PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ VẤY NHIỄM VI SINH VẬT TRÊN THỊT HEO TƯƠI TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ GIẾT MỔ TREO THỦ CÔNG THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 30)

3.4.1. Đối tượng khảo sát

Trên quày thịt heo có nguồn gốc từ bốn cơ sở giết mổ treo thủ công A, B, C, D

3.4.2. Ghi nhận hiện trạng vệ sinh thú y trong cơ sở giết mổ

Khi bắt đầu khảo sát chúng tôi được biết các cơ sở này vừa chuyển từ phương thức giết mổ nằm sang giết mổ treo. Chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát trong vòng 80 ngày, mỗi cơ sở khảo sát lập lại 20 lần (qui ước chỉ tiêu ổn định nếu có từ 15 lần trở lên)

− Mỗi ngày chúng tôi đến cơ sở theo dõi giờ kết thúc việc nhập thú, giờ bắt đầu giết mổ và số lượng heo tồn ngày hôm trước.

− Quan sát chuồng lưu có đọng nước hay không, phân bị dẫm đạp nhày nhụa hay không, có xịt nước rửa thường xuyên không.

− Quan sát từng dây chuyền lấy huyết nếu cơ sở có một số dây chuyền thọc huýêt trên nền hay cửa chuồng lưu thì xem như cơ sở đó thọc huyết trên sàn không thọc huyết trên bệ.

− Đối với đồ bảo hộ công nhân chúng tôi ghi nhân từ khi bắt đầu giết mổ cho tới

khi kết thúc. N ếu có sự sơ sót nhiều thì đánh giá không đạt tiêu chuẩn bảo hộ lao động − Chúng tôi đo khoảng cách từ khu vực lấy lòng tới vị trí có thể treo quày thịt. Nếu khoảng cách dưới 5 m quy ước là gần ngược lại nếu trên 5m thì coi như có sự ngăn cách.

− Theo dõi nguồn nước sử dụng lấy từ đâu, hàng ngày có sử lý bằng hoá chất gì hay không sau khi bơm vào bồm chứa.

− Đối với từng cơ sở, công suất giết mổ được qui định bởi chi cục thú y ( A

công suất 700 – 800heo/đêm, B công suất 200 – 300 heo/đêm, C công suất 500 – 700, D công suất 1200 – 1300). Dựa vào đó chúng tôi ghi nhận cơ sở giết mổ vượt mức quy định hoặc sản xuất bình thường.

3.4.3. Đánh giá cảm quan: trạng thái (bề mặt, mặt cắt, độ đàn hồi), màu sắc, mùi vị quày thịt.

3.4.4. Cách bố trí lấy mẫu

Bảng 3.1: Bố trí mẫu thịt heo tươi khảo sát.

Tên cơ sở giết mổ Số lượng mẫu Tổng cộng

A 30

B 30

C 30

D 30

3.4.5. Phương pháp lấy mẫu

Cách lấy mẫu:

− Mẫu thịt tươi được lấy từ các cơ sở giết mổ phải mang tính đại diện cho quày thịt (c ác thao tác ph ải vô trùng)

− Khối lượng mẫu được lấy khoảng 600g (mẫu thịt được lấy trong vòng 15 phút sau khi giết mổ)

Cách bảo quản:

Mẫu được đựng trong túi nylon vô trùng và được bảo quản ở 0 - 40C và chuyển ngay về phòng Vi Sinh - trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y Thành phố Hồ Chí Minh và tiến hành xét nghiệm trong vòng 24 giờ

3.4.6. Phương pháp phân tích mẫu thịt tươi

Phương pháp phân tích mẫu được thực hiện theo quy trình của Phòng Xét Nghiệm Vi Sinh - Trạm Chuẩn Đoán - Xét Nghiệm Và Điều Trị – Chi Cục Thú Y Thành phố Hồ Chí Minh (xem sơ đồ 3.1).

