STT Các yếu tố chính của LEI Các yếu tố hợp thành
1 Nguồn vốn tự nhiên (N)
Diện tích đất canh tác, chất lượng đất Chất lượng nguồn nước
Chất lượng môi trường khác 2 Nguồn vốn con người (H)
Hiện trạng sức khỏe
Trình độ, kỹ năng của chủ hộ và lao động chính
3 Nguồn vốn vật chất (P)
Chất lượng nhà ở
Tài sản phục vụ sản xuất và sinh hoạt Cơ sở hạ tầng địa phương
4 Nguồn vốn xã hội (S)
Tham gia hội đoàn tại địa phương Mối quan hệ cộng đồng
An toàn, uy tín
5 Nguồn vốn tài chính (F)
Tiết kiệm
Bước 2: Chuẩn hóa số liệu
Các số liệu được đo lường theo hệ thống khác nhau và có đơn vị khác nhau, do đó, chúng cần được chuẩn hóa để không phụ thuộc vào đơn vị cũng như xem xét mối quan hệ thuận - nghịch giữa các yếu tố. Luận án áp dụng phương pháp loại bỏ thứ nguyên được sử dụng trong Báo cáo chỉ số phát triển con người của UNDP (2007) để chuẩn hóa số liệu:
(2.1)
(2.2)
Trong đó:
- Công thức 2.1 sử dụng cho các yếu tố thuận, công thức 2.2 sử dụng cho
các yếu tố nghịch;
- là giá trị chuẩn hóa của Xij;
- Xij là các giá trị gốc (giá trị thực) của yếu tố hợp thành thứ i của xã j; - MinXij và MaxXij lần lượt là các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của dãy số
liệu ij.
Theo phương pháp này, quá trình chuẩn hóa được thực hiện cho cấp số liệu thấp nhất, đó là các yếu tố hợp thành, các số liệu sẽ được chuẩn hóa để nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
Bước 3: Tính toán các yếu tố chính
Giá trị của yếu tố chính sẽ là trung bình cộng của các yếu tố hợp thành (sau khi đã được chuẩn hóa) và được tính toán dựa trên công thức 2.3 dưới đây:
∑
(2.3) Trong đó:
MC là giá trị từng yếu tố chính;
N là số yếu tố hợp thành thuộc yếu tố chính đó;
Xij là giá trị yếu tố hợp thành thứ i xã j đã được chuẩn hóa. Bước 4: Tính toán chỉ số ảnh hưởng sinh kế:
∑
Trong đó:
RC là H/N/F/P/S của từng xã;
Mi là giá trị yếu tố chính thứ I được xác định tại công thức 2.3
WMi là số lượng yếu tố hợp thành cấu tạo nên yếu tố chính thứ i/ trọng số của yếu tố chính.
Sau khi các nguồn vốn được xác định, LEI được tính toán theo công thức sau: ∑
∑ Trong đó:
LEI: chỉ số ảnh hưởng sinh kế của xã, phường nghiên cứu
Rci là giá trị nguồn vốn sinh kế đã được tính toán tại công thức 2.4;
là số lượng yếu tố hợp thành cấu tạo nên yếu tố chính thứ i của từng xã/trọng số của yếu tố chính
Trị số LEI nằm trong khoảng giá trị từ 0 (mức ảnh hưởng nhỏ nhất) đến 1 (mức ảnh hưởng cao nhất).
Bằng việc tham khảo các nghiên cứu trước, luận án phân mức độ ảnh hưởng như sau:
Bảng 3.5. Phân cấp mức độ ảnh hƣởng sinh kế LEI
Khoảng giá trị Phân cấp mức độ ảnh hƣởng sinh kế LEI
0 – < 0,25 Thấp 0,25 – < 0,5 Trung bình 0,5 – < 0,75 Cao
0,75 – 1 Rất cao
Nguồn: Urothody & cs. (2010); González & Bertran (2013); Sattar & cs. (2017)
3.3.3.4. Phương pháp phân tích cụm
Phương pháp này là tên của một nhóm các kỹ thuật đa biến có mục tiêu chính là phân loại các đơn vị dựa vào một số đặc tính của chúng. Luận án sử dụng phương pháp này nhằm nhận diện và phân loại các đối tượng có cùng một cụm tương tự nhau. Mức độ mà các hộ nông dân tham gia vào du lịch và thu nhập mà họ thu được từ du lịch rất khác nhau. Bốn nhóm hộ gia đình có thể được đưa ra tùy thuộc vào tỷ lệ thu nhập từ du lịch trong tổng thu nhập của hộ.
