Diện tích đất (m2)
Tổng diện tích đất Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất NTTS Đất ở
Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ)) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Không có 51 8,20 480 77,17 428 68,81 ≤ 100 15 2,41 5 0,80 0,00 7 1,13 95 15,27 100 - 300 23 3,70 32 5,14 7 1,13 24 3,86 280 45,02 300 - 500 18 2,89 35 5,63 17 2,73 45 7,23 209 33,60 500 - 1000 54 8,68 106 17,04 18 2,89 74 11,90 31 4,98 1000 - 2000 100 16,08 71 11,41 3 0,48 17 2,73 2 0,32 ≥ 2000 412 66,24 322 51,77 97 15,59 27 4,34 5 0,80 Tổng 622 100 622 100 622 100 622 100 622 100 Nguồn: Kết quả điều tra (2020)
Đối với đất lâm nghiệp và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS), tỷ lệ các hộ không có hai loại đất này lần lượt là 77,17% và 68,81%. Với đất ở, tỷ lệ hộ có diện tích từ 100 – 300m2 và 300 – 500 m2 cao hơn nhiều so với các hộ khác. Điện Biên là một tỉnh vùng núi, do đó nguồn lực tự nhiên là một ưu thế trong sinh kế của người dân so với các tỉnh khác. Quỹ đất rộng lớn là điều kiện tốt để phát triển du lịch, mở ra các khu du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, kinh doanh dịch vụ lưu trú. Các hộ có diện tích đất lớn cũng có lợi thế trong tiếp cận vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, để tận dụng những ưu thế về đất đai đòi hỏi người dân phải có kiến thức nhất định và có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Bởi nguồn đất không thể được khai thác hiệu quả nếu người dân mà đa số là người dân thuộc các dân tộc thiểu số chỉ sử dụng đất để tiến hành các hoạt động sinh kế nông nghiệp truyền thống. So sánh giữa tỷ lệ các hộ sử dụng loại đất có thể thấy rằng, phần lớn quỹ đất được các hộ nông dân đầu tư để phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Tại tỉnh Điện Biên, các loại cây nông nghiệp chủ yếu được trồng là lúa và ngô, là hai loại cây không đòi hỏi đầu tư và chăm sóc nhiều nhưng không cho hiệu quả kinh tế cao. Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả đang dần được chú trọng nhưng diện tích trồng vẫn còn khiêm tốn. Các nhóm hộ có đất lâm nghiệp thông qua hoạt động giao đất, giao rừng cho hộ, nhóm hộ và cộng đồng dân cư đã được tạo điều kiện để làm chủ trong sản xuất. Nhiều hộ đã phát huy tốt hiệu quả đất rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng. Bên cạnh đó, có nhiều hộ đã khai thác tốt tiềm năng đất đai, tổ chức sản xuất theo hướng nông, lâm kết hợp. Tuy nhiên, nhiều diện tích đất được giao không chính chủ, không có mốc, không ký biên bản bàn giao, không có sự chứng kiến của chủ đất liền kề…dẫn đến việc người dân không xác định được ranh giới đất rừng được giao để bảo vệ và phát triển rừng; xảy ra tranh chấp đất đai, việc theo dõi quản lý rừng chưa thường xuyên. Như vậy, để phát huy lợi thế về đất đai, phía chính quyền địa phương cần có những hành động nhanh chóng như: đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo quỹ đất sản xuất cho người dân trong đó có đồng bào di dân tự do; giải quyết các tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai; hỗ trợ người dân tiếp nhận các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp,…
Các nghiên cứu của Schott & cs. (2016), Mingming (2018), Tiwari (2014) đã cho thấy phát triển du lịch ảnh hưởng lớn tới nguồn tài nguyên đất. Thông qua việc mua bán hoặc thu hồi đất, quỹ đất của người dân có thể tăng lên hoặc giảm đi. Tại tỉnh Điện Biên, việc kinh doanh du lịch như mở các khu du lịch, xây dựng
nhà nghỉ, khách sạn hoặc xây dựng các công trình công cộng phục vụ cho khách thăm quan cũng tác động tới tài nguyên đất của các hộ dân.
