Tỷ lệ hộ cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch theo địa bàn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh điện biên (Trang 91)

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Về mặt kinh tế, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi khách du lịch bắt đầu chuyến đi, họ sẽ sử dụng vô vàn các dịch vụ như: viễn thông, vận tải, tài chính, thương mại, dịch vụ giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. 39,03% 47,32% 30,23% 60,97% 52,68% 69,77% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Thành phố Điện Biên

Phủ Huyện Điện Biên Huyện Mường Nhé

Có Không

Bảng 4.6. Các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch của hộ dân tỉnh Điện Biên

Chỉ tiêu Số lƣợng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1. Hộ có các hoạt động SXKD liên quan tới du lịch

- Có 250 40,19

- Không 372 59,81

2. Các hoạt động SXKD liên quan tới du lịch

- Làm đồ thủ công 40 16,0 - Kinh doanh cửa hàng (ăn uống, đồ lưu niệm,… 77 30,8 - Làm thuê (bán hàng, lái xe, lao công,…) 104 41,6 - Kinh doanh cơ sở lưu trú 7 2,8 - Kinh doanh vận tải 7 2,8

- Hướng dẫn viên 3 1,2

- Khác (bán nông sản, văn nghệ phục vụ du

khách,…) 47 18,8

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Tại Điện Biên, sự phát triển của ngành du lịch đã kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành sản xuất, dịch vụ, đồng thời thu hút các hộ nông dân tham gia vào các hoạt động để cung cấp dịch vụ du lịch (DVDL) và các dịch vụ đi kèm với tỷ lệ các hộ này chiếm 40,19% số hộ tham gia phỏng vấn. Trong đó, các ngành SXKD như sản xuất đồ thủ công, kinh doanh cửa hàng, kinh doanh vận tải, lưu trú và nhiều ngành khác được phát triển theo.

Tỷ lệ hộ tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch chiếm 16,0% trong tổng số hộ có SXKD liên quan đến du lịch. Điện Biên là tỉnh đa dân tộc với những sắc thái văn hóa độc đáo, đa dạng. Vì thế, việc phát triển nghề, sản phẩm thủ công truyền thống các dân tộc có vai trò vô cùng quan trọng. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc có thể được chia thành 5 nhóm: sản phẩm dệt thổ cẩm, sản phẩm mây tre đan, sản xuất các nhạc cụ truyền thống, sản phẩm kim hoàn và sản phẩm mộc mỹ nghệ. Trong đó, nhóm hàng dệt thổ cẩm, mây tre đan và nhạc cụ truyền thống hiện nay nhu cầu thị trường là rất lớn nhưng mới chỉ được sản xuất một cách tự phát, manh mún trong hộ nông dân. Số lượng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Điện Biên còn

hạn chế, sản xuất thường được thực hiện trong lúc nông nhàn, sản phẩm còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại.

Vận tải và lưu trú là hai dịch vụ đi kèm không thể tách rời của ngành du lịch. Nói đến du lịch là sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú và làm việc thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định. Vì vậy, khâu hoạt động đầu tiên của ngành du lịch là vận chuyển đưa đón hành khách. Sự gia tăng số lượng hành khách kéo theo sự gia tăng của các đơn vị cung cấp các dịch vụ vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của khách. Bên cạnh nhu cầu đi lại, nhu cầu về ở trọ của con người khi rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình cũng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các cơ sở lưu trú. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng thanh toán của con người, nhiều loại hình cơ sở lưu trú xuất hiện như: khách sạn các loại, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, biệt thự,… Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng hộ kinh doanh vận tải và nhà trọ đều chiếm tỷ lệ 2,8%, thấp hơn nhiều so với các hộ kinh doanh dịch vụ khác. Thực tế, toàn tỉnh Điện Biên chỉ có 145 cơ sở lưu trú, hầu hết các cơ sở được đặt ở thành phố Điện Biên Phủ. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, số ít các hộ kinh doanh nhà trọ đặt tại huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé, do nhu cầu ở lại các huyện này thấp. Các dịch vụ vận tải của tỉnh Điện Biên khá đơn giản, thường chỉ cung cấp dịch vụ cho thuê xe, vận chuyển khách du lịch. Các hộ nông dân kinh doanh dịch vụ vận tải gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đơn vị ở các tỉnh khác. Do khách du lịch thường di chuyển từ địa phương khác tới Điện Biên nên thường thuê đơn vị vận chuyển bên ngoài tỉnh. Tỷ lệ hộ gia đình kinh doanh lĩnh vực vận tải và cơ sở lưu trú thấp thể hiện số lượng du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, đồng thời thể hiện hai lĩnh vực kinh doanh này còn nhiều thị phần để các hộ đầu tư.

