Một số tác phẩm thơ ca tiêu biểu ca ngợi quê hƣơng đất nƣớc và ca ngợ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI “Nghiên cứu tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng hình thức tranh và thơ” (Trang 39 - 80)

3. Một số hình thức tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ

3.2.Một số tác phẩm thơ ca tiêu biểu ca ngợi quê hƣơng đất nƣớc và ca ngợ

ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một bản hùng ca tráng lệ, đã in sâu vào trong tiềm thức của mỗi ngƣời dân Việt Nam, một mốc son lịch sử chói lọi bằng vàng trong lịch sử đấu tranh cách mạng cuả dân tộc. Chiến dịch Điện Biên phủ đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, nghệ sỹ trên mọi vai trò vị trí xã hội sáng tạo nên những tác phẩm văn học danh tiếng. Đó là những bài thơ trữ tình, những bài hò, điệu lý, những bài ca đi cùng năm tháng... Những tác phẩm nghệ thuật sáng tác tại thời điểm diễn ra chiến dịch có ý nghĩa là món ăn tinh thần tạo thêm động lực, cổ vũ niềm tin cho quân và dân ta tin vào thắng lợi của chiến dịch. Âm vang của chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ luôn và mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho các văn nghệ sĩ sáng tác, nguồn cảm hứng đó nhƣ ngọn lửa ấm đƣợc trao truyền, lƣu giữ qua nhiều thế hệ, giúp thế hệ mai sau hiểu biết và tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất và sự hy sinh to lớn của quân dân ta trong đấu tranh giải phóng, giành độc lập dân tộc; đồng thời, cổ vũ tinh thần đoàn kết các dân tộc trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Văn chƣơng và nghệ thuật về chủ đề Chiến dịch Điện Biên Phủ đã ngợi ca sức mạnh của thời đại, ở đó hiện lên những con ngƣời đã làm nên những điều kỳ diệu, không sợ đổ máu, không ngại gian khổ và không sợ hy sinh, sắn sàng ra trận để bảo vệ Tổ quốc, giành lấy sự tự do độc lập cho dân tộc. Những con ngƣời luôn lạc quan yêu đời, trong gian nan vẫn sáng tác và cất lên những lời ca

tiếng hát về tình yêu đôi lứa, tình quân dân, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc. Những tác phẩm ấy ra đời trong chính bối cảnh lịch sử cả nƣớc một long, cùng chung ý chí chiến thắng.

Hiếm có sự kiện lịch sử nào mà lại tạo nên nhiều cảm hứng cho thơ ca nhƣ chiến thắng Điện Biên Phủ. Những gian nan, vất vả, những hy sinh của quân và dân ta đã tạo cảm hứng cho các thi sỹ, nhạc sỹ, góp phần làm nên tên tuổi của họ trong nền văn học nghệ thuật nƣớc nhà. Thơ về Điện Biên Phủ tạo ra một mạch nguồn riêng nhƣng là sự tiếp nối của thơ ca cách mạng và kháng chiến từ sau Cách mạng.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945 và trong kháng chiến chống Pháp, mảng đề tài chiếm vị trí quan trọng trong phong trào Thơ mới vẫn đƣợc tiếp tục,

truyền thống miêu tả làng xóm quê hương vẫn in đậm nét trong thơ. Hoàn cảnh

lịch sử kháng chiến cảnh làng quê trong thơ không còn mơ màng, thơ mộng, mà là làng quê gian khó trong chiến tranh, làng quê có những ngƣời nông dân đang ra trận. Tiêu biểu nhƣ Hoàng Trung Thông (Bao giờ trở lại, Bài ca vỡ đất), Trần Hữu Thung (Thăm lúa), Anh Thơ (Kể chuyện Vũ Lăng), Tế Hanh (Người đàn bà

