0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Yếu tố văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG VÀ SỬ DỤNG NHÂN VIÊN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở TỈNH TIỀN GIANG (Trang 29 -31 )

VÀ NHỎ Ở TIỀN GIANG

4.2.1 Yếu tố văn hóa doanh nghiệp

4.2.1.1.Yếu tố sự thích nghi của nhân viên

Chúng ta biết rằng đối với một xã hội phát triển ngày càng cao thì yêu cầu đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải thay đổi văn hóa trong doanh nghiệp của mình. Đây là yếu tố được xem trọng trong thời đại mới, một thời đại công nghiệp, con người được tự do làm việc, được xem trọng và đặc biệt là người lao động. Văn hóa của doanh nghiệp thể hiện sự phát triển của một doanh nghiệp như thế nào, văn hóa doanh nghiệp là bộ mặt của doanh nghiệp đối với xã hội.

Bảng 11: Văn hóa của cả nhóm trong việc thích nghi

Mức độ thích nghi Tần suất Tỷ lệ (%) Không thích nghi 2 4,8 Khá ít thích nghi 5 11,9 Khá thích nghi 9 21,4 Thích nghi 26 61,9 Tổng cộng 42 100

( Nguồn: Thông tin phỏng vấn)

Qua phỏng vấn 42 nhân viên ta thấy rằng sự thích nghi của các nhân viên tương đối cao. Số người cho là rất thích nghi chiếm 61,9%, và số người cho điểm từ khá thích nghi đến rất thích nghi chiếm 83,3% còn lại là ý kiến cho rằng không thích nghi và khá ít thích nghi. Đây thật sự là điều đáng mừng nhưng cũng đáng lo đối với các doanh nghiệp.

Các nhân viên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tiền Giang đánh giá rằng họ có thể thích nghi tốt với điều kiện văn hóa của doanh nghiệp. Đây là một điều tốt bởi vì nó thể hiện được cái nhìn của nhà quản trị biết đáp ứng được nhu cầu văn hóa của nhân viên mình đồng thời thể hiện được sự chịu đựng của nhân viên trong một hoàn cảnh nhất định. Điều đó chứng tỏ nhân viên có thể thích nghi với những hoàn cảnh khác nhau, và có thể trong một điều kiện nhất định thì yếu tố văn hóa của doanh nghiệp không là yếu tố quan trọng để các nhân viên đánh giá về doanh nghiệp của mình để quyết định ra đi hay ở lại doanh nghiệp.

4.2.1.2.Yếu tố trang phục đi làm

Trong vấn đề văn hóa của doanh nghiệp thì yếu tố trang phục của nhân viên thể hiện được bộ mặt của doanh nghiệp trong xã hội.

Bảng 12: Trang phục đi làm Mức độ trang trọng Tần suất Tỷ lệ (%) Không trang trọng 3 6,4 Ít trang trọng 8 17 Khá trang trọng 12 25,5 Trang trọng 11 23,4 Rất trang trọng 13 27,7 Tổng cộng 47 100

( Nguồn: Thông tin phỏng vấn)

Trong xã hội có nền kinh tế phát triển, các nhà doanh nghiệp luôn muốn tạo cho mình một thương hiệu, một nét đặc trưng riêng cho sản phẩm cũng như tạo cho mình một nét văn bó riêng trong công ty. Thông qua trang phục văn phòng, người ta có thể đoán biết lĩnh vực hoạt động, quy mô của công ty, phong cách lãnh đạo, tâm huyết của nhà quản trị…. Mặc trên người bộ trang phục của công ty, nhân viên sẽ thấy tự hào về công ty của mình từ đó gắn bó với công ty. Ngày nay, không riêng ở Tiền Giang mà cả nước nói chung, không chỉ nhà quản trị mà cả nhân viên đều có ý thức trong tác phong làm việc cũng như trang phục nơi làm việc. Ờ Tiền Giang qua phỏng vấn thì có khoảng trên 75% nhân viên trong công ty cho rằng trang phục làm việc trang trọng, phù hợp với môi trường và điều kiện làm việc. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào thị trường thương mại thế giớitiếp cận với những phong cách quản lý mới mẽ hiện đại, tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp thì chú trọng đến văn hóc công ty cũng như trang phục công sở cho nhân viên là điều kiện không thể thiếu.

4.2.1.3.Yếu tố gặp gỡ nhau ngoài công việc:

Theo phong tục của người Việt Nam thì thường rất xem trọng mối quan hệ trong xã hội. Mọi người thường gặp gỡ nhau sau khi làm việc để tạo mối quan hệ tốt với nhau. Tuy nhiên,

xã hội càng phát triển thì sự gặp gỡ thường xuyên không nhiều, mọi người chủ yếu gặp gỡ nhau vì mục đích công việc là chủ yếu. Qua thống kê đánh giá mức độ gặp gỡ nhau giữa các nhân viên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tiền Giang ta có số liệu sau:

Bảng 13: Mức độ gặp gỡ nhau ngoài công việc

Yếu tố Tần suất Tỷ lệ ( %)

1 . Không bao giờ 0 0

2 . Ít gặp 1 2,1 3 . Không thường 12 25 4 . Thỉnh thoảng 13 27,1 5 . Khá thường xuyên 10 20,8 6 . Thuờng xuyên 12 25,0 Tổng cộng 48 100

( Nguồn: Thông tin phỏng vấn)

Ta thấy rằng có 25% số người được phỏng vấn cho rằng thường xuyên gặp gỡ nhau ngoài công việc, mức độ không thường 25% người trả lời và mức độ khá thường xuyên, thỉnh thoảng cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người trả lời. Điều này chứng tỏ việc gặp gỡ nhau thường xuyên giữa các nhân viên cũng không nhiều. Nhân viên có xu hướng không muốn trao đổi công việc ngoài giờ làm việc. Mỗi người có xu hướng về gia đình và sống cho riêng cuộc sống gia đình hơn là giao tiếp bên ngoài. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự gắn bó giữa các nhân viên và sự giúp đỡ nhau trong công việc. Doanh nghiệp phải mở rộng hơn nữa những cuộc gặp gỡ nhau để tạo điều kiện cho nhân viên có mối quan hệ tốt với nhau. Đây là điều kiện giúp cho nhân viên gắn bó với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà quản lý cũng phải có những chích sách thích hợp nếu không điều đó làm cho hệ thống quản lý cuả doanh nghiệp không đạt hiệu quả nếu các nhân viên trong doanh nghiệp không có được sự tôn nghiêm, trách nhiệm riêng đối với công việc. Điều này đồng nghĩa với việc thông đồng giữa các nhân viên, che giấu những sai phạm của nhau từ đó tạo nên tính ỷ lại của nhân viên.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG VÀ SỬ DỤNG NHÂN VIÊN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở TỈNH TIỀN GIANG (Trang 29 -31 )

×