25 gam thịt

225ml nước peptone đệm

Độ pha loãng Độ pha loãng (10-1,10-2,10-3,10-4....) (10-1)

TSVSVHK E. coli Salmonella S. aureus

PCA Rapid E.coli Huyễn dịch BP

Đếm tổng số KL Đếm tổng số KL Rappaport 420C/24h XLD Chọn KL TSI 370C/24h Thử sinh hoá Kết luận

Sơ đồ 3.1: Tóm tắt quy trình xét nghiệm vi sinh vật trong thịt tươi

Dập mẫu

370C/24h

370C/24h

Chọn KL và thử test (Staph Plus)

Đếm số KL 370C/24h

430C/24h 370C/24h

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

− Nguyên tắc: đếm số khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ một lượng mẫu xác định trên cơ sở mỗi khuẩn lạc được hình thành từ một tế bào vi sinh vật.

− Môi trường: PCA (Plate count Agar), nước peptone đệm − Tiến hành:

+ Pha loãng mẫu (nước peptone đệm) 3 nồng độ liên tiếp (ví dụ 10-4,10-5, 10-6) tuỳ theo mức độ vệ sinh dự kiến mẫu, mỗi độ pha loãng lấy 1ml cho vào đĩa petri rồi thêm vào khoảng 15ml môi trường thạch dinh dưỡng (PCA) đã vô trùng.

+ Trộn đều bằng cách dùng tay xoay tròn đĩa xuôi và ngược nhiều lần một cách nhẹ nhàng, sau đó để đông tự nhiên.

+ Sau đó lật úp đĩa, và để trong tủ ấm ở nhiệt độ 370C/24h − Đọc kết quả: đếm số khuẩn lạc mọc trên các đĩa nuôi cấy, chọn các đĩa có số

khuẩn lạc từ 15-300 (TCVN 7046 - 2002) để tính giá trị trung bình của các nồng độ pha loãng và quy ra số lượng vi khuẩn có trong 1g mẫu.

− Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1g mẫu được tính theo công thức: (A/n1 + B/n2 + C/n3)

TSVKHK = 3

Với n1, n2,n3 là độ pha loãng mẫu (10-1,10-2, 10-3)

Hình 3.1: Vi khuẩn hiếu khí trên môi trường PCA

Vi khuẩn E. coli

− Nguyên tắc: đếm số khuẩn lạc (màu tím ánh kim và màu đỏ) mọc trên môi trường chuyên biệt Rapid E. coli.

− Môi trường: Rapid’E. coli, nước peptone đệm − Tiến hành:

+ Pha loãng mẫu (dùng nước peptone đệm) ở 3 nồng độ liên tiếp (ví dụ 10-

1, 10-2, 10-3) tuỳ theo mức độ vệ sinh dự kiến mẫu, mỗi độ pha loãng lấy 1ml cho vào

đĩa petri rồi thêm vào khoảng 15ml môi trường chuyên biệt Rapid’E. coli đã vô trùng.

+ Trộn đều bằng cách dùng tay xoay tròn đĩa xuôi và ngược nhiều lần một cách nhẹ nhàng, để đông tự nhiên. Sau đó lật úp đĩa, và để trong tủ ấm ở nhiệt độ 430C/24h

− Đọc kết quả: đếm khuẩn lạc có màu tím ánh kim và đỏ để tính giá trị trung bình của các nồng độ pha loãng và quy ra số lượng khuẩn lạc có trong 1g mẫu

− Số lượng E. coli trong 1g mẫu thịt được tính theo công thức (A/n1 + B/n2 + C/n3) E =

E: số lượng khuẩn lạc của E. coli /g

Với n1, n2,n3 là độ pha loãng mẫu (10-1,10-2, 10-3)

A, B, C, là số khuẩn lạc trung bình ở mỗi nồng độ pha loãng

Hình 3.2: Vi khuẩn E. Coli trên môi trường Rapid’ E. coli

Vi khuẩn Staphylococcus aureus.

− Nguyên tắc: Xác định trên cơ sở thử phản ứng ngưng kết từ khuẩn lạc đặc trưng của Staphylococcus aureus trên môi trường phân lập BP.

− Môi trường: BP (Baird Parker), nước Peptone đệm − Tiến hành:

+ Pha loãng mẫu (nước Peptone đệm) ở nồng độ 10-1, lấy 0,1 ml vào đĩa petri có chứa môi trường Baird Parker. Trang đều khắp bề mặt môi trường bằng que cấy thủy tinh vô trùng.