Ninh Thuận), Chế Lan Viên (Bữa cơm thường trong bản nhỏ), Quang Dũng

(Đôi mắt người Sơn Tây), Nông Quốc Chấn (Dọn về làng), Lƣu Trọng Lƣ (Ngò

cải đơm hoa, Chiến khu Thừa Thiên,...),... và Tố Hữu với Việt Bắc. Mảng đề tài

về hình ảnh ngƣời lính Vệ quốc quân, có thể kể đến nhƣ với Chính Hữu (Đồng

chí), Hồng Nguyên (Nhớ), Vĩnh Mai (Lên Cấm Sơn), Hoàng Lộc (Viếng bạn),

Tố Hữu (Việt Bắc), Quang Dũng (Tây tiến).... Họ là những ngƣời lính từ làng quê nghèo khó nước mặn, đồng chua, đất cày lên sỏi đá rồi chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh với bao gian khổ và sự hy sinh. Tuy vậy còn ít thơ viết về những trận đánh; đời sống chiến trường chưa được biểu hiện rõ nét. Có thể nói rằng người lính được miêu tả gián tiếp nhiều hơn là trực tiếp. Hình ảnh ngƣời

lính gợi nhiều cảm mến ở ngƣời đọc nhƣng ngoài tinh thần áo vải chân không đi

lùng giặc đánh, những khía cạnh tâm lý khác của họ hầu nhƣ chƣa đƣợc phản

ánh, các nhà thơ chưa khai thác vào bề sâu tâm trạng của con người trong chiến

mình về cuộc Cách mạng tháng Tám, về lòng yêu nƣớc, về đất nƣớc, về cuộc chiến đấu đang diễn ra: Xuân Diệu (Ngọn quốc kỳ, Hội nghị non sông, Dưới sao

vàng); Chế Lan Viên (Gửi các anh); Nguyễn Bính (Ông lão mài gươm, Đồng Tháp Mười); Trần Mai Ninh (Nhớ máu, Tình sông núi) ;Nguyễn Đình Thi có Đất nước...

Những năm kháng chiến chống Pháp bắt đầu xuất hiện những bài thơ ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh nhƣ Sáng tháng Năm (Tố Hữu); Ảnh Cụ Hồ, Thơ dâng Bác (Xuân Diệu) hay Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ). Thơ trong thời

kỳ này hầu nhƣ không có những tác phẩm về tình yêu trong chiến tranh. Trong giai đoạn đầy biến động này, những bước ngoặt của lịch sử, những đảo lộn trong xã hội, những khó khăn và mất mát riêng tư dễ làm cho biết bao tiếng nói thơ ca tắt đi trong xót xa, thầm lặng.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc, với Hiệp định Giơ ne vơ về lập lại hòa bình cho miền Bắc, hòa khí Điện Biên qua những sang tác nghệ thuật ngợi ca chiến thắng, Hội Văn nghệ Việt Nam đề ra giải thƣởng Văn nghệ 1954- 1955. Số tác phẩm thơ gửi đến ban tổ chức có 362 tập thơ có nội dung dụng phục vụ cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam mà hình ảnh và âm vang Điện Biên nổi trội. Ban giám khảo đã tặng 1 giải nhất tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu; 3

giải nhì trao cho 2 tập thơ Đồng tháng Tám và Dặn con của Trần Hữu Thung;

tập thơ Ngôi sao của Xuân Diệu và tập thơ Nụ cười chính nghĩa của Tú Mỡ;

1giải ba cho Thơ chiến sĩ của Hồ Khải Đại và 4 giải khuyến khích.

Khi xem xét những tác phẩm thơ về Điện Biên rất cần nhìn nhận giá trị của nó trong thời điểm cụ thể. Xem xét tác dụng và sự đáp ứng của nó đối với các đòi hỏi bức thiết của chiến dịch mang tầm thời đại. Giá trị cần đƣợc nhìn nhận từ chức năng xã hội của văn hoạc nghệ thuật. Các giá trị ấy lại phải xem có bền vững, có khả năng vƣợt qua những giới hạn của thời gian, của không gian để đến với mọi con ngƣời ở mọi thời đại hay không? Đấy phải là những giá trị mang tính nhân loại phổ quát. Đặt những sáng tác thời kỳ đó trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc: cần tính đến năng lực kế thừa tinh hoa văn

học truyền thống và nhân loại để tạo ra cái mới, nhằm một mặt giữ gìn bản sắc và giá trị của lịch sử.

