Việc trở thành quốc gia ASEAN thứ hai ký kết một hiệp định thương mại sâu rộng với EU có thể coi là một niềm tự hào bởi nó cho thấy Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác với EU. EU luôn là một thị trường rất nhiều tiềm năng song hành với thách thức đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Nhà xuất khẩu không chỉ phải nắm rõ về nhu cầu, thị hiếu của thị trường này mà còn hiểu rõ và thông thạo các kiến thức, thủ tục xuất khẩu hàng hóa đi EU cũng như cập nhật các tin tức, hiệp định mới sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam trong tươi lai.
Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang EU – Châu Âu:
Trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa sang thị trường quốc tế nói chung và EU – Châu Âu nói riêng mỗi doanh nghiệp cần phải hoàn tất những chứng tờ cần thiết như sau:
Hợp đồng thương mại: là hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán gồm thông tin hàng hóa, thông tin người mua và người bán, điều kiện cơ sở giao hàng, hình thức thanh toán…
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): chứng từ này sẽ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hóa được sản xuất. Ngoài ra, có giấy C/O giúp chủ hàng được giảm thuế hoặc được hưởng các ưu đãi đặc biệt tại quốc gia đích đến…
Phiếu đóng gói hàng hóa: loại chứng từ này cho biết cách thức đóng gói của lô hàng, số lượng hàng hóa của từng mặt hàng, tổng số kiện hàng xuất khẩu, các thông tin cụ thể về hàng hóa,
Tờ khai hải quan: đây là loại chứng từ kê khai hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan để đủ điều kiện xuất khẩu.
Chứng từ bảo hiểm: bao gồm đơn bảo hiểm, và giấy chứng nhận bảo hiểm. Thực tế, nhiều chủ hàng xuất khẩu không mua bảo hiểm, để tiết kiệm chi phí.
Một số chứng từ xuất khẩu khác:
Ngoài ra, cũng cần có một số chứng từ khác như: Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ), Chứng nhận kiểm định (CA), Giấy chứng nhận vệ sinh,… Và điều quan trọng hơn cả đối với các mặt hàng được chỉ định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đó chính là giấy chứng nhận CE Marking, không thể thiếu đối với đa số các mặt hàng tại thị trường Châu Âu.
Đây là cơ hội vô cùng thuận lợi cho các nhà xuất khẩu tiếp tục đẩy mạnh tiến vào thị trường Châu Âu mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên nhà xuất khẩu Việt Nam cũng cần phải chú ý và cải thiện về chất lượng sản phẩm xuất khẩu vì dỡ bỏ rào cản thuế quan cũng đồng nghĩa đến việc thắt chặt hơn về các thủ tục kiểm tra hải quan và chất lượng, xuất xứ của sản phẩm.