VÀ NHỎ Ở TIỀN GIANG
4.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG NHÂN LỰC
Sau khi tuyển dụng và thời gian thử việc thì người lao động trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp. Từ lúc này nhân viên sẽ gắn liền với doanh nghiệp, có nhiều trách nhiệm hơn trong công việc. Công việc cũng trở nên quen thuộc và thuần thục hơn. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó họ sẽ thấy công việc trở nên không cuốn hút, dễ nhàm chán. Do dó, nếu như không có sự ràng buộc nhất định thì nhân viên sẽ dễ dàng tìm cái mới với một phần muốn thử sức mình, một phần để tìm điều kiện tốt hơn cho mình. Chính vì điều đó mà ta thấy được tầm quan trọng của nhà quản lý nhân sự trong chính sách đối với nhân viên.
Xã hội càng phát triển, đời sống người lao động càng được cải thiện, do vậy mà nhu cầu của con người ngày càng cao. Từ nhu cầu ban đầu là đi tìm kiếm cái ăn, cái mặc, cái ở là chính nhưng khi đời sống đã ổn định thì con người muốn đạt được nhiều hơn, vì thế mà họ tìm mọi cách để cải thiện bản thân và nâng cao tay nghề, chuyên môn để “thăng quan tiến chức” nhằm kiếm nhiều tiền hơn. Song song với điều kiện đó thì xuất hiện những nhu cầu cao hơn, đa dạng hơn mang ý nghĩa về vật chất lẫn tinh thần. Do đó, người làm công tác quản trị nhân sự phải thấy được điều đó mà phối hợp nhịp nhàng giữa việc đáp ứng những nhu cầu của nhân viên và việc phải làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tiến
bộ hơn. Người làm công tác quản lý phải biết được ngoài tiền lương ra còn có rất nhiều yếu tố khác để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân viên như: điều kiện làm việc, môi trường làm việc, chính sách đối với nhân viên trong công ty, văn hóa doanh nghiệp.
Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp nhân viên sẽ tiếp cận với những công việc hàng ngày. Từ đó phát sinh những nhu cầu cần thiết trong công việc, cũng như những nhu cầu khác ngoài công việc đòi hỏi các doanh nghiệp đáp ứng. Và điều này có khi không biểu hiện bên ngoài, không trực tiếp nói cho người tuyển dụng biết và có khi nhân viên đó bỏ việc ở công ty cũ để sang một công ty mới mà nhà tuyển dụng cũng không biết lý do tại sao. Việc này đòi hỏi nhà quản lý phải biết được nhu cầu của nhân viên, khuyến khích họ làm việc, gắn chặt họ hơn nữa với doanh nghiệp. Đây không phải là một vấn đề dễ dàng mà cần sự chú tâm và xem xét kỹ của nhà quản lý.
Qua cuộc phỏng vấn, nghiên cứu các nhu cầu của một số nhân viên trong các doanh nghiệp ở Tiền Giang chúng ta sẽ hiểu được đánh giá của họ về các điều kiện ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tiền Giang, giúp cho các nhà quản trị đưa ra những biện pháp hợp lý để tìm ra giải pháp duy trì nguồn nhân lực cho riêng doanh nghiệp mình