Để diễn giải các cụm, các giá trị Y mô tả độ lệch giữa trung bình cụm và trung bình tổng thể được tính như sau:
Y = (XK – X)/X
Anton Van Rompaey & cs. (2019) Với XK = trung bình của biến x trong cụm k,
X = trung bình của biến x.
Giá trị Y > 0 thể hiện một biến cụ thể có điểm cao hơn điểm trung bình Đối với từng nhóm hộ, bằng việc sử dụng kiểm định Mann–Whitney– Wilcoxon, tình trạng các nguồn vốn sinh kế, các kết quả sinh kế của các cụm hộ gia đình được so sánh sự khác biệt.
3.3.3.5. Phương pháp phân tích biệt số
Trong nghiên cứu này, mô hình phân tích biệt số được sử dụng nhằm phân tích sự khác biệt giữa các nhóm hộ khác nhau. Mô hình có thể viết dưới dạng như sau:
D = b0 + biXi Với:
D: Biệt số
b: hệ số hay trọng số phân biệt X: biến độc lập
Trong đó, X là các biến thể hiện đặc điểm của các nhóm nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, biến X đại diện cho các nguồn lực của các nhóm, như: con người (học vấn, số lao động được đào tạo), tự nhiên (diện tích đất của hộ, nguồn nước sử dụng, hộ có đủ nước sinh hoạt), vật chất (loại nhà đang ở, loại nhà vệ sinh đang sử dụng), tài chính (thu nhập, vay vốn, mức vay, tiết kiệm), xã hội (sự tham gia hội nhóm, mối quan hệ với hàng xóm).
3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích cơ bản
3.3.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn lực sinh kế
Các chỉ tiêu về nguồn vốn sinh kế được so sánh trước và sau khi có hoạt động du lịch tại địa phương.
a. Chỉ tiêu nguồn lực tự nhiên
- Thay đổi diện tích và cơ cấu đất;
- Thay đổi diện tích đất nông nghiệp bình quân (theo hộ, nhân khẩu, lao
động);
- Thay đổi nguồn nước sử dụng.
b. Chỉ tiêu nguồn lực con người
- Tổng số lao động, thay đổi cơ cấu lao động theo nghề nghiệp; - Tỷ lệ lao động qua đào tạo;
- Tỷ lệ lao động tham gia vào hoạt động du lịch;
- Tỷ lệ hộ làm thuê, làm chủ các cơ sở kinh doanh du lịch (KDDL);
- Chất lượng lao động: Trình độ chủ hộ, đào tạo nghề chủ hộ, lao động chính, trình độ lao động chính, đào tạo nghề của lao động chính.
c. Nhóm chỉ tiêu nguồn lực tài chính
- Các nguồn thu nhập của hộ, cơ cấu nguồn thu nhập;
- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động du lịch so với tổng thu nhập; - Số lượng và tỉ lệ vốn vay;
- Khả năng tiếp cận vốn vay;
- Cơ cấu sử dụng vốn của hộ theo các hoạt động sinh kế.
d. Nguồn lực vật chất
- Tổng số trạm y tế, trường học, chợ;
- Tổng số km đường được bê tông hóa, tỷ lệ km đường được bê tông hóa
theo nguồn vốn;
- Thay đổi chất lượng nhà ở, tài sản phục vụ sản xuất, tài sản phục vụ sinh hoạt.
e. Nguồn lực xã hội
- Tỷ lệ hộ tham gia vào các tổ chức kinh tế – xã hội;
- Tỷ lệ hộ tham gia vào các nhóm sở thích, câu lạc bộ tại địa phương.
