Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 56)

Trong quá trình thu thập số liệu, chúng tôi ghi nhận nhiều giống chó khác nhau nhưng vì điều kiện có hạn trong việc xác định các giống chó nên chúng tôi chỉ chia ra làm 2 nhóm: giống chó nội và giống chó ngoại (bao gồm cả chó ngoại thuần và lai ngoại). Kết quả được trình bày qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống Giống chó Số chó khảo sát Số chó bệnh Tỷ lệ (%) Mức ý nghĩa

Nội 270 170 62,96

Ngoại 394 190 48,22

P<0,001

Tổng 664 360 54,22

Qua bảng 4.5 chúng tôi thấy rằng tỷ lệ bệnh ở nhóm giống chó nội cao hơn so với nhóm giống chó ngoại. Giữa 2 nhóm giống này có sự khác biệt rất rõ rệt về mặt thống kê (P <0,001). Có thể là do giống chó nội được nuôi theo phương thức thả rong và chăm sóc kém nên tỷ lệ nhiễm bệnh có phần cao hơn so với giống chó ngoại. Kết quả khảo sát của chúng tôi khác với kết quả khảo sát của Phạm Thị Thanh Lý (2002) và Nguyễn Minh Tuấn (2006), những tác giả này cho rằng nhóm giống chó ngoại mắc bệnh cao hơn so với nhóm giống chó nội. Kết quả của chúng tôi lại tương đối phù hợp với kết quả khảo sát của Quách Chí Cường (2004) và Nguyễn Khắc Trí (2006). Sự khác biệt có thể là do đối tượng, số mẫu khảo sát, địa bàn, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và phương thức phòng ngừa giữa các hộ nuôi cũng khác nhau, có thể nhóm giống chó ngoại được nuôi dưỡng và chích ngừa đầy đủ nên sức đề kháng với bệnh tốt hơn.

62.96 48.22 0 10 20 30 40 50 60 70 T l (%) Nội Ngoại Nhĩm ging

Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống 4.2. Định hướng một số nguyên nhân gây nên triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó

Trong điều kiện có hạn, khả năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế nhất định, không có khả năng làm các xét nghiệm phi lâm sàng để chẩn đoán chính xác được các bệnh gây nên triệu chứng ói mửa, tiêu chảy. Do đó, chúng tôi chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng là chính để chia các chó mắc phải bệnh thành các nhóm bệnh trong bảng 4.6 và 4.7.

Bảng 4.6. Tỷ lệ các nhóm bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy

Nhóm bệnh Số ca bệnh Tỷ lệ (%) Nghi bệnh Carré 110 30,56 Nghi bệnh do Parvovirus 62 17,22 Nghi bệnh do Leptospira 3 0,83 Nghi bệnh do giun sán 94 26,11 Ngộ độc 5 1,39 Nghi do vi trùng 54 15

Nghi bệnh Carré ghép giun sán 12 3,33

Nghi bệnh do Parvovirus ghép giun sán 9 2,5

Nghi bệnh do Parvovirus ghép Carré ghép giun sán 11 3,06

Qua bảng 4.6 chúng tôi nhận thấy chó nghi bệnh Carré chiếm tỷ lệ cao nhất 30,56%, tiếp theo là nhóm nghi bệnh do giun sán chiếm tỷ lệ 26,11%, nghi bệnh do Parvovirus 17,22% và thấp nhất là nghi bệnh do Leptospira 0,83%. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì chó nghi bệnh Carré chiếm tỷ lệ cao hơn so với kết quả theo dõi của Quách Chí Cường (2004) là 23,55% nhưng thấp hơn của Phạm Thị Thanh Lý (2002) là 33,76%. Hướng nghi bệnh do Leptospira chiếm tỷ lệ thấp hơn so với kết quả khảo sát của Quách Chí Cường (2004) là 1,10%, Phạm Thị Thanh Lý (2002) là 1,56%.