Bên cạnh di chuyển và lưu trú, nhu cầu ăn uống, mua sắm của khách du lịch cũng không thể thiếu. Trong đó, ăn uống là nhu cầu thiết yếu, cơ bản nhất của con người để tồn tại và phát triển. Quá trình du lịch, nghỉ dưỡng, nhu cầu và các dịch vụ phục vụ ăn uống của du khách tăng nhanh. Đối với ngành du lịch, ăn uống của du khách không chỉ đơn giản để thõa mãn nhu cầu sinh lý là tồn tại của con người, mà còn thể hiện nền văn hóa mỗi dân tộc. Đi kèm với nhu cầu thưởng

thức các món ăn đặc trưng của mỗi dân tộc, khách du lịch còn có nhu cầu tìm hiểu nền văn hóa các dân tộc thông qua các món ăn. Sự phát triển của du lịch đã kéo theo các loại hình kinh doanh ăn uống hình thành và phát triển song hành tại tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nông dân mở các cơ sở phục vụ ăn uống, bán đồ lưu niệm cho khách du lịch chiếm tỷ lệ khá cao (30,8%). Trong đó các cơ sở ăn uống thường phục vụ các món ăn đa dạng, đậm chất dân tộc của đồng bào vùng cao. Các cửa hàng bán đồ lưu niệm thường nằm gần khu du lịch và trên các tuyến đường lớn. Ngoài ra nhiều cơ sở lưu trú còn phục vụ ăn uống ngay tại cơ sở. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, tỉnh Điện Biên cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng chặt chém, nâng giá các loại hình dịch vụ. Đặc biệt, với các cơ sở lưu trú, vận tải, kinh doanh ăn uống cần nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Tỷ lệ hộ có lao động làm thuê trong các cơ sở phục vụ khách du lịch chiếm tới 41,6%. Các công việc chủ yếu bao gồm: bán hàng, lái xe, lễ tân, lao công,… Lao động làm việc thường nhận mức tiền công thấp, không có hợp đồng lao động. Tuy nhiên, các công việc trên không đòi hỏi trình độ học vấn cao nên thu hút nhiều lao động tham gia. Bên cạnh đó, có một tỷ lệ rất nhỏ hộ có lao động là hướng dẫn viên du lịch và 18,8% hộ tham gia các công việc khác. Cụ thể bao gồm các việc: bán hàng nông sản, tham gia văn nghệ tại bản phục vụ du khách, hướng dẫn khách thăm quan tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống hàng ngày tại nhà. Các công việc này thường theo mùa vụ, thu nhập bấp bênh, chỉ được coi là việc phụ bên cạnh các công việc khác của hộ.

Như vậy, sự phát triển của du lịch tại tỉnh Điện Biên đã kéo theo sự tham gia của các hộ gia đình vào các lĩnh vực liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm cung cấp sản phẩm du lịch. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của du khách, đi cùng với các nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa thông thường và các hàng hóa đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…đã tác động tới nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Từ đó tạo ra nhiều hoạt động sinh kế thay thế cho sinh kế truyền thống là nông nghiệp của người dân vùng cao tỉnh Điện Biên.

4.2. ẢNH HƢỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SINH KẾ HỘ NÔNG DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

4.2.1. Ảnh hƣởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế

4.2.1.1. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn con người

Vốn con người hàm ý ―số lượng và chất lượng của lực lượng lao động‖, trong đó, chất lượng được phản ánh qua tình hình sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, kiến thức, kỹ năng, năng lực làm việc, khả năng thích nghi của lực lượng lao động. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế cho hộ nông dân bởi lẽ trong bất kì loại hình sản xuất nào, yếu tố con người luôn là sự quan tâm hàng đầu. Yếu tố con người/người lao động trong sản xuất được đánh giá bởi nhiều yếu tố như độ tuổi, trình độ học vấn và đào tạo chuyên môn, trình độ tay nghề, năng suất lao động. Luận án phân tích số lượng lao động, tình trạng người khuyết tật, ốm đau cũng như tỷ lệ người đi học để cho thấy hiện trạng nguồn nhân lực của các hộ nông dân.

Bảng 4.7. Hiện trạng nguồn nhân lực của các hộ nông dân

Chỉ tiêu Số lƣợng

(ngƣời)

Tỷ lệ (%)

1. Trong độ tuổi lao động 1.740 60,46 - Phụ nữ từ 15 – 55 tuổi 881 30,61 - Nam giới từ 15 – 60 tuổi 859 29,85 2. Ngoài độ tuổi lao động 1.138 39,54

- Dưới 15 tuổi 732 25,43

- Phụ nữ trên 55 tuổi 281 9,76 - Nam giới trên 60 tuổi 125 4,34 3. Người khuyết tật, ốm đau 61 2,12 4. Nhân khẩu đi học cần trợ cấp 614 21,33 Tổng số nhân khẩu 2.878 100