3.3.4.2. Nhóm chỉ tiêu về chiến lược sinh kế
- Tỷ lệ hộ dân có hoạt động sinh kế là du lịch; - Thay đổi số lượng hoạt động sinh kế của hộ;
- Thay đổi cơ cấu hộ nông dân phân theo các hoạt động sinh kế; - Tỷ lệ hộ dân thay đổi phương thức canh tác;
- Số lượng lao động di cư hoặc trở về địa phương làm việc; - Số hoạt động sinh kế không/ít dựa vào nguồn lực tự nhiên.
3.3.4.3. Nhóm chỉ tiêu về kết quả sinh kế
- Tỷ lệ hộ nông dân tăng thêm thu nhập từ hoạt động du lịch; - Tỷ lệ rủi ro được giảm thiểu trong các hoạt động sinh kế;
- Đánh giá của người dân về: mức độ ổn định của các hoạt động sinh kế; - Đánh giá của người dân về sự thay đổi về chất lượng các nguồn tài nguyên nước, không khí, đất.
TÓM TẮT PHẦN 3
Phần 3 tập trung mô tả những thông tin và đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu nhằm thấy được những điểm có liên quan tới những vấn đề nghiên cứu, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi, dân số chủ yếu là dân tộc ít người, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế.
Khung phân tích của luận án được xây dựng dựa trên lý thuyết về sinh kế bền vững và phát triển du lịch. Thành phố Điện Biên phủ, huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé được chọn làm địa bàn nghiên cứu. Để tổng hợp các thông tin về kinh tế - xã hội, tác giả đã sử dụng các tài liệu là các báo cáo của các sở, ban ngành, các bài báo khoa học, sách, tạp chí, các nghiên cứu trước đó.
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số mẫu điều tra sơ cấp được thiết kế để đảm bảo tính địa diện, ngẫu nhiên cho các địa bàn, thu thập trên 622 hộ nông dân được điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Các số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Excel, SPSS. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích cụm, phương pháp phân tích ảnh hưởng dựa vào chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI, phân tích biệt số, phương pháp kiểm định Chi_square cùng các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRONG KINH DOANH DỊCH THAM GIA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH
4.1.1. Cơ sở phát triển du lịch tỉnh Điện Biên
4.1.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Điện Biên
Với diện tích tự nhiên 9.554,06km2, đặc biệt có địa hình đa dạng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp đã tạo cho Điện Biên nguồn tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn làm cơ sở cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch thể thao mạo hiểm. Bên cạnh đó là tài nguyên du lịch nhân văn, những giá trị vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc của sự đoàn kết các dân tộc tỉnh Điện Biên sáng tạo và gìn giữ trong dòng chảy cuộc sống. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hoá, di tích lịch sử - cách mạng, các nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hoá phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội... thể hiện bản sắc văn hoá đa dạng của Điện Biên và là nguồn lực thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Điện Biên tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu.
Bảng 4.1. Tiềm năng du lịch dựa vào tự nhiên của tỉnh Điện Biên
STT Các tiềm năng du lịch Địa điểm Loại hình du lịch
1 Hồ Pá Khoang Xã Mường Phăng – TP
Điện Biên Phủ Du lịch sinh thái 2 Động Pa Thơm Xã Pa Thơm – huyện
Điện Biên Du lịch sinh thái 3 Suối nước nóng U Va Xã Noong Luống –
Huyện Điện Biên Du lịch sinh thái + Nghỉ dưỡng
4 Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
Thuộc các xã : Mường Nhé, Mường Toong, Chung Chải, Sín Thầu – Huyện Mường Nhé
Du lịch sinh thái + Khám phá thiên nhiên
5 Lòng hồ Sông Đà Thị xã Mường Lay Du lịch sinh thái + nghỉ dưỡng 6 Hồ Huổi Phạ Thành phố Điện Biên Phủ Du lịch sinh thái + nghỉ dưỡng. 7 Hang Thẩm Púa Xã Chiềng Đông – huyện
Tuần Giáo
Du lịch sinh thái + Du lịch khám phá
Du khách đến với Điện Biên sẽ được tham quan hệ thống di tích lịch sử cách mạng, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên rừng núi trùng điệp với hoa ban trắng, ruộng bậc thang, những cánh rừng nguyên sinh, thăm và tìm hiểu nét văn hoá của các bản dân tộc và thưởng thức các món ăn đặc sản, sưu tầm các món quà lưu niệm của núi rừng Tây Bắc... Đây có thể coi là nguồn tài nguyên du lịch quý giá có sức thu hút du khách của Điện Biên trong sự nghiệp phát triển du lịch của địa phương.