Bảng 4.7. Tỷ lệ các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy (%) Triệu chứng Nhóm bệnh Số ca bệnh Ói mửa + tiêu chảy Tỷ lệ (%) Ói mửa Tỷ lệ (%) Tiêu chảy Tỷ lệ (%) Nghi bệnh Carré 110 53 33,97 23 23,47 34 32,07 Nghi bệnh do Parvovirus 62 38 24,36 7 7,14 17 16,04 Nghi bệnh do Leptospira 3 3 1,92 0 0 0 0 Nghi bệnh do giun sán 94 14 8,97 45 45,92 35 33,02 Ngộ độc 5 2 1,28 3 3,06 0 0 Nghi do vi trùng 54 27 17,31 14 14,29 13 12,26

Nghi bệnh Carré ghép giun sán 12 7 4,49 3 3,06 2 1,89 Nghi bệnh do Parvovirus ghép giun sán 9 6 3,85 1 1,02 2 1,89 Nghi bệnh do Parvovirus ghép Carré ghép giun sán 11 6 3,85 2 2,04 3 2,83 Tổng cộng 360 156 100 98 100 106 100

Qua bảng 4.7 chúng tôi chia làm 3 nhóm có triệu chứng như sau:

- Triệu chứng ói mửa kết hợp tiêu chảy: cho thấy nhóm nghi bệnh Carré chiếm tỷ lệ cao nhất 33,97%, kế đến là nhóm nghi bệnh do Parvovirus chiếm tỷ lệ 24,36%. Kết quả khảo sát của chúng tôi thì chó bệnh Carré chiếm tỷ lệ cao hơn so với kết quả khảo sát của Trương Quốc Thụy (2001) là 22,37%, Ngô Quốc Hưng (2005) là 33,83% nhưng thấp hơn kết quả khảo sát của Phạm Thị Thanh Lý (2002) là 41,06% và Nguyễn Minh Tuấn (2006) là 53,38%. Chó nghi bệnh do Parvovirus và nghi bệnh do Leptospira thì cao hơn so với kết quả khảo sát của Phạm Thị Thanh Lý (2002), Ngô Quốc Hưng (2005) tại Bệnh viện thú Y. Sự khác biệt này có thể là do các nguyên nhân sau:

+ Vùng dịch tễ khác nhau. + Thời gian khảo sát khác nhau.

+ Sự nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tiêm phòng.

- Về triệu chứng ói mửa và tiêu chảy: chúng tôi nhận thấy bệnh do giun sán chiếm tỷ lệ cao nhất là 45,92% (ói mửa); 33,02% (tiêu chảy), kế đến là bệnh Carré chiếm 23,47% (ói mửa); 32,07% (tiêu chảy).

Qua những kết quả trên cho thấy chó nghi bệnh Carré, nghi bệnh do Parvovirus và nghi bệnh do giun sán chiếm tỷ lệ khá cao, chứng tỏ rằng người dân chưa ý thức và quan tâm đến tầm quan trọng của việc tiêm phòng bệnh truyền nhiễm và xổ giun định kỳ cho chó. Vì vậy, ta cần khuyến khích, vận động người nuôi phải tiêm phòng và xổ giun cho chó theo định kỳ, đầy đủ, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo để có được kết quả tốt hơn.

4.2.1. Bệnh Carré trên chó

Trong 360 ca bệnh, chúng tôi ghi nhận được nghi bệnh Carré với các triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và kết quả điều trị như sau.

4.2.1.1. Triệu chứng

Bệnh thường xảy ra trên chó non không được chủng ngừa. Thời gian nung bệnh 3 – 7 ngày. Chó sốt cao 40 – 41oC, chảy nhiều dịch mắt, mắt ghèn nhiều, có khi dính cả 2 mắt lại. Mũi chảy nhiều dịch lỏng, sau đặc dần rồi có mủ. Chó ho nhiều lần và thở khò khè.

