Kết quả chẩn đoán, điều trị cho đàn vật nuôi cho các trang trại trên

Một phần của tài liệu Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn đức hạnh marphavet tại các đại lý tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 73)

T Nội dung công việc

4.3.1.Kết quả chẩn đoán, điều trị cho đàn vật nuôi cho các trang trại trên

địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc

4.3. Ì.Ì. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn vật nuôi

thể thấy rằng, ở một số vùng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc như huyện Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo,... có điều kiện tự nhiên là đồi núi thấp xen kẽ với đồng bằng nên nơi đây rất thích hợp để chăn nuôi gà thả vườn. Cơ cấu chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình, gia trại với quy mô vừa và nhỏ từ 500 đến 10.000 con. Con giống được sử dụng nhiều trên địa bàn đối với con gà là: Gà Ai Cập ở Lập Thạch, Tam Dương. Gà màu nuôi nhiều ở vùng Tam Đảo

Gà thịt lông màu tại một số huyện như, Tam Đảo . được nuôi chủ yếu theo phương thức chăn thả ra đồi, môi trường tự nhiên rộng lớn cho phép gà tự do vận động, sức đề kháng tốt hơn so với gà nuôi nhốt công nghiệp. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn vẫn chưa xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm nào do sự vào cuộc sớm từ ban lãnh đạo các cấp. Tuy nhiên, trước tình hình thời tiết thay đổi thất thường cộng với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 mà người chăn nuôi đã gặp phải không ít khó khăn khi giá cám, giá thuốc tăng, vật nuôi thường xuyên mắc bệnh, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Trong thời gian thực tập tại công ty, ngoài việc hỗ trợ giao hàng cho các đại lý, em còn được trực tiếp hỗ trợ về kỹ thuật cho một số đại lý dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật công ty. Trong thời gian đó em đã được cùng với cán bộ kỹ thuật đi thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho đàn vật nuôi của một số trang trại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là các trang trại thuộc địa bàn các huyện, Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo ... do thời điểm cuối năm 2019, đầu năm 2020 là khi dịch tả Châu Phi phát tán trên địa bàn mới phần nào được kiểm soát nên số lượng gia súc, đặc biệt là con lợn trên địa bàn không có nhiều nên đa số các ca bệnh mà em được thăm khám và điều trị đều ở trên gia cầm,. Kết quả thăm khám, chẩn đoán, và điều trị được thể hiện ở các bảng 4.7, 4.8, 4.9 và 4.10.

Trong số các bệnh thường gặp ở gà thả vườn, có 3 bệnh điển hình thường gặp là bệnh cầu trùng, đầu đen và viêm thanh khí quản truyền nhiễm. Đối với bệnhđầu đen xảy ra nghiêm trọng nhất ở lứa tuổi từ 8 đến 12 tuần tuổi. Gà ủ rũ, lông xù,

sốt cao > 43°C. Gà gầy, uống nhiều nước, giảm hoặc bỏ ăn, rét run, đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh. Tiêu chảy phân màu hồng lẫn máu, mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt hoặc tái xanh. Tiêu chảy phân vàng màu lưu huỳnh hoặc màu trắng đục lẫn bã trầu, mào tích, da vùng đầu thâm tím. Đối với bệnh cầu trùng, đây là bệnh phổ biến thường gặp nhất ở tất cả các loại gà và ở tất cả các lứa tuổi. Triệu chứng lâm sàng điển hình nhất để phân biệt và nhận biết được gà bị cầu trùng đó là dựa vào quan sát trạng thái phân gà, đối với gà bị cầu trùng 100 % số gà quan sát đều có hiện tượng đi ỉa, phân có mầu nâu thẫm, hoặc lẫn máu tươi, gà thường rất gầy, đối với những gà chết, khi quan sát xác chết 100 % số gà này đều rất gầy, do gà ăn ít hoặc không ăn, mất máu. Bệnh thường không gây chết đột ngột, mà kéo dài và làm cho gà suy kiệt sức khỏe rồi dẫn đến chết, tỷ lệ chết có thể lên đến 70 - 80 %.

