Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động sinh kế trong chiến lược sinh kế dựa vào du lịch của các hộ nông dân khá đa dạng, tuy nhiên thu nhập từ các hoạt động này không cao. Sinh kế truyền thống dựa vào nông nghiệp của một số hộ dân bị ảnh hưởng do thu hồi đất hoặc ô nhiễm môi trường gây nên. Giải pháp về chiến lược giúp đa dạng hóa các hoạt động sinh kế cho các hộ nông dân, từ đó nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư của tỉnh Điện Biên. Các biện pháp thực hiện chính tập trung vào nhóm hộ có sinh kế chính dựa vào nông nghiệp và nhóm hộ đang kinh doanh dịch vụ du lịch.
4.3.3.1. Đối với nhóm hộ kinh doanh dịch vụ du lịch
- Khuyến khích người dân tham gia cung ứng các dịch vụ du lịch. Đối với
hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú: ưu tiên phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) tại các điểm du lịch cộng đồng; về cơ sở ăn uống: khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống dân tộc vùng Tây Bắc, các đặc sản tự nhiên; về cơ sở vui chơi giải trí: chú trọng đẩy mạnh việc tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao dân tộc.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan tới du lịch của các hộ nông tại tỉnh Điện Biên khá đa dạng. Tuy nhiên, hộ có lao động làm các công việc phi chính thức tại các cơ sở kinh doanh du lịch như: bán hàng, lái xe, phục vụ bàn, lao công,… chiếm tỷ lệ cao nhất (41,8%). Với các rủi ro mà các lao động gặp phải do không có hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bạo hành, quấy rối, mức lương thấp,… đòi hỏi chính quyền các cấp phải có chính sách hỗ trợ và bảo vệ đối tượng lao động này. Trước mắt, các địa phương cần thắt chặt các chính sách liên quan đến thực hiện nghĩa vụ về phúc lợi cho người lao động của doanh nghiệp. Trong đó, tập trung kiểm soát chặt chẽ việc thực thi pháp luật về lao động, bảo đảm lao động có hợp đồng và được hưởng các quyền lợi cần thiết.
4.3.3.2. Đối với nhóm hộ có sinh kế chính là nông nghiệp
- Nông nghiệp là sinh kế truyền thống và vẫn là sinh kế chính của đại đa số hộ nông dân tỉnh Điện Biên. Do đó, cần tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, phát triển theo hướng sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất cây trồng vật nuôi.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, hộ nông dân tỉnh Điện Biên có ưu thế về vốn tự nhiên với diện tích đất rộng tuy nhiên nông dân trong tỉnh phần lớn là người dân tộc, hạn chế về trình độ học vấn. Đất đai rộng lớn là tiềm năng để hộ nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống, hướng tới sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Bằng việc đẩy mạnh công tác khuyến nông, bên cạnh những hỗ trợ về kỹ thuật, cần có những hỗ trợ về tài chính để khuyến khích người nông dân trồng cây công nghiệp, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp.
- Thúc đẩy xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, khuyến khích các tổ hợp tác, doanh nghiệp và nông dân liên kết. Thực tế, liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản là quá trình mang tính tất yếu khách quan, nhưng rất khó xảy ra. Bởi vì trong quá trình, nông dân là chủ thể của quá trình sản xuất nông sản, doanh nghiệp là chủ thể của chế biến và tiêu thụ nông sản. Trình độ tổ chức sản xuất, những mối quan hệ với thị trường có sự chênh lệch lớn nhất là sản xuất ở vùng miền núi. Vì vậy,
trong chuỗi giá trị nông sản, những người sản xuất thường là những người chịu thiệt thòi, những người chế biến và tiêu thụ nông sản thường là những người nắm vai trò chủ động và có lợi trong chuỗi. Việc xây dựng các chuỗi liên kết giúp đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Đối với người nông dân, liên kết với chế biến và tiêu thụ để nhận được các hỗ trợ về vốn, khoa học và công nghệ; đặc biệt là để có thị trường tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, nông dân cũng được nâng cao trình độ sản xuất thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất…
- Đối với các hộ nông dân bị mất đất do bị thu hồi, giải tỏa cần có những chính sách thiết thực. Bên cạnh chính sách bồi thường cần có những hỗ trợ giúp nông dân chuyển đổi sinh kế. Mặc dù tỷ lệ hộ nông dân bị mất đất do phát triển du lịch hiện tại vẫn khá thấp, tuy nhiên đây là xu hướng tất yếu khi ngành du lịch ngày càng phát triển. Lao động nông thôn, đặc biệt là một tỉnh miền núi như Điện Biên có trình độ hạn chế, do đó, cần phải có chính sách đào tạo nghề, trang bị kiến thức sản xuất các ngành nghề, kiến thức về khoa học – công nghệ, thị trường cho các hộ nông dân này.