+ Sau đó lật úp đĩa và để tủ ấm ủ ở nhiệt độ 370C/24h – 48h

+ Đếm số khuẩn lạc chọn khuẩn lạc đặc trưng có màu đen nhánh, sáng tròn

lồi đường kính từ 1- 1,5mm được bao quanh bởi vòng sáng này.

+ Nhỏ 1 giọt thuốc thử Staph Plus lên giấy thử. Dùng đầu tăm vô trùng chấm vào khuẩn lạc thuần và hòa tan vào giọt thuốc thử. Phản ứng (+) là phản ứng tạo kết tủa lợn cợn.

− Công thức tính:

A S =

n.v S: là số lượng Staphylococcus aureus/g mẫu

A: số khuẩn lạc đếm được n: độ pha loãng mẫu

v: thể tích mẫu cấy (v=0,1ml)

Hình 3.4: Vi khuẩn Staphylococcus aureus trên môi trường BP

Vi khuẩn Salmonella

− Nguyên tắc: Salmonella sau khi được tăng sinh sẽ được xác định bằng môi trường chuyên biệt XLD và các phản ứng sinh hóa.

− Môi trường: Rapaport Vassiliadis, XLD (xylose lysine desoxy cholate), TSI, nước peptone đệm.

− Tiến hành:

+ Tiền tăng sinh: cân 25g mẫu + 225g nước pepeptone đệm, sau đó đưa vào máy dập mẫu rồi đem ủ 370C/24h

+ Tăng sinh: lắc kỹ môi trường tiền tăng sinh trước khi cấy chuyển 1ml canh này vào môi trường tăng sinh (Rapaport Vassiliadis và nuôi ở 370C/24h).

+ Phân lập trên môi trường XLD: chọn khuẩn lạc điển hình (tròn, hơi lồi, trong, đôi khi có tâm đen bờ không đều).

+ Thử phản ứng sinh hóa: Salmonella được xác định là dương tính qua môi trường TSI và các phản ứng sinh hoá khác:

TSI Lactose (-) Sucrose (-) Sinh H2S (+) Sinh hơi (+) Glucose (+) MR (+), VP (-); Urease(-); Indol(-); LDC(+)

− Theo TCVN mẫu đạt yêu cầu không phát hiện Salmonella.

Hình 3.3:Vi khuẩn Salmonella trên môi trường XLD và các phản ứng sinh hoá

3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Phân tích ANOVA với mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố đối với số khuẩn lạc trung bình/gam mẫu (các số liệu được chuyển đổi sang logarit thập phân trước khi xử lí thống kê)

Số mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Tỉ lệ mẫu đạt yêu cầu (%) = *100

Các tỉ lệ được so sánh bằng trắc nghiệm χ2 (sử dụng phần mềm Minitab 13 for Window).

PHN IV: KT QU THO LUN

4.1. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH TẠI CƠ SỞ GIẾT MỔ

Tình hình vệ sinh tại cơ sở giết mổ được trình bày bảng 4.1

Bảng 4.1: kết quả khảo sát tình hình vệ sinh tại cơ sở giết mổ Cơ sở giết mổ STT Chỉ tiêu theo dõi

A B C D

1 Sự nghỉ ngơi thú chờ giết mổ 2 Mật độ chuồng lưu

(>= 0,6 m2/con) chật tốt tốt chật 3 Vệ sinh chuồng lưu nhốt sạch 4 Tắm sạch trước giết mổ không 5 Lấy huyết trên bệ (bê tông,

sắt) không

6 Đồ bảo hộ lao động công

nhân không

7 Địa điểm làm lòng so với

quày thịt gần gần gần gần

8 Sử dụng nước giếng qua xử

lý cloramin

9 Số heo giết mổ trong đêm

1200–1400 (vượt mức cho phép) 200–300 (bình thường) 500–700 (bình thường) 1500–700 (vượt mức cho phép)

Qua kết quả bảng 4.1 chúng tôi có nhận định tình hình vệ sinh từng cơ sở như sau:

Đối với cơ sở giết mổ D, chúng tôi đánh giá tình trạng vệ sinh xấu nhất vì trong 9 chỉ tiêu khảo sát có đến 7 chỉ tiêu không đạt. Chuồng lưu mật độ thú quá chật hẹp, vệ sinh tại chuồng lưu dơ, không tắm heo trước giết mổ, lấy huyết ngay trên nền sàn, công nhân không mặc đồ bảo hộ lao động, chỗ làm lòng quá gần với quày thịt. Số heo giết mổ vượt mức cho phép (công suất qui định 1200 - 1300 nhưng số giết mổ/đêm lên đến 1500 – 1700 heo).

