LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CÓ TRIỆU

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 44)

CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ

- Phạm Thị Thanh Lý (2002) đã ghi nhận tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khảo sát tại Bệnh xá Thú y – trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh là 55,16%, hiệu quả điều trị đạt 63,12%.

- Quách Chí Cường (2004) đã ghi nhận tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khảo sát tại Bệnh xá Thú y – trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh là 46,46%, hiệu quả điều trị đạt 72,85%.

- Ngô Quốc Hưng (2005) đã ghi nhận tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khảo sát tại Bệnh xá Thú y – trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh là 53,55%, hiệu quả điều trị đạt 77,71%.

- Nguyễn Minh Tuấn (2006) đã ghi nhận tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khảo sát tại Chi Cục Thú y Cà Mau là 56,75%, hiệu quả điều trị đạt 68,08%.

PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT

- Thời gian: 09/01/2007 đến 09/05/2007.

- Địa điểm khảo sát: Bệnh viện Thú Y – Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT 3.2.1. Đối tượng khảo sát 3.2.1. Đối tượng khảo sát

664 chó bị bệnh được mang đến khám và điều trị tại Bệnh viện (trừ những trường hợp chó đem đến tiêm phòng và xổ giun định kỳ).

3.2.2. Dụng cụ khảo sát

- Các dụng cụ chẩn đoán lâm sàng: nhiệt kế, ống nghe, đèn soi mắt, bàn khám, khớp mõm, dây buộc mõm, cân trọng lượng...

- Dụng cụ giải phẫu: kéo, dao mổ, nhíp, bàn mổ... - Thuốc sát trùng: cồn, oxy già, povidine...

- Các loại thuốc được sử dụng điều trị tại bệnh viện hay cho toa mua trên thị trường (các loại kháng sinh, thuốc kháng viêm, các loại vitamin...).

3.3. NỘI DUNG KHẢO SÁT

- Xác định tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy và một số yếu tố có liên quan đến bệnh (tuổi, giống, giới tính).

- Tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó.

Ghi nhận bệnh tích đại thể, vi thể trên một số chó mắc bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy.

Xét nghiệm 30 mẫu phân tìm trứng giun bằng phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa.

Thu thập 8 mẫu phân trong số các ca bệnh nghi do vi trùng để gửi xét nghiệm vi sinh và làm kháng sinh đồ.

Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị. 3.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

3.4.1. Lập bệnh án theo dõi

Tiếp nhận chó bệnh, tiến hành lập hồ sơ bệnh án theo dõi theo mẫu có sẵn tại bệnh viện.

3.4.2. Chẩn đoán lâm sàng

- Hỏi chủ nhân về lịch sử, các triệu chứng và các vấn đề có liên quan đến tình trạng bệnh của thú: độ tuổi, thời gian xảy ra bệnh, đã chủng ngừa hay tẩy giun chưa, đã dùng các thuốc nào để điều trị và kết quả như thế nào.

- Quan sát thể trạng, cách đi đứng của chó bệnh.

- Đo thân nhiệt, sờ nắn các hạch, kiểm tra niêm mạc (mắt, miệng).

- Nghe tim, phổi, sờ nắn vùng cổ, ngực, bụng để xem các cảm giác đau, phản xạ ho.

- Kiểm tra tính đàn hồi của da để đánh giá tình trạng mất nước của chó. - Khám tai, mũi, miệng và hệ niệu dục.

- Thử các phản xạ thần kinh: phản xạ đau, sự co cơ. 3.4.3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm

- Xét nghiệm 30 mẫu phân tìm trứng giun bằng phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa.

Cách làm: cho 1 – 2 gam phân vào ống nghiệm, thêm vào đó một ít nước muối NaCl bão hòa, lắc đều. Lọc qua lưới lọc rồi cho vào 1 lọ miệng hẹp, cho nước muối bão hòa vào đầy miệng lọ. Đậy lamelle lên miệng lọ, để yên 15 – 20 phút. Lấy nhanh lamelle ra, phủ lame. Kiểm tra trên kính hiển vi có độ phóng đại 100 và 400 lần.