Với tất cả nhận thức ấy về giá trị thơ ca đối với cuộc sống, về vai trò của ngƣời cầm bút đối với thời đại, thơ ca kháng chiến giai đoạn 1945 – 1954 đã đƣợc nuôi dƣỡng, tiếp sức và gắn bó mật thiết với những bƣớc đi của cách mạng, với vận mệnh của dân tộc và đời sống của nhân dân. Thơ giai đoạn này đã phản ánh hầu nhƣ mọi mặt của cuộc sống, cuộc chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta - điều đó cũng có nghĩa là nó giữ đƣợc vai trò và chức năng xã hội - lịch sử của mình, đã chứng minh đƣợc năng lực phục vụ những mục tiêu cao cả của cách mạng và đã tạo đƣợc một giá trị thật sự đáng kể, đáng trân trọng - “thƣớc đo giá trị của một nền văn học la nó phục vụ đƣợc bao nhiêu cho sự nghiệp cách mạng”.

Đã từng có ngƣời nói “khi đại bác gầm thì họa mi im tiếng”. Có thể là nhƣ vậy nhƣng thơ ca thì không. Khi đại bác gầm thì thơ ca càng vút lên với những âm điệu khác nhau để kêu gọi, để vạch trần, để tố cáo, để lên án và cũng là để hun đúc cho mọi ngƣời sự quyết tâm.(Trần Đình Sử).

Việt Nam chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến cũng vì chúng ta muốn bảo vệ chân lý và công lý; nhân danh lý tƣởng cao cả của loài ngƣời. Với chiến thắng Điện Biên, chúng ta chiến đấu không chỉ cho mình mà còn chiến đấu cho cả các dân tộc anh em khác còn đắm chìm trong đêm tối của kiếp đời nô lệ. Chúng ta đấu tranh, chúng ta chiến đấu không đơn độc, dù đất nƣớc này cách đất nƣớc kia một nửa quả địa cầu; nhƣng những vần thơ chiến đấu, những vần thơ mang trong đó hơi thở nóng hổi của thời đại thì dƣờng nhƣ lại rất gần gũi.

Và chúng ta đã biết, nếu thơ ca đƣợc sinh ra trong mƣa bom, bão đạn, trong bừng bừng lửa hận và ngút ngàn thƣơng đau thì tất nhiên không thể nào đòi hỏi thơ ca phải là lời dịu ngọt. Giống nhƣ những con sông, “những con sông ấy đang chảy qua những vùng hiểm trở của lịch sử, và từ sông nó đã hóa thác, hóa ghềnh, hóa thành đại giang sôi trào, giận dữ. Thơ không đƣa ru mà bây giờ thức tỉnh. Sông không ca hát nữa mà nó thét gầm”.

Chúng ta biết rằng, thơ ca ca ngợi chiến thắng lịch sử Điện Biên nói riêng và văn học cách mạng kháng chiến nói chung lấy mục tiêu phục vụ chính trị, tuyên truyền và cổ vũ cách mạng làm nhiệm vụ trung tâm. Đó chính là một hiện tƣợng nghệ thuật đặc thù nếu xét về mặt lý thuyết một khi tác phẩm thể hiện nội dung đời sống chính trị. Xét về mặt thành quả đã đạt đƣợc thì “thơ ca Điện Biên đã để lại nhiều tác phẩm ƣu tú, giàu giá trị thẩm mỹ, vừa làm tròn nhiệm vụ chính trị, vừa hƣớng tới việc thoả mãn những nhu cầu của nhân dân và bộ đội.