H ình 4.1: Thọc huyết ngay cửa chuồng, gần khu vực làm lòng và công nhân không có đồ bảo hộ lao đông

Đối với cơ sở giết mổ A, chỉ được đánh giá tốt hơn cơ sở D trong 9 chỉ tiêu trên có 4 chỉ tiêu chưa đạt như chuồng lưu thú chật so với lượng heo và dơ, địa điểm làm lòng gần quày thịt. Số heo giết mổ trong đêm vượt mức cho phép (công suất qui định 700 - 800 heo/đêm nhưng số giết mổ lên tới 1200–1400 heo/đêm).

Hình 4.2: Chuồng lưu dơ và mật độ đông

Đối với cơ sở C, được đánh giá là tốt hơn cơ sở D và A, số chỉ tiêu đạt 7/9 chỉ

tiêu chưa đạt chỉ có 2 chỉ tiêu chưa đạt đó là chuồng lưu còn dơ, khu vực làm lòng và quày thịt gần.

Đối với cơ sở giết mổ B, được đánh giá là tốt nhất có số chỉ tiêu đạt cao 8/9 chỉ tiêu khảo sát. Thú sống có thời gian nghỉ ngơi tốt, mật độ và vệ sinh trong chuồng lưu tốt, heo được tắm sạch sẽ khi giết mổ, lấy huyết trên bệ, chấp hành tốt trong việc mặc

đồ bảo lao động. Nguồn nước được xử lý cloramin trước khi sử dụng, số heo giết mổ

4.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TRẠNG THÁI CẢM QUAN CỦA CÁC MẪU THỊT TƯƠI KHẢO SÁT THỊT TƯƠI KHẢO SÁT

Kết quả 120 mẫu thịt heo tươi về cảm quan được tóm tắt qua bảng 4.2 Bảng 4.2: Trạng thái cảm quan các mẫu thịt heo tươi được khảo sát

Chỉ tiêu khảo sát

Trạng thái Màu sắc Mùi

Cơ sở giết mổ Số mẫu

đạt Tỉ lệ (%) Số mẫu đạt Tỉ lệ (%) Số mẫu đạt Tỉ lệ (%) A(n=30) 30 100 30 100 30 100 B(n=30) 30 100 30 100 30 100 C(n=30) 30 100 30 100 30 100 D(n=30) 30 100 30 100 30 100 Tổng 120 100 120 100 120 100 n là số mẫu khảo sát

Trong 120 mẫu thịt heo tươi chúng tôi khảo sát, theo qui định của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7046 - 2002) tất cả mẫu thịt tươi khảo sát đạt chỉ tiêu trạng thái cảm quan 100%. Điều này cũng có thể hiểu được vì tất cả mẫu thịt được lấy ngay sau khi giết mổ.

4.3. KIỂM TRA CÁC CHỈ TIÊU VI SINH VẬT 4.3.1. Chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí 4.3.1. Chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí

4.3.1.1. Tổng số vi khuẩn hiếu khí trung bình trên 1gam thịt heo tươi

Số lượng vi khuẩn hiếu khí trên 1gam thịt khảo sát được trình bày bảng 4.3 (Số liệu đã được đổi ra logarit trước khi tính toán thống kê).