4.3.3.3. Giải pháp đối với từng nhóm hộ được phân theo phân tích cụm
Sử dụng phương pháp cụm, nghiên cứu đã phân chia các hộ nông dân thành 4 nhóm. Nhóm 1 bao gồm các hộ có tỷ lệ thu nhập từ du lịch chiếm từ 0 – dưới 15% tổng thu nhập; nhóm 2 có tỷ lệ thu nhập từ du lịch chiếm dưới 50% tổng thu nhập, nhóm 3 có tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh du lịch chiếm dưới 85% tổng thu nhập và nhóm 4 là các hộ còn lại, có hoạt động kinh doanh du lịch là sinh kế chính. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm hộ, trong đó các các khó khăn mà từng nhóm hộ đang gặp phải. Do đó, cần phải có các giải pháp đối với từng nhóm hộ để giải quyết các khó khăn này. Cụ thể:
Nhóm 1: Bao gồm các hộ nông dân có sinh kế chính là nông nghiệp, vì vậy nhóm có số lao động được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn khá thấp. Đây cũng là nhóm sử dụng nguồn nước tự nhiên là chủ yếu, mức thu nhập bình quân thấp và có tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố cao hơn các nhóm còn lại. Do đó, một vài biện pháp cụ thể nên được triển khai đối với nhóm hộ nông dân này đó là:
- Các biện pháp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động cần mở rộng hơn nữa, bao gồm cả các lao động tại những nhóm hộ nông dân có tiềm năng phát triển du lịch.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước dùng cho mục đích
sinh hoạt. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn, tham mưu hướng sửa chữa, nâng cấp các công trình hư hỏng tại các địa phương để cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, bảo dưỡng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ban ngành liên quan tiến hành củng cố và tăng cường xây dựng đập, hồ chứa nước dự trữ cho mùa khô, quản lý khai thác tài nguyên nước, tránh tình trạng người dân lãng phí nguồn nước tự nhiên.
- Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân thông qua hỗ trợ sản xuất, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.
- Giải quyết mâu thuẫn giữa việc vừa phải gìn giữ nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc, cụ thể là người dân sinh sống trong các ngôi nhà ở truyền thống của người dân tộc với việc vừa phải đảm bảo chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc trong thời đại mới. Giải pháp đưa ra đó là khuyến khích người dân tiếp tục sinh hoạt tại các ngôi nhà truyền thống này đồng thời hỗ trợ người dân cải tạo nhà ở, công trình vệ sinh và các công trình khác có liên quan đến nhà ở.
Nhóm 2 và nhóm 3 có nhiều ưu thế về vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính. Tuy vậy, với nhiều hộ có tiết kiệm và mức vốn vay chưa cao cho thấy hai nhóm hộ này chưa phát huy được hết nguồn lực hiện có để kinh doanh du lịch. Những giải pháp khuyến khích các hộ nông dân này phát huy nội lực hiện tại trong phát triển du lịch là vô cùng cần thiết
- Hỗ trợ về lãi suất và mức vốn vay và cải thiện thủ tục hành chính cho các hộ nông dân muốn đầu tư vào kinh doanh du lịch.
- Đánh giá các hoạt động du lịch có tiềm năng, xác định các hoạt động du
lịch trọng điểm và có chính sách khuyến khích người dân đầu tư vào các hoạt động này.
- Hỗ trợ người dân thăm quan, học hỏi các mô hình kinh doanh du lịch tại
các địa phương; hướng dẫn người dân xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm giúp người dân có kế hoạch sử dụng nguồn tiết kiệm hợp lý và hiệu quả.
Nhóm 4 là nhóm có sinh kế chính là kinh doanh dịch vụ du lịch. Nhóm có thu nhập cao hơn các nhóm khác, có ưu thế và nhà ở, nguồn nước sử dụng, mức vốn vay. Mặc dù vậy, nhóm lại có những điểm yếu và trình độ học vấn của lao động, kết nối xã hội yếu, nhiều hộ kinh doanh du lịch cộng đồng còn sử dụng nhà vệ sinh thô hoặc bán tự hoại. Các giải pháp cụ thể dành cho nhóm 4 bao gồm:
- Tiếp tục tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các kiến thức, kỹ năng du lịch cho các hộ nông dân.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống các trường tại địa phương đồng thời khuyến khích các hộ đầu tư giáo dục cho thế hệ con cháu nhằm nâng cao trình độ học vấn cho các thế hệ kế cận.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các hộ nông dân về kinh doanh du
lịch kết hợp với giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái nhằm thúc đẩy các hộ nông dân cải tạo công trình vệ sinh.
- Đẩy mạnh việc thành lập các hội du lịch cộng đồng địa phương do Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên quản lý. Khuyến khích các hộ kinh doanh du lịch tham gia nhằm trao đổi kinh nghiệm và thông tin, mở rộng mối quan hệ và tăng cường đoàn kết giữa các hộ nông dân.
TÓM TẮT PHẦN 4
Kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân được tổng hợp và phân tích và đem lại một số kết luận sau:
- Điện Biên có nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử. Tỉnh có cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng lịch trình di chuyển của du khách, tuy nhiên giao thông đường bộ tại nhiều xã bản, đường hàng không còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết đã ảnh hưởng không nhỏ tới hành trình đi lại của nhân dân và khách du lịch. Trong những năm vừa qua, số ngày khách lưu trú còn thấp, số lượng du khách, doanh thu từ du lịch của tỉnh liên tục tăng nhưng mức tăng chưa cao, chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch của tỉnh.