Những hình ảnh không thể phai mờ một thời kỳ lịch sử đã đƣợc thơ ca khắc hoạ bằng những nét cực kỳ sinh động và đầy sáng tạo. Hình tƣợng về Tổ quốc, về nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con ngƣời Việt Nam vừa thấm đẫm phẩm chất truyền thống lại vừa thấm sâu tinh thần của thời đại. Chƣa từng bao giờ trong lịch sử, những nét cơ bản trong truyền thống của dân tộc là chủ nghĩa yêu nƣớc và tinh thần nhân đạo lại đƣợc phát huy và kế thừa mạnh mẽ đến nhƣ vậy. Tinh thần dân tộc, tình cảm dân tộc, ý thức cộng đồng, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, tình đồng chí, đồng đội, nghĩa đồng bào, đã đƣợc biểu hiện một cách phong phú, nhiều vẻ, nhiều mặt. Chủ nghĩa yêu nƣớc đã đƣợc phản ảnh trong thơ ca ca ngợi và phản ánh về Điện Biên Phủ chính là niềm tự hào và ý thức làm chủ đất nƣớc, làm chủ vận mệnh mình của quần chúng nhân dân, khẳng định đất nƣớc này là đất nƣớc của nhân dân.

Thơ ca về Điện Biên và chiến thắng Điện Biên Phủ đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể cả về mặt độc đáo lẫn sự tìm tòi đổi mới về mặt ý thức lẫn hình thức. Một đội ngũ nhà thơ với những tên tuổi nhƣ: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Quang Dũng, Hồng Nguyên và rất nhiều những nhà thơ khác nữa trong chiến dịch. Cũng có thể nói Điện Biên Phủ là cái duyên cớ làm nở rộ thơ ca.

“Sức mạnh của nền văn nghệ là ở sự trả lời đúng và hay cho những vấn đề cốt yếu của cuộc sống” (Xuân Diệu). Mà những vấn đề cốt yếu của cuộc sống trong chiến tranh là gì? Nếu không phải là sự chiến đấu cho sự độc lập, tự do, cho chủ nghĩa xã hội; là sự đấu tranh chống lại bạo tàn, bất công; là lau khô những giọt nƣớc mắt của sự đau khổ, nhọc nhằn, uất hờn, tủi nhục; là mang lại

tiếng cƣời trong trẻo của trẻ thơ, tiếng cƣời hạnh phúc cho tuổi xế chiều… Nhiệm vụ của thơ ca là hƣớng con ngƣời đến cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng…, tuy rằng trong quá trình thực thi nhiệm vụ đó, thơ ca và cả đội ngũ sáng tác cũng còn hạn chế ở mặt này hay mặt khác - nhƣ ý kiến nhận xét của những nhà phê bình sau này .

Tầm vóc và ý nghĩa lịch sử, giá trị giáo dục truyền thống trong tuyên

truyền cách mạng luôn khơi dậy, luôn thôi thúc chúng ta trân trọng từng năm tháng đi qua, từng chu kỳ thời gian 5 hay 10 năm của sự kiện vĩ đại Điện Biên. Vì vậy, cảm hứng về Điện Biên trong thơ Việt Nam luôn trƣờng tồn.

Điện Biên luôn là vùng đất hấp dẫn đối với tất cả mọi ngƣời Việt Nam. Về Điện Biên là về với lịch sử hào hùng của dân tộc, là về với vùng đất vô cùng oai hùng nhƣng cũng không kém phần lãng mạn. Với chia sẻ của Toplist nhiều ngƣời sẽ yêu quý, hiểu biết thêm về mảnh đất Điện Biên, hiếu thêm lịch sử hào hùng của dân tộc.

3.3. Từ thơ đến nhạc

Nói đến Thơ về chiến thắng Điện Biên, sẽ là không đầy đủ khi chúng ta bỏ qua sự chuyển động có mối liên kết với sự hình thành nhƣ một tất yếu là âm nhạc. Trong thơ đã có nhạc, có tiết tấu và giai điệu âm nhạc. Điều đó lý giải rằng, trong khối lƣợng lớn tác phẩm thơ ngợi ca Điện Biên Phủ, có nhiều bản nhạc đƣợc phổ từ nguồn mạch những bài thơ.