Bên cạnh ưu thế về nguồn tài nguyên, Điện Biên còn biết đến với các địa danh gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.
Bảng 4.2. Tiềm năng du lịch dựa vào lịch sử của tỉnh Điện Biên
STT Các tiềm năng du lịch Địa điểm Loại hình du
lịch
1
Quần thể di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đồi A1, Đồi Him Lam, Cầu Mương Thanh; Hầm tướng De
Castries; Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ; Tượng đài chiến thắng; Nghĩa trang A1; Nghĩa trang Độc lập; Đường mòn kéo pháo).
Thuộc địa phận: Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Mường Ảng, huyện Tuần Giáo
Du lịch Lịch sử - Văn hóa
2 Các di tích lịch sử cách mạng Bia hận thù Noong nhai
Xã Thanh Xương –
Huyện Điện Biên Du lịch lịch sử
3
Rừng văn hóa lịch sử Mường Phăng + Khu chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Xã Mường Phăng – TP Điện Biên Phủ Du lịch Sinh thái + Du lịch lịch sử + Du lịch khám phá 4 Thành Bản Phủ + Đền Hoàng Công Chất. Xã Noong Hẹt - Huyện Điện Biên Du lịch sử - văn hóa 5 Tháp cổ Mương Luân. Xã Mường Luân – Huyện Điện Biên Đông
Du lịch văn hóa 6 Lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên
Phủ Tỉnh Điện Biên
Du lịch lịch sử - văn hóa
7
Lễ hội Thành Bản Phủ Thành Bản Phủ Du lịch văn hóa tâm linh
8 Các lễ hội của đồng bào các dân tộc:
Hội Tung còn; Hội Hoa ban. Tỉnh Điện Biên
Du lịch văn hóa trải nghiệm Nguồn: UBND tỉnh Điện Biên (2017)
Với tiềm năng như trên, hiện nay, tỉnh Điện Biên phát triển ba loại hình du lịch chính, bao gồm: du lịch lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Trong đó du lịch lịch sử chủ yếu tại quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ, du lịch sinh thái tại các điểm có hang động, nước khoáng nóng… tại huyện Điện Biên, du lịch văn hóa tại các thôn, bản.
4.1.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
- Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Năm 2020, toàn tỉnh có 215 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với 2.954 buồng/5.139 giường, trong đó có 1 khách sạn đang đề nghị công nhận hạng 4 sao; 1 khách sạn 3 sao; 1 khách sạn đề nghị công nhận hạng 3 sao; 151 nhà nghỉ, 4 homestay và 18 nhà khách. Thống kê tại 3 địa bàn nghiên cứu cho thấy, tại thành phố Điện Biên Phủ có 120 đơn vị kinh doanh lưu trú, chiếm 55,8% trong tổng số cơ sở kinh doanh của tỉnh Điện Biên, với số buồng là 1.902 và 3.286 giường. Huyện Điện Biên có 20 cơ sở (chiếm 9,3%), với 176 buồng/310 giường. Huyện Mường Nhé có 12 cơ sở (chiếm 5,6%) với 121 buồng/235 giường (Phòng Nghiệp vụ Du lịch, 2020). Như vậy, thành phố Điện Biên Phủ là nơi tập trung nhiều nhất các đơn vị kinh doanh lưu trú. Do nơi đây là trung tâm văn hóa, chính trị của cả tỉnh và cũng là điểm thu hút khách du lịch tham quan tới nghỉ dưỡng.
Về hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch, tính đến năm 2020, toàn tỉnh Điện Biên có 07 đơn vị, bao gồm 5 công ty, 1 hợp tác xã, 1 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vận tải khách du lịch, đáp ứng nhu cầu di chuyển của du khách (Phòng Nghiệp vụ Du lịch, 2020).
Với hoạt động lữ hành, có 5 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 2 doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, 3 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa (UBND tỉnh Điện Biên, 2019).
- Hệ thống giao thông
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 8.278,9km đường giao thông; với 130/130 đơn vị cấp xã và tương đương có đường ô tô đến trung tâm, trong đó: có