- Thu thập 8 mẫu phân trong số các ca bệnh nghi do vi trùng để gửi xét nghiệm vi sinh và làm kháng sinh đồ.

Cách lấy mẫu: dùng bông gòn thấm cồn sát trùng chung quanh vùng hậu môn chó, sau đó dùng tăm bông vô trùng lấy mẫu phân trong hậu môn chó, cho vào lọ đựng mẫu và gửi đến phòng xét nghiệm của bệnh viện Thú Y.

- Chẩn đoán mô bệnh học: trường hợp chó bị chết, được sự đồng ý của chủ nuôi, tiến hành mổ khám để quan sát bệnh tích đại thể và vi thể. Lấy mẫu của 1 chó nghi bệnh do Parvovirus bảo quản trong dung dịch formol 10% để làm tiêu bản vi thể và đọc mẫu tại phòng xét nghiệm của bệnh viện Thú Y.

3.4.4. Điều trị bệnh

Dựa vào kết quả chẩn đoán sẽ có những liệu pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi chó mà có thể tiến hành điều trị mỗi ngày.

35

Bệnh Carré Bệnh do Parvovirus Bệnh do Leptospira

- Kháng sinh: septotryl, shotapen, baytril.

- Truyền dịch: lactate ringer và glucose 5%.

- Chống ói: primperan - Cầm tiêu chảy: imodium.

- Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: actapulgite hay phosphalugel.

- Kháng viêm, hạ sốt: ketofen. - Giảm ho, long đờm: bromhexine. - Giảm tiết dịch mũi: exomuc. - Chống co giật, an thần: diazepam. - Trợ sức, trợ lức: vitamin nhóm B, vitamin C.

- Truyền dịch chống mất nước và chất điện giải: lactate ringer và glucose 5%. - Kháng sinh: septotryl, shotapen, baytril.

- Chống ói: primperan. - Cầm tiêu chảy: imodium.

- Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột : actapulgite hay phosphalugel.

- Trợ sức, trợ lức: vitamin nhóm B, vitamin C.

- Chó cần được giữ ấm, cho ăn thức ăn dễ tiêu, không có chất béo.

- Kháng sinh: oxytetracycline, shotapen, doxycycline.

- Truyền dịch chống mất nước và chất điện giải: lactate ringer và glucose 5%. - Chống ói: primperan.

- Cầm tiêu chảy: imodium.

- Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: actapulgite hay phosphalugel.

- Trợ sức, trợ lức: vitamin nhóm B, vitamin C.

- Trường hợp miệng chó bị lở loét thì vệ sinh bằng dung dịch iod (povidine).

36

Bệnh do giun sán Bệnh do vi trùng Ngộ độc

- exotral (levamisole + niclosamide) 1 viên/ 5 kg thể trọng, uống trước khi ăn. Đối với chó con dễ tái nhiễm nên cho uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng. Chó lớn xổ 2 lần/ năm tránh tái nhiễm. - ivomec (ivermectin) 0,5 mg/ kg thể trọng (tiêm dưới da), trị được giun tròn.

- Kháng sinh: septotryl, baytril. - Chống ói: primperan.

- Cầm tiêu chảy: imodium.

- Cầm máu: vitamin K hoặc dycynon. - Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: actapulgite hay phosphalugel.

- Truyền dịch chống mất nước và chất điện giải: lactate ringer và glucose 5%. - Trợ sức, trợ lức: vitamin nhóm B, vitamin C.

- Chó cần được giữ nơi ấm áp, thoáng, cho ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, không có chất béo.

- Truyền dịch: lactate ringer và glucose 5%.

- Loại bỏ chất độc: furosemide. - Chống co giật: diazepam.

- Gây nôn nhanh chóng: apokinon (apomorphin).

- Tiêm dexamethasone, giảm stress cho thú.

- Khi thân nhiệt hạ quá thấp, dùng đèn sưởi ấm.