Một số khác có biểu hiện xáo trộn tiêu hóa như: chó ủ rũ, bỏ ăn hay ăn ít, tiêu chảy phân nhầy đen, tanh, về sau có lẫn máu. Chó ói mửa, gương mũi khô và bong tróc, gan bàn chân và mõm sừng hóa. Vùng da bụng nổi nhiều nốt mụn mủ. Bệnh có thể kéo dài đến 2 – 3 tuần. Sau cùng, chó có biểu hiện thần kinh, co giật, miệng chảy nước bọt, nằm mê man, liệt 2 chân sau. Phần lớn chó chết khi có triệu chứng thần kinh.

4.2.1.2. Bệnh tích

- Đại thể: mụn mủ ở vùng bụng, sừng hóa ở mõm và gan bàn chân, gương mũi khô và bong tróc.

Hình 4.1. Chó bị nổi mụn mủ ở bụng và gương mũi khô, bong tróc trong bnh Carré

4.2.1.3. Chẩn đoán

- Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng. - Chẩn đoán dựa vào dịch tể học

- Chẩn đoán phân biệt với

+ Bệnh do Leptospira: viêm dạ dày ruột xuất huyết, viêm loét miệng hôi thối, vàng da và niêm mạc.

4.2.1.4. Điều trị

Bệnh do virus nên việc điều trị chỉ nhằm hạn chế sự phụ nhiễm, cung cấp chất điện giải và trợ sức, trợ lực.

- Dùng thuốc kháng sinh để chống vi trùng phụ nhiễm. - Truyền dịch để chống mất nước và chất điện giải.

- Thuốc điều trị triệu chứng: chống ói, cầm tiêu chảy, bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột, hạ sốt, giảm ho, long đờm, giảm tiết dịch mũi, chống co giật, an thần. - Trợ sức, trợ lức: vitamin nhóm B, vitamin C.

- Ngoài ra, giữ chó nơi ấm áp, thông thoáng, cho ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, không có chất béo.

4.2.1.5. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa

Bệnh Carré rất khó điều trị và có tiên lượng xấu. Bệnh do virus và có tính đa hướng, tấn công đến các tất cả các cơ quan nên hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào sức đề kháng của bản thân chó bệnh và đặc biệt là sự chăm sóc đúng cách của chủ nuôi. Chó đem đến muộn thường cho hiệu quả điều trị kém.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị nhóm nghi bệnh Carré

Nhóm bệnh Số ca bệnh Số chó khỏi Tỷ lệ khỏi (%) Số chó chết Tỷ lệ chết (%)

Nghi bệnh Carré đơn thuần 110 63 57,27 47 42,73

Nghi bệnh Carré ghép giun sán 12 3 25 9 75

Nghi bệnh do Parvovirus ghép Carré

ghép giun sán 11 2 18,18 9 81,82

Tại Bệnh viện Thú Y, trong tổng số 133 ca nhóm chó nghi bệnh Carré, có 68 chó khỏi bệnh chiếm 51,13%, trong đó:

+ Nhóm nghi bệnh Carré đơn thuần: chúng tôi điều trị 110 chó, có 63 chó khỏi bệnh chiếm 57,27%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Huỳnh Nga (2001) là 71,79% nhưng lại cao hơn kết quả của Quách Chí Cường (2004) là 52,94%. Sự khác nhau này là do sức đề kháng của chó bệnh, thời gian phát hiện bệnh, phương pháp điều trị và sự quan tâm chăm sóc của chủ nuôi.

+ Nhóm nghi bệnh Carré ghép giun sán: chúng tôi điều trị 12 chó, có 3 chó khỏi bệnh chiếm 25%. Kết quả này cao hơn kết quả của Quách Chí Cường (2004) là 23,08%.