Hình 4.7. Ảnh hƣởng của phát triển du lịch tới quỹ đất của hộ dân
Nguồn: Kết quả điều tra (2020)
Mặc dù số lượng hộ bị giảm hoặc tăng diện tích đất do phát triển du lịch chiếm tỷ lệ nhỏ, lần lượt là 3,54% và 6,75% nhưng điều này cho thấy du lịch đã ảnh hưởng nhất định tới nguồn tài nguyên đất. Quá trình phỏng vấn các hộ có sự thay đổi diện tích đất cho thấy, các hộ bị giảm quỹ đất do các nguyên nhân chính như: bán cho các hộ kinh doanh du lịch hoặc bị thu hồi, giải tỏa để xây dựng các khu du lịch và để xây dựng các công trình công cộng phục vụ du lịch. Các hộ tăng diện tích đất thường để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, mở rộng các khu sinh thái… Mặc dù số lượng hộ nông dân bị mất đất chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số hộ điều tra nhưng đã đặt ra cho chính quyền các cấp các vấn đề kéo theo trong tương lai khi du lịch ngày càng phát triển và quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng tại tỉnh Điện Biên. Thực tế đã cho thấy, tại các vùng nông thôn, một loạt các hậu quả đi kèm khi người nông dân bị mất đất. Trước tiên phải kể đến là tình trạng thiếu việc làm. Lao động nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động cả nước nhưng lại tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất và cũng là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần. Với một tỉnh thuần nông như Điện Biên, việc dư thừa lao động và thiếu việc làm khi các hộ nông dân bị mất đất là hậu quả tất yếu. Trong khi đó, các chính sách chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao
3,54% 6,75% 89,71% Tăng Giảm Không đổi
động tại chỗ chưa được quan tâm đúng mức. Người lao động tại các vùng nông thôn của tỉnh Điện Biên đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đòi hỏi phải có thời gian dài. Đặc biệt, đối với lĩnh vực du lịch, người lao động cần có những kỹ năng, nghiệp vụ nhất định. Nếu chính quyền địa phương không làm tốt công tác lập kế hoạch chuyển đổi nghề cho các hộ nông dân bị mất đất sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực thay vì tích cực của phát triển du lịch. Thay vì tạo ra nguồn thu nhập cao hơn, ổn định hơn so với nông nghiệp, du lịch có thể khiến cho một số nhóm hộ bị giảm thu nhập và chỉ có nguồn thu bấp bênh hoặc dẫn đến tình trạng di cư lao động để kiếm việc làm.
Bênh cạnh đó, nhóm hộ nông dân bị mất đất cũng phải đối mặt với an ninh lương thực. Trước khi thu hồi đất, các hộ nông dân luôn có khả năng tự chủ về lương thực. Việc giảm đất nông nghiệp có thể dẫn đến mất an toàn lương thực. Ngoài ra, vấn đề giá nhà đất tăng cũng là một ảnh hưởng đã được để cập trong các nghiên cứu của Ahebwa (2012), Richard & Hall (2003). Khi các nhà đầu tư quan tâm tới bất động sản tại các điểm du lịch, bằng cách đẩy mạnh việc mua đất để hình thành nên các khu du lịch, khu vui chơi, nghỉ dưỡng hoặc chỉ để đầu cư sẽ đẩy giá đất lên cao. Trong khi người dân bán đất đi nhưng lại không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi rất ít từ du lịch. Tất cả những vấn đề này đòi hỏi chính quyền các cấp phải lường trước và có những kế hoạch cụ thể nhằm ứng phó và hỗ trợ các nhóm hộ nông dân.
