Bệnh do giun sán

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 68 - 70)

4.2.4.1. Triệu chứng

Chó bị mắc bệnh do giun sán thường có các biểu hiện sau: chó ăn ít, gầy còm, chậm lớn, lông dựng, xơ xác. Chó con bụng to, thiếu máu là triệu chứng điển hình của giun móc. Chó nhiễm nặng thường bỏ ăn, đôi khi ói hay tiêu chảy đều có giun, niêm mạc nhợt nhạt. Đa số các trường hợp chó bị tiêu chảy, phân lầy nhầy có lẫn máu, thường không sốt. Bệnh do giun sán thường không gây các biểu hiện nghiêm trọng, thường gây giảm trọng, thú chậm lớn và xáo trộn tiêu hóa.

4.2.4.2. Chẩn đoán

- Dựa trên các biểu hiện lâm sàng.

- Xét nghiệm phân tìm trứng giun bằng phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa.

Do điều kiện khảo sát còn hạn chế, chúng tôi chỉ xét nghiệm 30 mẫu phân từ 94 chó có những biểu hiện lâm sàng như trên.

Bảng 4.10. Tỷ lệ chó nhiễm giun ký sinh đường tiêu hóa

Nhiễm giun Mẫu dương tính Tỷ lệ (%)

Giun đũa (Toxocara canis) 10 33,33

Giun móc (Ancylostoma caninum) 17 56,67

Nhiễm ghép (giun móc + giun đũa) 3 10

Tổng 30 100

Theo kết quả khảo sát của Lê Hữu Khương và Trần Thanh Hằng (1997) – trích dẫn bởi Nguyễn Khắc Trí (2006), tỷ lệ nhiễm giun móc trên chó tại TP.HCM rất cao từ 41,17% đến 91,17%. Qua bảng 4.10, sự ghi nhận của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm giun móc trên chó (56,67%) cũng rất phù hợp với nhận định của 2 tác giả trên. Tỷ lệ nhiễm giun đũa qua khảo sát của chúng tôi là 33,33% trong tổng số 30 ca nhiễm giun trên chó, kết quả này thấp hơn so với kết quả khảo sát của Bùi Ngọc Thúy Linh (2004) về tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó tại khu vực TP.HCM là 37,84%, do số mẫu khảo sát của chúng tôi còn hạn chế so với các nghiên cứu khác.

Hình 4.7. Trứng giun móc xem ở vật kính 40 4.2.4.3. Điều trị

- exotral (levamisole + niclosamide) 1 viên/ 5 kgthể trọng, uống trước khi ăn. Đối với chó con dễ tái nhiễm nên cho uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng. Chó lớn xổ 2 lần/ năm tránh tái nhiễm.

4.2.4.4. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa

Bảng 4.11. Kết quả điều trị nhóm nghi bệnh do giun sán Nhóm bệnh Số ca bệnh Số chó khỏi Tỷ lệ khỏi (%) Số chó chết Tỷ lệ chết (%) Nghi bệnh do giun sán đơn thuần 94 89 94,68 5 5,32

Nghi bệnh Carré ghép giun sán 12 3 25 9 75

Nghi bệnh do Parvovirus ghép giun sán 9 2 22,22 7 77,78 Nghi bệnh do Parvovirus ghép Carré ghép giun sán 11 2 18,18 9 81,82 Tổng số chó nghi bệnh do giun sán 126 96 76,19 30 23,81

Trong 126 ca nhóm chó nghi bệnh do giun sáncó 96 chó khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 76,19%, trong đó:

+ Nhóm nghi bệnh do giun sán đơn thuần: chúng tôi điều trị 94 ca, có 89 ca khỏi bệnh chiếm 94,68%. Kết quả này cao hơn so với kết quả của Phạm Thị Thanh Lý (2002) là 91,4% nhưng thấp hơn kết quả khảo sát của Nguyễn Khắc Trí (2006) với tỷ lệ 96,95%.

Để phòng bệnh do giun sán cần định kỳ xổ giun cho chó, chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng, vệ sinh khu vực xung quanh nhà và không nên thả chó chạy rong.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)