Việc điều trị bệnh Carré rất tốn kém, kết quả có khi không khả quan, cho nên việc tiêm phòng vaccine đầy đủ là biện pháp phòng bệnh tốt nhất và cần thiết. Để phòng bệnh Carré trên chó, cần tiêm phòng mũi đầu tiên bằng vaccine đa giá Eurican DHPPi2 – L của công ty Merial (phòng bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, viêm gan truyền nhiễm, cúm và bệnh do Leptospira) khi chó được 2 tháng tuổi và trong tình trạng sức khỏe tốt. Mũi thứ 2 được tiêm cách mũi thứ nhất 1 tháng với Eurican DHPPi2 – LR (ngừa các bệnh như Eurican DHPPi2 – L và có ngừa thêm bệnh dại). Sau đó, cứ mỗi năm tái chủng 1 lần bằng Eurican DHPPi2 – LR. Ngoài ra có thể dùng 1 số vaccine như Tetradog, Hexadog của Merial, hãng Bioveta (Cộng hịa Séc) cĩ Biocan Puppy, Biocan DHPPi, hãng Pfizer của Mỹ cĩ các loại Vanguard Plus 5, 5/L, 5 – CV/L, hãng Fort Dodge - ASIFAC SAIGON cĩ Duramune Max 5/4L…

4.2.2. Bệnh do Parvovirus

Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi ghi nhận được triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và kết quả điều trị trên chó thuộc nhóm nghi bệnh do Parvovirus như sau.

4.2.2.1. Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 3 – 4 ngày. Thời kỳ đầu, chó ủ rũ, bỏ ăn, sốt nhẹ hay không sốt, chó ói mửa và tiêu chảy nhiều. Phân lỏng, màu hồng, tanh, về sau lỏng như nước, lầy nhầy, kèm máu đỏ tươi và niêm mạc ruột, mùi tanh hôi thối. Chó thường không làm chủ được tình trạng đi phân lỏng. Cơ thể suy nhược rất nhanh, mất nước, có thể làm chó chết sau vài ngày.

Hình 4.2. Chó đi phân lỏng có máu trong bệnh do Parvovirus

4.2.2.2. Bệnh tích

- Bệnh tích đại thể: khi mổ xoang bụng ra có mùi hôi thối, bề mặt ruột xuất huyết, lòng ruột chứa đầy dịch lỏng tanh hôi. Túi mật căng, gan sưng, lách có dạng không đồng nhất, hạch màng treo ruột xuất huyết.

Lách có dạng không đồng nhất Ruột xuất huyết

- Bệnh tích vi thể

+ Gan: mô gan viêm có nhiều bạch cầu tích tụ ở khoảng Kiernan.

+ Ruột non: niêm mạc ruột xuất huyết nặng, nhiều tuyến ruột bị teo nhỏ và hư hại. Phần trên lông nhung ruột bị bong tróc và có dấu hiệu hoại tử.

+ Lách: thể lách biến mất nhiều, trong nhu mô lách có sung huyết và xuất huyết.

Hình 4.4. Mô gan có nhiều bạch cầu tích tụ ở khoảng Kiernan trong bnh do

Parvovirus(400X)

Hình 4.5. Niêm mạc ruột hư hại và xuất huyết nặng trong bnh do Parvovirus

Hình 4.6. Nhu mô lách sung huyết và xuất huyết trong bnh do Parvovirus(100X) 4.2.2.3. Chẩn đoán

- Chẩn đoán lâm sàng: chó bị mất nước, suy nhược cơ thể rất nhanh, niêm mạc nhợt nhạt, ói mửa, đi phân lỏng tanh có máu…

- Phân biệt với

+ Bệnh do Coronavirus: thời gian bệnh phát triển rất chậm (6 – 14 ngày), bệnh ở thể nhẹ, ít khi chết, thường phát ở chó >6 tháng tuổi.

+ Bệnh Carré: sốt cao, xáo trộn hô hấp, xáo trộn tiêu hóa, nổi mụn mủ vùng bụng.

+ Bệnh do giun sán: thường không sốt, không gây suy nhược nhanh, chó thường gầy còm, thiếu máu.

4.2.2.4. Điều trị

- Truyền dịch chống mất nước và chất điện giải.

- Dùng thuốc kháng sinh để chống vi trùng phụ nhiễm.

- Thuốc điều trị triệu chứng: chống ói, cầm tiêu chảy, bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột.

