4.2.6.1. Chẩn đoán
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi ghi nhận chó nghi mắc bệnh do vi khuẩn gây ra có những triệu chứng như sau: chó ủ rũ, bỏ ăn hay ăn không tiêu, ói mửa, bụng đau, có thể sốt hoặc không. Phân lỏng, lầy nhầy, đôi khi có máu, mùi phân không đặc trưng như bệnh do Parvovirus.
Nếu nhẹ chó vẫn bình thường, nếu tiêu chảy mãn tính thì chó rất gầy ốm. Do bị ói mửa, tiêu chảy nên chó bị mất nước nhưng không nhanh và trầm trọng như bệnh do Parvovirus.
Trường hợp nặng, chó sốt cao 40 – 41oC, bỏ ăn, các hạch sưng lớn, ói mửa và tiêu chảy nhiều lần kèm theo máu và niêm mạc. Về sau thân nhiệt càng hạ, nếu không chữa trị kịp thời, chó có thể chết.
Bệnh thường xảy ra trên chó mới được mua về hay chuyển đi nơi khác, sự thay đổi về chỗ ở, thay đổi môi trường sống một cách đột ngột, stress, điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng không tốt, thay đổi thức ăn hay thức ăn ôi thiu là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh.
Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, ngộ độc. Trong điều kiện thực tế cho phép, chúng tôi tiến hành lấy 8 mẫu phân một cách
ngẫu nhiên trong số các ca bệnh để gửi xét nghiệm vi sinh và làm kháng sinh đồ tại bệnh viện Thú Y. Kết quả xét nghiệm vi sinh: E.coli (cả 8 mẫu).
Bảng 4.12. Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn E.coli
Nhạy Trung gian Kháng
Kháng sinh Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Ampicillin 2 25 0 0 6 75 Amoxcillin 2 25 0 0 6 75 Cephalexin 2 25 2 25 4 50 Penicilline 0 0 0 0 8 100 Gentamycin 4 50 2 25 2 25 Kanamycin 2 25 4 50 2 25 Streptomycin 0 0 2 25 6 75 Norfloxacin 5 62,5 2 25 1 12,5 Ciprofloxacin 0 0 0 0 8 100 Tobramycin 5 62,5 1 12,5 2 25 Ofloxacin 0 0 0 0 8 100 Colistin 4 50 1 12,5 3 37,5 Doxycycline 1 12,5 3 37,3 4 50 Tetracycline 0 0 4 50 4 50 Bactrim 1 12,5 2 25 5 62,5 Neomycine 0 0 1 12,5 7 87,5
Qua bảng 4.12 chúng tôi nhận thấy vi khuẩn E.coli hiện diện ở các mẫu nhạy với kháng sinh norfloxacin và tobramycin chiếm tỷ lệ cao nhất 62,5%, số mẫu trung gian với kháng sinh kanamycin và tetracycline chiếm tỷ lệ cao nhất 50%. Sau khi điều trị với loại kháng sinh mà vi khuẩn nhạy cảm theo kết quả kháng sinh đồ
một số ca bệnh được xét nghiệm, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ khỏi bệnh cao, điều này chứng tỏ quá trình phân lập vi khuẩn từ phân, áp dụng kháng sinh để điều trị theo kết quả của kháng sinh đồ là đi đúng hướng.
4.2.6.2. Điều trị
- Sử dụng kháng sinh.
- Thuốc điều trị triệu chứng: chống ói, cầm tiêu chảy, cầm máu, bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột.
- Truyền dịch chống mất nước và chất điện giải. - Trợ sức, trợ lức: vitamin nhóm B, vitamin C.
- Chó cần được giữ nơi ấm áp, thoáng, cho ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, không có chất béo.
4.2.6.3. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa
Qua liệu pháp điều trị bằng kháng sinh và thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng cho chó, chúng tôi nhận thấy trong 54 chó bệnh có 49 con khỏi bệnh, hiệu quả điều trị chiếm tỷ lệ 90,74%. Kết quả khảo sát tương đối phù hợp với kết quả của Phạm Thị Thanh Lý (2002) là 91,07%. Có 5 con chết do bị nhiễm nặng và không được mang đi điều trị liên tục, chiếm tỷ lệ 9,26%.
Để phòng bệnh cho chó, cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh và môi trường sống cho chó, chế độ dinh dưỡng, không cho chó ăn những thức ăn đã ôi thiu, ẩm mốc, không nấu chín, cần hạn chế sự thay đổi thức ăn hay môi trường sống một cách đột ngột cho chó.