VÀ NHỎ Ở TIỀN GIANG
4.2.5. Yếu tố cung cách quản lý của nhà quản trị
Trong xu thế hội nhập hiện nay, hiểu biết về quy luật cung cầu của thị trường, dự đoán về xu hướng biến động của thị trường, có khả năng lập các kế hoạch cũng như đề ra các chiến lược cho sự phát triển của doanh nghiệp, tất cả đòi hỏi nhà quản trị phải có trình độ chuyên môn, khả năng am hiểu về nền kinh tế nói chung cũng như phong cách lãnh đạo phải chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Điều này sẽ giúp cho nhà quản trị có những quyết định đúng đắn, kịp thời cũng như làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc công việc. Có như thế doanh
nghiệp mới có thể bền vững trong thị trường rộng lớn đầy sóng gió này, một thị trường chứa đựng nhiều cơ hội cũng như vô vàng các thách thức và đe dọa. Trong công tác quản trị nhân sự thì việc tạo điều kiện cho các nhân viên hiểu được các quyết định công việc có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của doanh nghiệp. Khi hiểu được những quyết định của nhà quản trị sẽ định hướng cho nhân viên hoàn thành công việc theo hướng của toàn doanh nghiệp, tạo điều kiện cho nhân viên đóng góp vào các quyết định góp phần làm cho công việc được thực hiện tốt hơn, nhân viên sẽ cảm thấy được sự quan tâm trong hoạt động của doanh nghiệp hơn.
Sự đánh giá của các nhân viên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tiền Giang về mức độ am hiểu cũng như đóng góp của mình trong các quyết định được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 22: Mức độ am hiểu hay liên quan đến việc đưa ra quyết định
Mức độ Tần suất Tỷ lê (%)
1.Hoàn toàn không 4 9.1
2.Rất ít am hiểu 1 2.3 3.Ít am hiểu 10 22.7 4.Khá am hiểu 8 18.2 5.Am hiểu 6 13.6 6.Rất nhiều 15 34.1 Tổng cộng 44 100
(Nguồn: Thông tin phỏng vấn)
Từ số liệu sơ cấp thu thập được, ta thấy có khoảng 34% nhân viên làm việc cho rằng họ thiếu sự am hiểu về việc ra quyết định của chủ doanh nghiệp, cũng như không đóng góp vào trong những quyết định đó. Con số này khá lớn chứng tỏ các doanh nghiệp này chưa thực hiện tốt công tác nhân sự của mình. Còn lại 66% cho rằng từ khá am hiểu đến am hiểu rất nhiều. Đây là điều tốt cho các doanh nghiệp thực hiện công việc của mình. Những mức độ này cho thấy cung cách quản lý ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tiền Giang chưa tốt. Nhà quản lý chưa thật sự phù hợp với nền kinh tế quản lý của mọi thời đại.
Cung cách quản lý của nhà tuyển dụng còn được thể hiện qua việc tạo nên tính hứng thú cho nhân viên làm việc. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả trong công việc. Đồng thời đây cũng là điều kiện để các nhân viên thể hiện được năng lực của bản thân. Một nhân viên làm việc với niềm đam mê, tìm được sự hứng thú trong công việc sẽ làm việc có hiệu quả hơn một nhân viên chỉ làm cho qua chuyện, không đam mê, không tìm thấy sự hứng thú trong công việc. Chính vì điều đó, mà một nhà quản trị giỏi cần phải biết điều này để làm cho nhân viên lúc nào cũng vươn lên hoàn thành tốt công việc được giao.
Bảng 23: Tính hứng thú trong công việc
từng chỉ tiêu
Công việc thú vị thách thức 4,62 4,37 Công việc tôi thấy say mê 5,20 4,37 Ý kiến củ tôi có thể tác động đến quyết định 3,83 4,37 Có sáng kiến và thành công riêng 3,98 4,37 Có ảnh hưởng đến công ty 3,77 4,37
Tự do và tự chủ 4,85 4,37
Tham gia các định hướng chiến lược 4,18 4,37 Được khuyến khích đổi mới 4,58 4,37
(Nguồn: Thông tin phỏng vấn)
Qua cuộc phỏng vấn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tiền Giang ta thấy rằng các yếu tố về tính hứng thú được nhân viên đánh giá thấp nhất trong chính sách nhân sự của doanh nghiệp. Hầu như các yếu tố là không cao, chỉ có yếu tố công việc phù hợp với tính cách và thấy say mê. Còn các yếu tố còn lại rất quan trọng nhưng không được các doanh nghiệp chú trọng, như đưa ra các sáng kiến và thành công riêng, ý kiến có tác động đến việc quyết định hay sự ảnh hưởng trong công ty thì được đánh giá thấp. Những yếu tố này là giá trị của người lao động nhưng nó không được trân trọng, không được thừa nhận thì tất nhiên sẽ tạo cảm giác thất vọng và chán nản. Các doanh nghiệp chưa thấy được tầm quan trọng của nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện của các nhân viên đồng nghĩa với việc tập trung quyền lực vào những người làm chủ doanh nghiệp, không phù hợp với nền kinh trế thị trường luôn luôn biến đổi hiện nay. Điều này khẳng định một lần nữa sự yếu kém trong cung cách quản lý của nhà quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang.
Bảng 24: Bảng tính điểm ma trận
Nhân tố
1 2
Công việc thú vị thách thức Công việc tôi thấy say mê
Ý kiến của tôi có thể tác động đến quyết định Sáng kiến và thành công riêng
Có ảnh hưởng trong công ty Tự do và dân chủ
Tham gia các định hướng chiến lược Được khuyến khích đổi mới
-.191 -.185 .394 .261 .411 .077 .284 -1.46 .412 .426 -.184 -.044 -.199 .140 -.122 .382 Từ kết quả phân tích ta có các phương trình tuến tính như sau:
F1= 0,394 * X3 + 0,261 * X4 + 0,111 * X5 + 0,284 * X7 F2= 0,412 * X1 + 0,426 * X2 + 0,140 * X6 + 0,382 * X8
Qua hai phương trình trên ta thấy rằng để tác động đến tính hứng thú của nhân viên nên tác động theo hai hướng. Nếu muốn thay đổi trong cách lãnh đạo, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực nhằm tạo tính hứng thú cho nhân viên thì tác động vào nhân tố một. Còn nếu muốn thay đổi bản thân nhân viên để tăng tính hứng thú trong công việc thì tác động vào nhân tố thứ hai. Hai nhân tố khác nhau do đó nhà quản trị phải đề ra cho mình hai kế hoạch mục tiêu để nhằm tác động vào nhân viên, làm cho nhân viên hứng thú với công việc, làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời cũng gắn kết nhân viên với hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp. Chính vì điều này cho ta thấy tầm quan trọng của việc tạo tính hứng thú trong công việc đối với thành công của doanh nghiệp. Và nhà quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tiền Giang càng phải hiểu được điều này để có được chính sách nhân sự hợp lý.
CHƯƠNG 5