội mô của nhiều mô nhất là những cơ quan phủ tạng (gan, lách, thận, phổi…).

2.8.4.3. Triệu chứng

Theo ThS. Nguyễn Phước Trung (2002)

- Dạng quá cấp: trên chó con, có thể chết sau vài giờ mà không có triệu chứng điển hình.

- Dạng cấp tính

+ Thú sốt 41oC trong 2 ngày, viêm kết mạc.

+ Triệu chứng tiêu hóa: bỏ ăn, uống nhiều, viêm dạ dày ruột, nôn thường xuyên, tiêu chảy. Thú bị đau khi sờ nắn bụng nhất là ở vùng gan, mật. Phản ứng hạch: viêm amiđan, phù thũng. Mắt: viêm kết mạc cấp, phù, giác mạc xanh, đục dần từ ngoài vào trong, giảm trương lực mắt tạm thời. Bạch cầu giảm trong vài ngày đầu.

+ Diễn tiến: thường lành bệnh 6 – 10 ngày. Giai đoạn hồi phục khoảng 15 ngày.

- Dạng bán cấp tính: là dạng cấp tính nhưng nhẹ hơn với những rối loạn tiêu hóa, phù giác mạc. Thú lành bệnh trong 3 – 4 tuần hoặc sốt cao gắn với tình trạng chung xấu và lịm trong vài ngày.

- Thể ẩn: không có triệu chứng lâm sàng. 2.8.4.4. Bệnh tích

- Bệnh tích đại thể

+ Hạch bạch huyết thủy thũng, sung huyết nhẹ, thường xuất huyết, hạch amiđan viêm sưng to.

+ Cơ quan tiêu hóa: xuất huyết đốm đỏ ở màng thanh dịch mặt ngoài ruột, thường có dịch xuất trong hay màu đỏ của máu trong xoang bụng.

+ Gan: sưng to, mềm, dễ vỡ, có đốm hoại tử, có thể thấy thành túi mật bị thủy thũng dày lên.

- Bệnh tích vi thể

+ Tế bào gan bị hoại tử và có sự nở rộng của các xoang.

+ Xuất hiện nhiều thể vùi trong nhân tế bào nội mô hay trong những tế bào nhu mô gan, trong tế bào Kuffer (Trần Thanh Phong, 1996).

2.8.4.5. Chẩn đoán

- Chẩn đoán lâm sàng

+ Khó chẩn đoán về mặt lâm sàng, lưu ý số lượng bạch cầu giảm. + Cần phân biệt với các bệnh

. Bệnh Carré: xáo trộn hô hấp, xáo trộn thần kinh, chứng sừng hóa ở mõm và gan bàn chân.

. Bệnh do Leptospira: viêm dạ dày ruột chảy máu, viêm lở loét miệng, vàng da và niêm mạc, tăng số lượng bạch cầu.

. Ngoài ra, cần phân biệt với một số bệnh khác gây tổn thương ở gan do vi trùng, do độc chất, do giun sán...

- Chẩn đoán phòng thí nghiệm

+ Phân lập virus từ những mô bị nhiễm (gan, lách, thận), nước tiểu và dịch tiết của mũi chó mắc bệnh. Nuôi trên môi trường tế bào thận có nguồn gốc từ chó. Quan sát các biến đổi trên tế bào nuôi cấy.

+ Phản ứng HI và trung hòa virus được dùng để định type virus phân lập (trích dẫn Nguyễn Minh Tuấn, 2006).

2.8.4.6. Điều trị

- Truyền máu cho chó mắc bệnh nặng.

- Truyền dịch, chống viêm dạ dày ruột bằng chất tráng niêm mạc dạ dày ruột: phosphalugel, actapulgte, dùng thuốc chống ói mửa, chống tiêu chảy.

- Kháng sinh để chống phụ nhiễm: ampicilline, tetracycline...

- Trường hợp gan bị hư hại nhiều, đục giác mạc thì không điều trị được. 2.8.4.7. Phòng bệnh

- Cách ly chó bệnh, tẩy trùng vệ sinh chuồng nuôi để phòng lây lan. Chó chết vì bệnh viêm gan truyền nhiễm phải đốt xác để tránh ô nhiễm môi trường. - Tiêm ngừa đầy đủ cho chó trong tình trạng khỏe mạnh.