Như vậy, tại tỉnh Điện Biên, phát triển du lịch hiện tại đã ảnh hưởng tới nguồn vốn đất đai của một số nhóm hộ. Một tỷ lệ nhỏ hộ mở rộng đất đai thông qua việc thu mua để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng,... Tỷ lệ hộ bị giảm quỹ đất do bán, bị thu hồi, giải tỏa mặc dù không cao nhưng cũng đặt ra cho tỉnh Điện Biên các vấn đề về sinh kế của hộ nông dân trong tương lai. Với nhu cầu du lịch ngày càng tăng, hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng được mở rộng sẽ ảnh hưởng tới một bộ phận người dân bị mất đất dẫn tới sinh kế truyền thống là nông nghiệp bị ảnh hưởng.
Bên cạnh tài nguyên đất, nguồn nước cũng là một trong các yếu tố quan trọng trong vốn tài nguyên của các hộ nông dân. Đối với con người, nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Với một tỉnh nông nghiệp như Điện Biên, nguồn nước càng trở nên quan trọng với các hộ nông dân. Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loài cây trồng và vật nuôi không thể
phát triển. Đối với ngành du lịch, nguồn là là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với du lịch đường sông, đường biển. Bên cạnh đó, nguồn nước trong các khu du lịch, điểm nghỉ dưỡng, trong các nhà hàng, khách sạn là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới khách du lịch.
Với đặc điểm tự nhiên đa dạng, người dân tỉnh Điện Biên thường sử dụng nhiều nguồn nước để sinh hoạt. Tài nguyên nước của tỉnh rất phong phú, gồm cả nguồn nước mưa và nước mặt, nước dưới đất ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, ao, hồ đập và các túi nước ngầm.
Hình 4.8. Thực trạng sử dụng nguồn nƣớc của các hộ dân
Nguồn: Kết quả điều tra (2020)
Các hộ nông dân sử dụng nước máy chiếm tỷ lệ cao nhất, bên cạnh đó, nhiều hộ vẫn sử dụng song song các nguồn nước từ giếng, sông suối, ao hồ và nước mưa. Trong quá trình nghiên cứu nhận thấy, tỷ lệ hộ sử dụng nước máy tập trung chủ yếu tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Tại huyện Mường Nhé, dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch trung tâm huyện Mường Nhé có khả năng cung cấp 1.200m3 nước/ngày đêm được thực hiện từ năm 2010 đến nay vẫn chưa hoàn thành. Nhà máy nước huyện Mường Nhé vẫn chưa thể vận hành cấp nước sạch cho người dân. Nhiều hộ dân bên cạnh sử dụng nước máy còn sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt. Nguyên nhân do nguồn nước máy thất thường, lúc có lúc không khiến nước sinh hoạt bị thiếu. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn sâu các hộ nông dân đã cho thấy nguồn nước
48,07 40,68 24,12 88,10 11,90 0 20 40 60 80 100 Nước máy Nước giếng Nước mưa, sông suốt Có Không Ng uồ n nước s ử dụ ng Gia đìn h có đ ủ nước s in h ho ạt
giếng của nhiều hộ thường bị vàng, đục, có mùi tanh, bị nhiễm phèn, nhiễm tạp chất... Tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra khiến nhiều hộ phải tự đào giếng khoan và xây bể lọc nước. Tỷ lệ hộ sử dụng nước mưa, nước từ sông suối để sinh hoạt chiếm 24,12% và tập trung chủ yếu tại huyện Mường Nhé.