- Tăng cường sức đề kháng : vitamin nhóm B và C. Cho ăn thức ăn dễ tiêu và đầy đủ chất dinh dưỡng giúp chó nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

3.5. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT VÀ CÁCH TÍNH

- Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy (%) Số chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy

= x 100

Số chó khảo sát

- Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi, giống, giới tính (%)

Số chó bệnh theo tuổi, giống, giới tính

= x 100

Số chó khảo sát theo tuổi, giống, giới tính

- Tỷ lệ từng loại bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy (%)

Số chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo từng loại bệnh

= x100

Số chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy được đem đến khám - Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh (%) Số chó khỏi bệnh = x 100 Số chó điều trị - Tỷ lệ chết (%) Số chó chết = x 100 Số chó điều trị

Dùng trắc nghiệm χ2 với phần mềm Minitab để xử lý số liệu.

54.22% 45.78%

Số chĩ bệnh cĩ triệu chứng ĩi mửa, tiêu chảy

Số chĩ bệnh khác

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy

Qua kết quả khảo sát chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy được trình bày qua bảng 4.1 và 4.2.

Bảng 4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên tổng số chó khảo sát khảo sát

Số chó khảo sát Số chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy Tỷ lệ (%)

664 360 54,22

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy

Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy trong 664 ca bệnh được khảo sát có 360 ca chó bị bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy chiếm 54,22%. Tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả của Phạm Thị Thanh Lý (2002) ghi nhận tại Bệnh viện Thú Y với tỷ lệ là 55,16% và Nguyễn Khắc Trí (2006) là 57,49%.

Trong quá trình thực tập, chúng tôi nhận thấy bệnh trên đường tiêu hóa luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với các bệnh trên các hệ thống khác, có thể là do điều kiện vệ sinh, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cho chó chưa đúng cách, việc tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cũng như xổ giun sán định kỳ cho chó chưa được quan tâm triệt

43.33% 27.22% 29.45% Ĩi mửa và tiêu chảy Ĩi mửa Tiêu Chảy

để…Ngoài ra, các bệnh nặng ở các cơ quan khác đều kéo theo xáo trộn tiêu hóa (Nguyễn Như Pho,1995).

Bảng 4.2. Tỷ lệ các triệu chứng trong bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy Triệu chứng

Số chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy

Ói mửa + tiêu chảy Tỷ lệ (%)ä Ói mửa Tỷ lệ (%)ä Tiêu chảy Tỷ lệ (%)ä 360 156 43,33 98 27,22 106 29,45

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ các triệu chứng trong bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy Qua bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa kết hợp với tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao nhất 43,33%, kế đến là chó có triệu chứng tiêu chảy chiếm 29,45% và thấp nhất là chó có triệu chứng ói mửa 27,22%.

Qua bảng này cho thấy tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa kết hợp với tiêu chảy chiếm tỷ lệ khá cao. Kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn kết quả của Quách Chí Cường (2004) là 34,63% và kết quả của Ngô Quốc Hưng (2005) là 40,06%, tương đối phù hợp với kết quả của Nguyễn Minh Tuấn (2006) là 43,69%.

58.14 76.95 44.59 27.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 T l (%) < 2 tháng 2 - 6 tháng >6 - 12 tháng >12 tháng Tháng tui

4.1.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi

Lứa tuổi của thú là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ bệnh theo lứa tuổi trên những chó có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy. Kết quả được trình bày qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi Lứa tuổi Số chó khảo sát Số chó bệnh Tỷ lệ

(%) Mức ý nghĩa <2 tháng 43 25 58,14 2 – 6 tháng 308 237 76,95 >6 – 12 tháng 74 33 44,59 >12 tháng 239 65 27,2 P< 0,001 Tổng 664 360 54,22

Qua bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy: nhìn chung tỷ lệ nhiễm bệnh trên đường tiêu hóa đều chiếm tỷ lệ khá cao trên mọi lứa tuổi, đặc biệt trên các chó chưa được tiêm chủng ngừa bệnh truyền nhiễm như bệnh Carré, bệnh do Parvovirus…

- Chó ở lứa tuổi 2 – 6 tháng chiếm tỷ lệ nhiễm bệnh trên đường tiêu hóa cao nhất so với các lứa tuổi khác (76,95%). Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm bệnh trên đường tiêu hóa của nhóm chó ở lứa tuổi 2 – 6 tháng so với ba nhóm tuổi còn lại rất có ý nghĩa, như đối với nhóm <2 tháng tuổi (P<0,01), với nhóm >6 – 12 tháng (P<0,001), với nhóm >12 tháng tuổi (P<0,001). Từ 2 – 6 tháng tuổi, chó không còn được bảo hộ bởi kháng thể mẹ truyền nữa, giai đoạn này cũng có nhiều sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, stress…làm giảm sức đề kháng, chó rất dễ cảm nhiễm với nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nếu chó không được tiêm phòng.