Bảng 4.3: Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gam thịt heo tươi khảo sát

Cơ sở giết mổ N TB (x 104) X A 30 3,00 4.48 B 30 1,04 4.02 C 30 1,12 4.05 D 30 1,63 4.21 Tổng 120 1,52 4,18

Ghi chú: n số mẫu khảo sát; Xlà số trung bình tính bằng logarit; TB là số trung bình thực

Qua kết quả trình bày bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy:

Tổng số vi khuẩn hiếu khí trung bình trên mẫu khảo sát 1,52 x 104 khuẩn lạc/gam, số khuẩn lạc biến thiên từ 1,04 x 104 khuẩn lạc/gam đến 3 x 104 khuẩn lạc/gam. Tổng số vi khuẩn hiếu khí trung bình tại các cơ sở giết mổ lần lượt cao nhất là A 3 x 104khuẩn lạc/gam, kế đến D 1,63 x 104 khuẩn lạc/gam và C 1,12 x 104 khuẩn lạc/gam, thấp nhất B 1,04 x 104 khuẩn lạc/gam. Tuy nhiên khác biệt này không có ý nghĩa (P>0,05). Điều này có thể là do các cơ sở trên giống nhau về điều kiện giết mổ: phương pháp giết mổ, nguồn nước sử dụng.

Kết quả tổng số vi khuẩn hiếu khí trung bình trên mẫu khảo sát (1,52 x104 khuẩn lạc/gam) dưới mức cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7046 - 2002).

So với kết quả Phạm Quốc Lĩnh (2006), khảo sát tại cơ sở giết mổ A và C; Phạm Tiến Kim (2006), khảo sát tại cơ sở giết mổ B và D. Chúng tôi thấy kết quả chúng tôi khảo sát thấp hơn nhiều, ở cơ sở giết mổ A (3 x104 khuẩn lạc/gam so với 18 x104

khuẩn lạc/gam), cơ sở giết mổ B (1,04 x104 khuẩn lạc/gam so với 6,04 x104 khuẩn lạc/gam), cơ sở giết mổ C (1,12 x104 khuẩn lạc/gam so với 22 x104 khuẩn lạc/gam), cơ sở giết mổ D (1,63 x104 khuẩn lạc/gam 18 x104 khuẩn lạc/gam). Đó là do trước năm 2007 các cơ sở trên đều giết mổ nằm.

4.3.1.2. Tỉ lệ mẫu thịt heo tươi đạt yêu cầu về chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí. khí.

Tỉ lệ mẫu thịt heo tươi đạt yêu cầu chỉ tiêu tổng số vi khuẩn được trình bày qua bảng 4.4 và được minh hoạ với biểu đồ 4.1

Bảng 4.4: Tỉ lệ mẫu đạt yêu cầu về chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí Cơ sở giết mổ N Số mẫu đạt Tỉ lệ đạt (%)

A 30 30 100

B 30 30 100

C 30 30 100

D 30 29 96,67

Tổng 120 119 99,17

Ghi chú: n số mẫu khảo sát

100 100 100 96.67 95 95.5 96 96.5 97 97.5 98 98.5 99 99.5 100 A B C D Tỉ lệ (%) CSGM

Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ mẫu đạt yêu cầu về chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí

Theo TCVN 7046 – 2002 quy định chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí là dưới 106 khuẩn lạc/gam. Kết quả bảng 4.4 cho ta thấy tỉ lệ mẫu đạt yêu cầu rất cao (99,97%). Đa số cơ sở điều đạt 100% chỉ có cơ sở giết mổ D tỉ lệ đạt 96,67% nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Trước đây các cơ cở giết mổ trên đều giết mổ nằm nhưng từ năm 2007 chuyển hoàn toàn thành giết mồ treo thủ công nên tình hình vệ sinh cải thiện đáng kể. Theo khảo sát Phạm Quốc Lĩnh (2006), tỉ lệ đạt yêu cầu về chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí của cơ sở giết mổ A & C lần lượt là 80% & 86,67%; Phạm Tiến kim (2006), tỉ lệ mẫu đạt yêu cầu về chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí ở cơ sở giết mổ B &D lần lượt là 85% & 80%, khảo sát chúng tôi cơ sở giết mổ A, B, C đạt 100% , D 96,67%. Tại 4 cơ sở giết mổ chúng tôi khảo sát heo được treo lên từ khâu mổ bụng, tách lòng, chẻ đôi

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ VẤY NHIỄM VI SINH VẬT TRÊN THỊT HEO TƯƠI TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ GIẾT MỔ TREO THỦ CÔNG THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)