2.8.5. Ngộ độc

Thú bị ngộ độc là do tiếp xúc hay ăn phải những chất độc như thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng, diệt ký sinh trùng, hay ăn phải những thức ăn có tẩm chất độc... 2.8.5.1. Chẩn đoán

- Chẩn đoán lâm sàng: thú biểu hiện triệu chứng rất đa dạng, tùy vào loại chất độc mà thú tiếp xúc hay nuốt phải.

- Chó ói mửa, trào nhiều nước bọt, tiêu chảy, có thể co giật, co giãn đồng tử quá mức, khó thở, thú bị tím tái, hôn mê rồi chết.

- Chỉ xảy ra trên những cá thể tiếp xúc hay ăn phải chất độc, những con cùng đàn thì vẫn bình thường.

2.8.5.2. Cách giải độc

- Loại bỏ chất độc bằng cách gây nôn, bằng apomorphine, than hoạt tính, thuốc xổ Na2SO4, MgSO4 0,5 g/ kg (chỉ dùng một lần duy nhất), đồng thời tiến hành súc rửa dạ dày.

- Hỗ trợ tuần hoàn, giảm đau, chống co giật: anazine... - Dùng furosemide thúc đẩy thải chất độc qua nước tiểu. - Tăng cường chất giải độc gan bằng heparenol.

- Truyền dịch tĩnh mạch glucose 10 – 20% hay truyền lactate ringer, tiêm glucose 30%.

- Sủ dụng các chất giải độc đặc biệt khi xác định chính xác được chất gây độc.

- Sau khi thú bình phục, cần tăng cường sức đề kháng cho thú bằng vitamin C, vitamin nhóm B, cho ăn thức ăn dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng.

2.8.6. Bệnh do giun sán 2.8.6.1. Bệnh do giun móc

Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1996) thì tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó khá cao và cao nhất là Ancylostoma. Một số nơi ở nước ta, tỷ lệ chó nhiễm giun móc rất cao (trên 70%), đặc biệt chó trên 12 tháng tuổi tỷ lệ này có thể lên đến 96% (Nguyễn Văn Biện, 2001).

- Triệu chứng

+ Cấp tính: thường thấy ở chó con từ 1 – 4 tháng tuổi. Chó nôn mửa liên tục, ăn kém hay bỏ ăn, chảy máu ruột. Trường hợp nặng: chó nôn ra máu tươi, phân lỏng đen như bã cà phê. Chó bị rối loạn chức năng tiết dịch và co bóp của dạ dày dẫn đến viêm ruột và dạ dày cấp. Tiêu chảy nặng, mất máu, mất nước, rối loạn

điện giải, kiệt sức, trụy tim mạch và chết. Hội chứng viêm ruột không chỉ tổn thương do giun móc bám vào ruột hút máu, gây ra độc tố mà còn do hệ vi khuẩn đường ruột gây bệnh kế phát.

+ Mãn tính: chó nhiễm giun móc lần đầu. Sau 1 tháng nhiễm ấu trùng, chó thiếu máu, chảy máu ruột. Sau vài tháng, triệu chứng này giảm, chỉ còn hiện tượng gầy còm, thiếu máu, thỉnh thoảng nôn khan. Nếu nuôi tốt, chó có thể hồi phục sức khỏe (Trương Lăng – Nguyễn Văn Hiền, 1995).

Hình 2.3. Hình trứng giun móc phát triển thành larvae (http://www.VeterinaryPartner.com/Content.plx?P=A&A=1530)

- Bệnh tích: có rất nhiều giun cắm sâu vào niêm mạc ruột ở đoạn không tràng. Niêm mạc ruột viêm cata và loét, hoặc xuất huyết. Giun móc hút máu và làm chảy máu con vật thiếu máu trầm trọng và gầy rạc.

- Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm phân tìm trứng giun theo phương pháp phù nổi với nước muối bão hòa.

- Điều trị

+ levamisol: 7 mg/ kg thể trọng.

+ mebendazole: 60 – 100 mg/ kg thể trọng, cho ăn hoặc cho uống. + fenbendazole: 50 mg/ kg thể trọng, cho ăn hay cho uống.