- Trợ sức, trợ lức: vitamin nhóm B, vitamin C.

4.2.2.5. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa

Bệnh do Parvovirus điều trị rất khó. Hiệu quả điều trị được trình bày qua bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị nhóm nghi bệnh do Parvovirus

Nhóm bệnh Số ca bệnh Số chó khỏi Tỷ lệ khỏi (%) Số chó chết Tỷ lệ chết (%) Nghi bệnh do Parvovirus đơn thuần 62 25 40,32 37 59,68 Nghi bệnh do Parvovirus ghép giun

sán

9 2 22,22 7 77,78

Nghi bệnh do Parvovirus ghép Carré ghép giun sán

11 2 18,18 9 81,82

Tổng số chó nghi bệnh do Parvovirus 82 29 35,37 53 64,63 Trong 82 ca nhóm chó nghi bệnh do Parvovirus có 29 chó khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 35,37%, trong đó:

+ Nhóm nghi bệnh do Parvovirus đơn thuần: chúng tôi điều trị 62 chó, có 25 chó khỏi bệnh chiếm 40,32%. Kết quả này thấp hơn kết quả của Quách Chí Cường (2004) là 45,45%, Ngô Quốc Hưng (2005) là 67,35%. Nguyên do của sự khác biệt về hiệu quả điều trị ở bệnh này có thể là do chó không được phát hiện bệnh sớm và và đem đến điều trị kịp thời, sức đề kháng của chó bệnh quá kém hay cũng có thể là do sự nhận thức và khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng chó theo thời gian cũng khác nhau.

+ Nhóm nghi bệnh do Parvovirus ghép giun sán: chúng tôi điều trị 9 chó, có 2 chó khỏi bệnh chiếm 22,22%. Kết quả này cao hơn kết quả của Quách Chí Cường (2004) là 20%.

Việc điều trị bệnh do Parvovirus cũng rất tốn kém, kết quả thì không khả quan, do đó, việc phòng ngừa bằng vaccine là cực kỳ cần thiết. Cần tiêm phòng mũi đầu tiên bằng vaccine đa giá Eurican DHPPi2 – L của hãng Merial (phòng bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, viêm gan truyền nhiễm, cúm và bệnh do Leptospira) khi chó được 2 tháng tuổi và trong tình trạng sức khỏe tốt. Mũi thứ 2 được tiêm cách mũi thứ nhất 1 tháng với Eurican DHPPi2 – LR (ngừa các bệnh như Eurican DHPPi2 – L và có ngừa thêm bệnh dại). Sau đó, cứ mỗi năm tái chủng 1 lần bằng Eurican DHPPi2 – LR.

4.2.3. Bệnh do Leptospira

4.2.3.1. Triệu chứng

Thời kỳ đầu chó có biểu hiện sốt cao 40 – 41oC, ủ rũ, bỏ ăn. Viêm kết mạc mắt với những điểm xuất huyết ở niêm mạc và da, ói mửa, phân sậm màu (có máu), hơi thở có mùi rất hôi do niêm mạc miệng bị lở loét, thú bị mất nước rất nhanh. Trong thể hoàng đản, chó có biểu hiện viêm kết mạc mắt, vàng da và niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, nước tiểu sậm màu, ói mửa, tiêu chảy.

4.2.3.2. Điều trị

- Sử dụng các loại kháng sinh.

- Truyền dịch chống mất nước và chất điện giải.

- Thuốc điều trị triệu chứng: chống ói, cầm tiêu chảy, bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột.

- Trợ sức, trợ lức: vitamin nhóm B, vitamin C.

- Trường hợp miệng chó bị lở loét thì vệ sinh bằng dung dịch iod (povidine). 4.2.3.3. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa

Qua thời gian khảo sát chúng tôi ghi nhận có 3 chó mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 0,83% trong tổng số chó có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy. Trong quá trình điều trị, cả 3 con đều tử vong, do hầu hết 3 chó bệnh này được chủ nuôi đem đến quá trễ và

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 56)