- Khoảng 40% hộ nông dân tham gia phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp có các hoạt động kinh doanh du lịch. Trong đó, tỷ lệ hộ nông dân có hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trong ngành du lịch tại huyện Điện Biên là 47,32% cao hơn so với thành phố Điện Biên Phủ và huyện Mường Nhé, do đây là nơi tập trung nhiều điểm du lịch. Các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch khá đa dạng, tuy nhiên, nhiều hộ chỉ tập trung vào hoạt động cơ bản, thu nhập chưa cao.
- Phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế đã thu được những kết quả như sau:
Nguồn vốn con người: Tỉnh có nguồn nhân lực lớn, với tỷ lệ dân cư trong độ tuổi lao động cao, tỷ lệ người mất sức lao động thấp, tuy nhiên lao động có trình độ học vấn không cao là điểm hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phát triển du lịch đã tạo một nguồn thu nhất định, giúp nhiều hộ có điều kiện để đầu tư giáo dục cho con cái. Quá trình phát triển du lịch cũng tạo điều kiện cho nhiều lao động trong hộ được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng.
Nguồn vốn xã hội: Phát triển du lịch nhìn chung có ảnh hưởng tích cực tới nguồn vốn xã hội, giúp các hộ nông dân mở rộng mối quan hệ, gia tăng tính cố kết cộng đồng, gia tăng vị thế của người phụ nữ trong kinh tế hộ. Hoạt động du lịch đã giúp bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Vốn tài nguyên: Các hộ dân ở tỉnh Điện Biên có ưu thế về nguồn tài nguyên đất và nước. Đối với tài nguyên đất, bên cạnh nhiều hộ gia tăng quỹ đất để mở rộng hoạt động kinh doanh du lịch, nhiều hộ nông dân đã mất đất do bị thu hồi, giải tỏa để xây dựng khu du lịch và các công trình công cộng khiến cho sinh kế truyền thống bị ảnh hưởng. Với tài nguyên nước, tỷ lệ hộ sử dụng nước tự nhiên để sinh hoạt chiếm 24,12%, hộ thiếu nước chiếm 11,9% ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Phát triển du lịch đã có những ảnh hưởng tích cực tới nguồn vốn tài nguyên, tuy nhiên tại một số nơi, người dân nhận định ô nhiễm môi trường gia tăng do gia tăng số lượng du khách, phương tiện giao thông, nước thải.
Vốn vật chất: Tỷ lệ hộ kinh doanh du lịch ở nhà kiên cố/bán kiên cố, sử dụng nhà vệ sinh tự hoạt/bán tự hoạt cao hơn so với hộ không kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ kinh doanh du lịch sở hữu vật dụng, tiện nghi đầy đủ hơn hộ không kinh doanh du lịch. Điều này chứng tỏ, phát triển du lịch có ảnh hưởng tích cực tới vốn vật chất.
Vốn tài chính: Hộ kinh doanh du lịch có mức thu nhập hàng tháng cao hơn so với hộ còn lại. 65,27% hộ tiếp cận được với nguồn vốn vay, nhưng mức vay còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn để đầu tư kinh doanh. Tỷ lệ hộ kinh doanh dịch vụ du lịch có tiết kiệm cao hơn hộ không kinh doanh dịch vụ du lịch chứng tỏ phát triển du lịch giúp cải thiện nguồn vốn tài chính.
Chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI được ước tính theo địa bàn nghiên cứu. Kết quả cho thấy, chỉ số LEI tại thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Mường Nhé lần lượt là 0,42; 0,43; 0,37. Các chỉ số này đều ở mức trung bình. Phân tích các chỉ số tại từng địa bàn nghiên cứu thấy rằng: Huyện Điện Biên có nguồn vốn xã hội bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hoạt động du lịch và là huyện có nguồn vốn vật chất thay đổi nhiều nhất. Thành phố Điện Biên Phủ là nơi có sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tự nhiên cao hơn so với huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé, huyện Mường Nhé có nguồn vốn tài chính chịu ảnh hưởng của phát triển du lịch lớn hơn hai địa bàn còn lại.
Phát triển du lịch đã thúc đẩy tỉnh Điện Biên ban hành nhiều chính sách, bao gồm chính sách quy hoạch, chính sách tuyên truyền và quảng bá du lịch, chính sách bảo tồn văn hóa.
- Phát triển du lịch đã giúp gia tăng thu nhập của các hộ dân, tạo ra nguồn thu ổn định, tạo công ăn việc làm cho người dân. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cũng làm tăng giá cả. Du lịch tạo cơ hội cho nhiều lao động xa nhà quay về địa phương làm việc, giúp giảm các nguy cơ, rủi ro do làm việc xa nhà, tuy nhiên số