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Độ tuổi của người lao động ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động cũng như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở vùng miền núi thì cần nguồn lao động trẻ, có sức khỏe tốt vì hầu hết các công việc thường là những việc nặng nhọc, cần đến sức người. So sánh tỷ lệ dân số trong và ngoài độ tuổi lao động có thể thấy, tỷ lệ dân số trong độ tuổi chiếm 60,46% trong tổng số nhân khẩu của

các hộ được điều tra, cao hơn so với dân số ngoài độ tuổi lao động. Ngoài ra, số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 25,43%, số nhân khẩu đang đi học chiếm 21,33% cao hơn nhiều so với tỷ lệ phụ nữ trên 55 tuổi và nam giới trên 60 tuổi. Có thể nói, tỉnh Điện Biên có cơ cấu dân số vàng là lợi thế lớn, vì có nguồn lao động trẻ dồi dào, có cơ hội cải thiện năng suất lao động nhằm tăng trưởng, phát triển kinh tế. Với cơ cấu như trên, nguồn lực con người là thế mạnh của tỉnh, tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm cho tương lai. Tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tương lai. Số người khuyết tật, ốm đau gây nên những tổn thất về kinh tế như: giảm năng suất lao động, gia tăng chi phí chữa bệnh. Chi phí chữa bệnh gia tăng ảnh hưởng đáng kể nguồn ngân sách vốn đã rất eo hẹp của các hộ nông dân. Nó khiến cho các hộ phải giảm chi cho giáo dục, lương thức và chăm sóc sức khỏe hộ gia đình. Năng suất lao động ở các hộ nông dân giảm do phải dành thời gian chăm sóc người ốm đau, khuyết tật. Tại Điện Biên, số người khuyết tật, ốm đau chiếm tỷ lệ nhỏ (2,12%) giúp giảm gánh nặng khám chữa bệnh, thời gian và nhân lực chăm sóc cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao cũng đặt ra không ít thách thức: tỷ lệ thất nghiệp cao nếu không đủ việc làm, các hệ lụy về phúc lợi, an sinh, nghèo đói… dẫn đến nguồn lực con người bị lãng phí.

Để đánh giá chất lượng nguồn lực, nghiên cứu thực hiện điều tra về trình độ học vấn của lao động trong các hộ gia đình. Trong đó, nghiên cứu đã phỏng vấn về trình độ học vấn cao nhất và trình độ học vấn thấp nhất mà các lao động trong một gia đình có được. Mức trình độ học vấn thể hiện phần nào năng lực của lao động. Hộ gia đình có lao động có học vấn cao thường có ưu thế trong tiếp cận công nghệ mới. Do đó, để đánh giá nguồn vốn con người trong sinh kế hộ gia đình không thể bỏ qua yếu tố trình độ học vấn.

Kết quả điều tra cho thấy, số lượng hộ có lao động có trình độ học vấn cao nhất là trung học phổ thông và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (trung học phổ thông chiếm 44,05%, trung học cơ sở chiếm 33,12%). Tỷ lệ hộ có lao động có trình độ học vấn cao nhất mức trung cấp/cao đẳng và đại học/trên đại học chiếm tỷ lệ khá nhỏ (đại học/trên đại học chiếm tỷ lệ 2,41%). Hộ có lao động ở mức trình độ học vấn thấp nhất là tiểu học chiếm phần lớn (58,04%) là hợp lý. Thực tế, Điện Biên là một tỉnh vùng cao biên giới, việc đi lại tại nhiều điểm gặp

nhiều khó khăn, trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, đời sống nhân dân vùng cao vẫn còn thấp dẫn tới việc quan tâm đầu tư, việc tạo điều kiện cho con em theo học chưa được quan tâm. Đặc biệt, tại huyện Mường Nhé vốn là một huyện nghèo khó, việc duy trì sĩ số học sinh đến lớp gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4.8. Trình độ học vấn của lao động trong hộ nông dân

Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ

(%)

1. Trình độ học vấn cao nhất của lao động

Tiểu học 95 15,27

Trung học cơ sở 206 33,12

Trung học phổ thông 274 44,05

Trung cấp/Cao đẳng 32 5,14

Đại học/trên Đại học 15 2,41 2. Trình độ học vấn thấp nhất của lao động

Tiểu học 361 58,04

Trung học cơ sở 199 31,99

Trung học phổ thông 62 9,97

Trung cấp/Cao đẳng - -

Đại học/trên Đại học - -

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động thành thao. Trong đó, trình độ học vấn cao giúp người lao động nắm bắt được những kiến thức mới, là công cụ giúp người lao động tiếp cận được những tri thức mới, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của người lao động. Trình độ học vấn của người lao động trong các hộ nông dân của tỉnh Điện Biên nhìn chung còn thấp, điều này ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng nguồn vốn con người.

Trình độ học vấn của lao động thấp còn gây khó khăn cho việc triển khai các chủ trương, chính sách, các kế hoạch, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo nói chung, trong đó có các chính sách về phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh điện biên (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)