Mặc dù tài nguyên nước ở Điện Biên có trữ lượng khá dồi dào, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ không đủ nước để sinh hoạt chiếm 11,9%. Có nhiều nguyên nhân khiến cho các hộ nông dân phải đối mặt với tình trạng thiếu nước. Trong đó phải kể đến do nhiều công trình nước sinh hoạt bị xuống cấp, đường ống gỉ sét, mục nát; các hộ phục thuộc vào nguồn nước tự nhiên thường xuyên bị thiếu nước do mùa khô, giếng cạn,… Hiện nay, rất nhiều vùng thiếu nước sinh hoạt do bị ô nhiễm do chất thải từ các khu chăn nuôi, chất thải từ khu dân cư, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các tác nhân khác. Thiếu nước sinh hoạt và chất lượng nước không đảm bảo ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân, đẩy nhiều hộ dân vào tình trạng rủi ro do bệnh tật và ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hình 4.9. Ảnh hƣởng của phát triển du lịch tới môi trƣờng
Nguồn: Kết quả điều tra (2020)
Phát triển du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại với nhau. Môi trường, cảnh quan đẹp là điều kiện cần có để phát triển du lịch. Trong quá trình phát triển du lịch, các hoạt động đi kèm có tác động tới môi trường. Phát triển du lịch giúp gìn giữ, tôn tạo và cải thiện môi trường ở các khu du lịch. Tuy nhiên, có
14,15 10,45 14,15 3,54 68,33 82,80 73,47 49,84 17,52 6,75 12,38 46,62 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Môi trường
không khí Môi trường đất Môi trường nước Tiếng ồn
Tích cưc Không thay đổi Tiêu cực
nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Yin Soriya (2006), Gaughan & cs. (2009), Wang & Liu (2013), Atik & cs. (2010) đều cho thấy phát triển du lịch có thể làm gia tăng ô nhiễm nước, không khí, rác thải, tiếng ồn.
Thông qua đề nghị người dân tự đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới môi trường tự nhiên của địa phương mình sinh sống, nghiên cứu đã thu được các kết quả về tác động của du lịch tới môi trường không khí, đất, nước, tiếng ồn. Tỷ lệ hộ đánh giá phát triển du lịch không ảnh hưởng tới môi trường không khí, đất, nước chiếm đa số. Tuy nhiên có một phần nhỏ các hộ cho rằng phát triển du lịch đã khiến môi trường không khí, đất, nước trở nên tệ hơn. Ô nhiễm môi trường nước do gia tăng nước thải từ các nguồn; ô nhiễm không khí do việc sử dụng quá mức các phương tiện giao thông; thoái hóa, xói mòn đất do phá rừng hoặc chuyển đổi mục đích sủ dụng. Mặc dù việc tập trung quá đông khách và các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên, có tới 46,62% hộ đánh giá tích cực về sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới tiếng ồn.
Nghiên cứu đã xem xét tài nguyên đất và nước như là hai yếu tố chính dùng để đánh giá nguồn vốn tự nhiên trong sinh kế của các hộ nông dân. Ưu thế về quỹ đất, nguồn nước giúp cho người dân có điều kiện để phát triển các chiến lược sinh kế đa dạng. Tuy nhiên, việc thiếu nước sạch, phải sử dụng các nguồn nước tự nhiên ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và sản xuất của các hộ nông dân. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn tự nhiên của các hộ nông dân tỉnh Điện Biên cho thấy: phát triển du lịch đã khiến một tỷ lệ nhỏ các hộ thay đổi quỹ đất (tăng hoặc giảm). Trong đó, nhiều hộ giảm quỹ đất do bán hoặc bị thu hồi, giải tỏa. Các hộ gia tăng diện tích đất chủ yếu để mở các cơ sở kinh doanh lưu trú, phục vụ ăn uống, khu du lịch. Môi trường tự nhiên gần như chưa bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ hộ cho rằng phát triển du lịch khiến gia tăng ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước. Điều này đòi hỏi chính quyền các cấp cần có biện pháp sớm trước khi sự ảnh hưởng tiêu cực này lan rộng hơn.
4.2.1.4. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn vật chất
Vốn vật chất được hiểu là cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật, phương tiện sản xuất hoặc bao gồm cả những tài sản của cộng đồng và tài sản của các hộ nông dân. Tài sản của cộng đồng chính là các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt như: điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi, thông tin liên lạc. Tài sản của hộ nông dân bao gồm tất cả các tài sản phục vụ sản xuất và
sinh hoạt của hộ. Nghiên cứu này tập trung làm rõ hiện trạng tài sản của các hộ nông dân và sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới tài sản của hộ.