+ exotral (niclosamide + levamisole): 1viên/ 5kg. 2.8.6.2. Bệnh do giun đũa

Trên chó thường bị nhiễm 2 loài giun đũa: Toxocara canis và Toxascaris leonina. Cả 2 loài này đều ký sinh ở ruột non của chó và thú ăn thịt khác. Theo

Lương Văn Huấn và Trần Thanh Hằng (1990) cho biết tỷ lệ nhiễm của chó tại thành phố Hồ Chí Minh đối với Toxocara canis là 11,79%, nhiễm Toxascaris leonina là 5,88%. Bệnh gây tác hại chủ yếu ở chó nhỏ từ 20 ngày tuổi đến 2-3 tháng tuổi.

- Triệu chứng

+ Nhiễm giun lớn: chậm tăng trưởng, thân gầy còm, lông xơ xác, kém ăn, suy nhược, thiếu máu, ăn phân, bụng to, ngứa ở bụng và mặt trong đùi. Nôn mửa, tiêu chảy, rên rỉ do đau bụng, có khi thải giun ra ngoài theo nôn hay qua phân, phân màu trắng xám, thối khắm. Rối loạn thần kinh và còi xương.

+ Nhiễm ấu trùng: do ấu trùng di hành. Viêm phế quản phổi, rối loạn thần kinh, tăng bạch cầu ái toan.

+ Tiến triển: lành bệnh đối với trường hợp nhẹ. Biến chứng: tắc nghẽn, thủng thành ruột, hoàng đản (ThS. Nguyễn Phước Trung, 2002).

Hình 2.4. Hình trứng và giun đũa Toxocara canis trưởng thành (http://www.VeterinaryPartner.com/Content.plx?P=A&A=476)

- Bệnh tích: ruột to hơn bình thường, bên trong chứa nhiều giun, có khi gây tắc ruột, làm tắc ống dẫn mật. Niêm mạc ruột viêm cata, xuất huyết. Nếu bệnh nặng có thể gây viêm phúc mạc.

- Chẩn đoán

+ Dựa vào triệu chứng lâm sàng: thiếu máu, gầy còm, ói mửa, đôi khi có kèm cả giun qua đường miệng.

+ Xét nghiệm phân tìm trứng giun qua theo phương pháp phù nổi với nước muối bão hòa.

- Phòng trị: theo Bùi Ngọc Thúy Linh (2004), có thể sử dụng :

+ fenbendazole 60 mg/ kg thể trọng/ ngày/ lần (uống trong 2 ngày liên tục), có hiệu quả tẩy 100% đối với giun đũa. Liều 50 mg/ kg thể trọng, sử dụng liên tục 3 tuần trước khi sinh đến 2 ngày sau khi sinh để phòng trị ấu trùng Toxocara canis truyền từ chó mẹ sang chó con.

+ ivermectin 0,4 mg/ kg thể trọng, tiêm dưới da, hiệu quả tẩy sạch 96,66%. Liều 0,5 mg/ kg thể trọng, tiêm dưới da cho chó mẹ trước và sau khi sinh 10 ngày để phòng trị ấu trùng Toxocara canis truyền từ chó mẹ sang chó con.

+ Hoặc dùng exotral (niclosamide + levamisole): 1 viên/ 5 kg thể trọng. 2.8.6.3. Bệnh do sán dây

Ở Việt Nam, chó nhiễm chủ yếu 2 giống: Dipilidium và Diphyllobothrium. Theo Lê Hữu Khương và ctv (1995), tỷ lệ nhiễm Dipilidium trên chó tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh là 35,19%.

- Triệu chứng: khi bị nhiễm nhẹ thì chó không biểu hiện triệu chứng. Còn khi nhiễm nặng thì chó có biểu hiện như ói mửa, giảm ăn, tiêu chảy lẫn máu, và có biểu hiện thần kinh.

- Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm phân tìm đốt sán và trứng sán theo phương pháp lắng gạn.

- Điều trị: sử dụng biaverm (phối hợp levamisole và niclosamide) hay dùng exotral 1 viên/ 5 kg thể trọng.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 36 - 44)