Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)
1. Phát triển du lịch làm tăng giá cả
- Đúng 371 59,6
- Không đúng 251 40,4
2. Phát triển du lịch tạo nguồn thu ổn định hơn so với nông nghiệp
- Đồng ý 407 65,43
- Không đồng ý 215 34,57
3. Lao động
- Lao động trực tiếp trong ngành du lịch 256 100 - Lao động xa nhà quay về địa phương làm du lịch 30 11,72 Nguồn: Kết quả điều tra (2020)
Nghiên cứu của Inge de Boer (2012), Mbaiwa (2011), Truong & cs. (2014), Adiyia & cs. (2017) cho thấy, phát triển du lịch khiến giá cả sinh hoạt tăng. Tại Điện Biên, tỷ lệ hộ cho rằng phát triển du lịch là tăng giá cả chiếm 59,6%. Điều này nó đã phần nào cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch tới các hộ nông dân. Sự hình thành của các khu du lịch trên địa bàn cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của du khách, các cửa hàng buôn bán không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương mà còn của khách du lịch. Giá thuê mặt bằng tăng, phí vận chuyển hàng hóa từ địa phương khác, chất lượng hàng hóa tăng và sự sẵn sàng chi tiêu trong khi đi du lịch đẩy mức giá sinh hoạt ở các điểm du lịch tăng so với trước.
Đa số hộ nhận định phát triển du lịch đem lại cho các hộ nông dân nguồn thu ổn định hơn so với làm nông nghiệp. Rõ ràng du lịch là sinh kế thay thế cho sinh kế truyền thống của các hộ nông dân tỉnh Điện Biên là nông nghiệp vốn chịu nhiều rủi ro bởi yếu tố tự nhiên, sâu bệnh. Phát triển du lịch không chỉ tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương mà nó còn tạo cơ hội cho nhiều lao động xa nhà quay trở về địa phương làm việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lao động quay về địa phương làm du lịch chiếm 11,72% trong tổng số lao động hoạt
động trực tiếp trong ngành du lịch. Lao động di cư là nhóm lao động dễ bị tổn thương. Phần lớn các lao động này gặp khó khăn về nơi ở, bị phân biệt đối xử, các chế độ về thu nhập, nghỉ ốm và chăm sóc y tế không được đảm bảo. Đặc biệt các lao động di cư là nữ làm các côngviệc phi chính thức dễ gặp phải các do bạo hành, quấy rối tình dục, bất bình đẳng trong thu nhập. Phát triển du lịch tại nông thôn tạo cơ hội cho lao động nông thôn có thể kiếm được việc làm ngay ở địa phương họ sinh sống, giảm bớt các nguy cơ tổn thương do tình trạng làm việc xa nhà. Dù vậy, tỷ lệ lao động di cư quay về Điện Biên vẫn thấp chứng tỏ du lịch tại tỉnh Điện Biên vẫn chưa thực sự thu hút lao động di cư hoặc số lượng việc làm trong ngành du lịch chưa nhiều, lao động không có đủ trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch.
4.2.4. Phân tích ảnh hƣởng của phát triển du lịch tới sinh kế theo từng nhóm hộ nông dân
Để làm rõ hơn ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân, nghiên cứu này đã kết hợp phương pháp phân tích cụm và phương pháp phân tích biệt số. Trong đó, phương pháp phân tích cụm nhằm mục đích phân chia các hộ nông dân theo từng nhóm đối tượng có cùng chung đặc điểm; phương pháp phân tích biệt số giúp làm rõ sự khác biệt giữa các nhóm hộ. Bằng việc sử dụng phần mềm SPSS, dựa trên yếu tố: ―Tỷ lệ thu nhập đến từ du lịch của hộ‖ và ―Hộ có tham gia kinh doanh du lịch hay không‖, luận án có thể phân các hộ nghiên cứu thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: Bao gồm các hộ không kinh doanh du lịch hoặc tỷ lệ thu nhập
đến từ kinh doanh du lịch rất ít (dưới 15% trong tổng thu nhập).
- Nhóm 2: Bao gồm các hộ có kinh doanh du lịch, sinh kế chính của hộ không phải là du lịch do đó tỷ lệ thu nhập đến từ du lịch chiếm phần nhỏ trong tổng thu nhập của hộ (dưới 50% trong tổng thu nhập).
- Nhóm 3: Bao gồm các hộ có kinh doanh du lịch, phần lớn nguồn thu của
hộ đến từ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch (từ 51 - 84% trong tổng thu nhập).
- Nhóm 4: Bao gồm các hộ có hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch là sinh kế chính, hầu hết thu nhập của hộ đến từ du lịch (trên 85% trong tổng thu nhập).