Đầu tiên có thể kể đến nhạc sỹ Đỗ Nhuận với “Hành quân xa”, “Trên đồi Him Lam” và “Giải phóng Điện Biên” đã gây xúc động hàng triệu trái tim ngƣời Việt Nam 67 năm qua. Trong đó, đặc biệt nhất và phổ biến rộng nhất, nhanh nhất là ca khúc “Giải phóng Điện Biên”. Chỉ sau khi ra đời vài tiếng, bài hát đã đƣợc biểu diễn tại lễ mừng chiến thắng Điện Biên và 67 năm qua, mỗi lần ca khúc vang lên là một lần không khí hào sảng của những tháng ngày đánh trận Điện Biên đƣợc tái dựng qua từng nốt nhạc, ca từ...

Cùng với các ca khúc của nhạc sỹ Đỗ Nhuận, rất nhiều những tác phẩm khác nhƣ “Trƣờng ca Sông Lô” của Văn Cao, “Đƣờng lên Tây Bắc” của Nguyễn Thành, “Hò kéo pháo” của Hoàng Vân, “Chiến sĩ Tây Bắc hành khúc” của Lƣu

Hữu Phƣớc, “Tây Bắc sáng lại” của Trọng Bằng, “Tình ca Tây Bắc” của Bùi Đức Hạnh… đều lấy cảm hứng từ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tất cả đã trở thành đại hợp xƣớng ca ngợi Tây Bắc anh hùng, ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Những ca khúc ấy dù là đƣợc thu âm và thể hiện trong thời kỳ chống Pháp hay giữa thời bình, dù đƣợc thể hiện bởi những nghệ sỹ có mặt trên chiến tuyến hay bởi những ca sỹ thế hệ mới thì vẫn chất chứa thật nhiều niềm tự hào dân tộc, vẫn hừng hực khí thế ra trận, vẫn truyền lửa tin yêu, lạc quan cho con ngƣời…

Cảm hứng về Điện Biên xuất hiện trong thơ rất nhiều, cả trong khi chiến dịch đang diễn ra và khi đã giành thắng lợi. Trong đó, những tên tuổi nhƣ Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu… và cả Chế Lan Viên, Xuân Diệu… đã khai thác rất nhiều chất liệu từ cuộc kháng chiến đầy gian khổ mà hào hùng của quân và dân ta.

Ngay sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, Tố Hữu đã có

một bài thơ rất hay, rất kịp thời và đúng lúc “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên”. Bài thơ là dòng ký sự chiến dịch, là khúc tâm tình reo vui chiến thắng, đƣợc thể hiện bằng một ngôn từ trong sáng, mộc mạc và một tiết tấu thơ linh hoạt, phong phú, thể hiện niềm hân hoan tột độ của cả dân tộc đang bƣớc lên vũ đài chiến thắng: “Kháng chiến ba ngàn ngày/ Không đêm nào vui bằng đêm nay/ Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực/ Trên đất nƣớc nhƣ huân chƣơng trên ngực/ Dân tộc ta, dân tộc anh hùng/ Điện Biên vời vợi nghìn trùng/ Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta”…

Sau này, trong bài thơ Việt Bắc viết vào tháng 10/1954, Tố Hữu còn khắc họa lại cái khí thế nhƣ sóng cuộn thác trào của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên với niềm tin tất thắng: “Những đƣờng Việt Bắc của ta/ Đêm đêm rầm rập nhƣ là đất rung/ Quân đi điệp điệp trùng trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan/ Dân công đỏ đuốc từng đoàn/ Bƣớc chân nát đá, muôn tàn lửa bay/

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI “Nghiên cứu tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng hình thức tranh và thơ” (Trang 39 - 80)