Bảng 4.7. Các triệu chứng lâm sàng điển hình trên gia cầm mắc bệnh

Tên bệnh Triệu chứng lâm sàng Số lượn g kiểm tra Số con triệu chứng bệnh Tỷ lệ (%) Đầu đen Gà ủ rũ, lông xù 40 40 100 Sốt cao > 43oC 35 87, 5 Rét run, đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh 32 80,00 Tiêu chảy phân màu hồng lẫn máu hoặc vàng màu

lưu huỳnh hoặc màu trắng đục lẫn bã trầu 30 75,00 Mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt hoặc thâm tím 31 77,50 CR

D

Chảy nước mắt nước mũi, kêu xao xác

45

45 100

Gà kéo dài cổ ra để thở, sau đó chết 26 57,77

Dính 2 mắt lại, do viêm kết mạc 32 71,11

Cầu trùng

Gà gầy, bỏ ăn, hoặc ăn ít 40 38 95,00

Thiếu máu: mào, da nhợt nhạt 31 77,50

Một trong những bệnh rất điển hình ở gà thịt đó là bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm của gà. Những gà bị bệnh thường hay có triệu chứng điển hình khi quan sát là gà chảy nước mắt nước mũi, khó thở, hoặc thở khò khè. Mắt có hiện tượng lèm nhèm do quá trình bị viêm kết mạc mắt nên hai mắt dính chặt vào nhau. Một số gà chết, xác chết thường có màu xanh do gà bị thiếu oxy. Trong quá trình chẩn đoán lâm sàng, chúng em dựa vào những triệu chứng lâm sàng điển hình để phân biệt bệnh. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả thì cần phải mổ khám bệnh tích để có kết luận chính xác. Kết quả mổ khám bệnh tích trên đàn gia cầm được em thể hiện ở bảng 4.8:

Qua bảng 4.8 cho thấy:

Bệnh đầu đen ở gà, đối bệnh tích ở manh tràng 100 % số gà manh tràng viêm, sưng, niêm mạc manh tràng xuất huyết hoặc hoại tử, thành manh tràng tăng sinh, dày gấp nhiều lần so với bình thường. Gà có chất chứa trong lòng manh tràng nhớt, có màu hồng, màu máu cá hoặc có máu tươi hay manh tràng có chất chứa trong lòng rắn, màu vàng xám, đóng kén rắn chắc, màu trắng trông giống như những con sâu. Bệnh tích ở gan bị sưng to hơn so với bình thường, bề mặt gan có nhiều ổ viêm xuất huyết, gan sưng gấp 2 - 3 lần so với bình thường, bề mặt có nhiều ổ hoại tử hình hoa cúc, các ổ hoại tử có màu trắng xám hoặc trắng ngà, lõm ở giữa, khi cắt dọc gan, thấy ổ hoại tử có hình nón ngược. Như vậy, các tổn thương ở gan và manh tràng như trình bày ở trên là những bệnh tích đặc trưng nhất của Histomonosis. Việc mổ khám bệnh tích của gà nghi mắc bệnh giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời cho những gà cùng đàn với gà mổ khám.

Đối với bệnh cầu trùng của gà, đây là bệnh điển hình nhất có thể chẩn đoán bằng lâm sàng. Khi mổ khám sẽ giúp người chăn nuôi biết chính xác tình trạng của bệnh. Bệnh tích điển hình nhất của bệnh khi khám cơ quan tiêu hóa đó là toàn bộ bề mặt của ruột non bị sung huyết, có các mạch máu nổi lên trên bề mặt. Nếu gà bị nặng tình trạng này nhìn rất rõ. Hai manh tràng phình to, chứa đầy hơi và có máu, Khi cắt ruột ra để kiểm tra niêm mạc ruột sẽ thấy trên bề mặt ruột non có nhiềuđiểm trắng xám, xuất huyết rõ rệt, chất chứa trong manh tràng chủ yếu là máu. Phần ruột già khi kiểm tra niêm mạc thấy có thể có hiện tượng hoại tử đối với trường hợp gà bị cầu trùng nặng.

Bảng 4.8. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh

Tên bệnh

Cơ quan,

bộ phận của gà Biểu hiện bệnh tích

Số lượng mổ khám (con) Số lượn g bệnh tích Tỷ lệ (%) Đầ u đen

Gan Viêm xuất huyết hoại tử hình hoa cúc

30

29 96,67 7

Manh tràng Viêm, xuất huyết, hoại tử 30 100

Thận Sưng và sung huyết 27 90,0

0

Manh tràng Có giun kim (Heterakis) 5 16,6

7 Cầu

trùng

Thành ruột Sưng dày lên, có những nốt xuất huyết

40

Một phần của tài liệu Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn đức hạnh marphavet tại các đại lý tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 73)