Cách xuất khẩu sang Trung Quốc?

Một phần của tài liệu BÀI tập LMS cờ của các nước và ý nghĩa (Trang 34 - 35)

Theo Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, theo thông tin từ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc), thời gian gần đây, Chính quyền Quảng Tây áp dụng một số biện pháp tăng cường kiểm soát nguồn gốc và chất lượng của thực phẩm trên địa bàn.

Theo đó, thực hiện nghiêm chế độ quản lý hàng hóa đưa vào tiêu thụ tại các chợ, siêu thị; tăng cường kiểm tra các loại giấy tờ như chứng nhận đạt chuẩn chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, chứng từ mua hàng đối với hàng nông sản dùng làm thực phẩm; cấm mua bán, tàng trữ các loại thực phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; các trường hợp kinh doanh thực phẩm nhập khẩu phải cung cấp chứng từ kiểm nghiệm kiểm dịch của cơ quan hải quan. Mặt khác, tăng cường giám sát quản lý và loại trừ rủi ro dịch bệnh đối với các mặt hàng trọng điểm (tươi sống và động lạnh) như thủy sản và chế phẩm từ thủy

sản, các loại thịt gia súc gia cầm như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu. Nghiêm cấm giao dịch, mua bán các loại động vật hoang dã; tăng cường tổ chức lấy mẫu kiểm tra đối với các loại thực phẩm trọng điểm.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương một lần nữa khuyến nghị các doanh nghiệp, hộ sản xuất hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cường giám sát chất lượng, chủ động phối hợp chặt chẽ với đối tác nhập khẩu tuân thủ nghiêm các quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn thực thẩm, truy xuất nguồn gốc… đối với hàng nhập khẩu.

Cùng với đó, tích cực theo dõi, nắm bắt thông tin về thị trường để chủ động việc đưa hàng lên các cửa khẩu biên giới nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro và thời gian thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới.

Một phần của tài liệu BÀI tập LMS cờ của các nước và ý nghĩa (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w