- Tỷ lệ nhiễm bệnh đường tiêu hóa trên chó ở lứa tuổi <2 tháng và >6 – 12 tháng thì không có sự khác biệt về mặt thống kê (P>0,05).

+ Giai đoạn chó con <2 tháng tuổi rất dễ cảm thụ với bệnh vì có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: thời tiết, sự thay đổi về chỗ ở, tách khỏi mẹ, chó con có thể bị stress hay do sự lây truyền bệnh từ chó mẹ sang như bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, giun sán…và lây lan giữa các cá thể khác trong đàn. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này chó con được bảo hộ bởi kháng thể được truyền từ mẹ qua nhau thai. Kháng thể này về mặt lý thuyết tạo nên miễn dịch cho chó con cho đến 2 tháng tuổi (Lê Thanh Hải, 1995 - trích dẫn bởi Phạm Thị Thanh Lý, 2002). Do đó chó con trong giai đoạn này mặc dù chưa được tiêm phòng nhưng vẫn có khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh.

+ Nhóm từ 6 – 12 tháng tuổi thì hệ thống miễn dịch của cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh, chó đang tuổi trưởng thành, cơ thể cũng dần thích nghi tốt với môi trường sống và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng thì vẫn có thể nhiễm bệnh. Tỷ lệ nhiễm bệnh của nhóm tuổi này qua khảo sát là 44,59%.

60 47.57 0 10 20 30 40 50 60 T l (%) Đực Cái Gii Tính

- Giai đoạn >12 tháng là giai đoạn chó đã trưởng thành, hệ thống bảo vệ cơ thể cũng đã kiện toàn, tính thích ứng được tăng cường, sức đề kháng mạnh, do đó tính cảm thụ bệnh giảm (27,2%). Trong quá trình điều tra, chúng tôi ghi nhận đa số những chó trong lứa tuổi >12 tháng nhiễm bệnh có biểu hiện triệu chứng ói mửa, tiêu chảy như bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, bệnh do Leptospira…là những con đã được chủng ngừa lúc nhỏ nhưng chủ nuôi không tuân thủ đầy đủ việc tái chủng hàng năm.

4.1.2. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính

Bảng 4.4. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính Giới tính Số chó khảo sát Số chó bệnh Tỷ lệ (%) Mức ý nghĩa

Đực 355 213 60

Cái 309 147 47,57

P < 0,01

Tổng 664 360 54,22

Qua bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của chó đực cao hơn chó cái (60% so với 47,57%). Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P <0,01). Kết quả khảo sát tương đối phù hợp với kết quả của Ngô Quốc Hưng (2005) là 61,15% so với 45,57%, Nguyễn Minh Tuấn (2006) là 66,40% so với 41,94%.

4.1.3. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống

Trong quá trình thu thập số liệu, chúng tôi ghi nhận nhiều giống chó khác nhau nhưng vì điều kiện có hạn trong việc xác định các giống chó nên chúng tôi chỉ chia ra làm 2 nhóm: giống chó nội và giống chó ngoại (bao gồm cả chó ngoại thuần và lai ngoại). Kết quả được trình bày qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống Giống chó Số chó khảo sát Số chó bệnh Tỷ lệ (%) Mức ý nghĩa

Nội 270 170 62,96

Ngoại 394 190 48,22

P<0,001

Tổng 664 360 54,22

Qua bảng 4.5 chúng tôi thấy rằng tỷ lệ bệnh ở nhóm giống chó nội cao hơn so với nhóm giống chó ngoại. Giữa 2 nhóm giống này có sự khác biệt rất rõ rệt về

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)