Một số vấn đề chung về công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI “Nghiên cứu tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng hình thức tranh và thơ” (Trang 25 - 27)

2. Những nội dung cốt lõi tuyên tuyền về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

2.1.Một số vấn đề chung về công tác tuyên truyền

Với nghĩa rộng nhất, tuyên truyền là một loại hình đặc biệt của hoạt động xã hội, mà chức năng cơ bản của nó là phổ biến những kiến thức, những tƣ tƣởng, những giá trị về văn hoá và nghệ thuật và những thông tin khác, với mục đích xây dựng những quan điểm, những ý niệm và những trạng thái cảm xúc nhất định, qua đó ảnh hƣởng đến hành vi của con ngƣời.

Khác với khoa học, hệ tƣ tƣởng, nghệ thuật, nhiệm vụ chủ yếu của tuyên truyền không phải là tạo ra những giá trị mới về tinh thần mà là phổ biến, vận

dụng những giá trị đó. Tuyên truyền không phải là sự truyền đạt giản đơn những

giá trị tinh thần mà phải xử lý những giá trị ấy một cách sáng tạo có chú ý đến tình hình cụ thể, những đặc điểm của thính giả, độc giả, những điều kiện để tiến hành công tác tuyên truyền. Trong quá trình tuyên truyền, thông thƣờng không chỉ phổ biến những kết luận khoa học, những giá trị của tác phẩm nghệ thuật, những sự kiện lịch sử, những chiến công, những di sản văn hóa... mà còn phát triển những kết luận đó, làm cho chúng phong phú thêm. Tuyên truyền gắn hết

sức chặt chẽ với hoạt động thông tin, phản ánh một cách sinh động sự phát triển của đất nƣớc và của thế giới.

Nội dung của tuyên truyền với tính cách là một hoạt động đặc biệt, bao

gồm: một mặt là xác định cái cần tuyên truyền, mặt khác là tác động đến thỉnh

giả, độc giả bằng lƣợng thông tin cần đƣợc phổ biến. Nếu nhƣ những kiến thức mới, những giá trị tinh thần mới là kết quả trực tiếp của khoa học, của hệ tƣ tƣởng, của nghệ thuật, thì việc hình thành một trạng thái ý thức nhất định, hình

thành thế giới quan nhân sinh quan, những định hướng có giá trị cho thính giả,

độc giả và kích thích họ có những hành động phù hợp, lại là kết quả của công tác tuyên truyền.

Nghĩa thứ hai, hẹp hơn của khái niệm tuyên truyền là sự hoạt động nhằm

phổ biến trong quần chúng hệ tƣ tƣởng và chính sách của các giai cấp, đảng phái

và một nhà nƣớc nhất định. Trƣờng hợp này, có thể gọi là "tuyên truyền tƣ tƣởng" hay "tuyên truyền chính trị". Tuỳ theo tính chất của hệ tƣ tƣởng, công tác tuyên truyền hiện đại đƣợc chia thành hai kiểu đối lập nhau: tuyên truyền tƣ sản và tuyên truyền xã hội chủ nghĩa.

Việc phân biệt các khái niệm tuyên truyền theo nghĩa rộng và tuyên truyền tƣ tƣởng, ở mức độ nhất định mang tính ƣớc lệ, bởi vì trong xã hội có giai cấp, tƣ tƣởng và chính trị đã thâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà tƣ tƣởng và chính sách của giai cấp cầm quyền điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất và truyền bá các giá trị tinh thần. Tuy nhiên, cũng không nên đồng nhất những khái niệm ấy của tuyên truyền, bởi vì đối tƣợng, nội dung của một khái niệm trong đó là toàn bộ nền văn hoá tinh thần của xã hội; còn đối tƣợng, nội dung của khái niệm kia là hệ tƣ tƣởng, mà hệ tƣ tƣởng thì quy định hạt nhân, nòng cốt của văn hoá tinh thần, quyết định khuynh hƣớng xã hội của nó.

Nghĩa thứ ba của khái niệm tuyên truyền, lại còn hẹp hơn, đƣợc nêu ra

trong phạm vi của công tác tuyên truyền cộng sản chủ nghĩa, khi xem xét đến vấn đề cơ cấu nội tại, về mối tƣơng quan giữa tuyên truyền và cổ động chính trị. Ở đây, tuyên truyền và cổ động thể hiện là những phƣơng thức khác nhau và

những hệ thống độc lập tƣơng đối tác động về chính trị - tƣ tƣởng đến quần chúng.

Nhƣ vậy, việc tìm hiểu khái niệm tuyên truyền đã chỉ ra tính phức tạp và đa dạng của nó. Một điểm rất quan trọng khi tìm hiểu về khái niệm tuyên truyền là: "Công tác tuyên truyền những chỉ thị có tính chất cƣơng lĩnh của toàn Đảng có thể đạt kết quả khi nó hết sức chú ý đến toàn bộ sự phong phú của những đặc điểm dân tộc và địa phƣơng, những đặc thù của thời kỳ hiện tại. Rõ ràng là, chức năng xã hội và những nguyên tắc của tuyên truyền đƣợc thực hiện rất khác nhau, trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp vô sản"1.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI “Nghiên cứu tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng hình thức tranh và thơ” (Trang 25 - 27)