Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tranh và thơ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI “Nghiên cứu tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng hình thức tranh và thơ” (Trang 91)

thơ trong công tác tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ

6.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với việc sử dụng tranh và thơ trong tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định công tác tƣ tƣởng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng, trong đó văn học nghệ thuật là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định: “Không có hình thái tƣ tƣởng nào có thể thay thế đƣợc văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con ngƣời”. Do vậy, việc vận dụng thơ ca, nghệ thuật vào công tác tuyên truyền để tăng cƣờng hiệu quả công tác trên lĩnh vực này là vấn đề cần đƣợc các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện.

Tạo điều kiện để mỗi thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên đƣa vào hành trang của mình kỹ năng khai thác, sử dụng kiến thức văn học là trực tiếp góp phần tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động này. Để ý tƣởng trên trở thành hiện thực, các cấp lãnh đạo cần bố trí thời gian và những điều kiện cần thiết để ngƣời làm công tác tuyên truyền có cơ hội trau dồi kỹ năng và kiến thức sử dụng văn học vào công tác qua các lớp bồi dƣỡng, tập huấn; tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ vận dụng văn học vào công tác tuyên truyền với các chủ đề liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ. Cần có sự khuyến khích cần thiết đối với những thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên có khả năng vận dụng có hiệu quả văn học nghệ thuật vào công tác của mình.

6.2. Tuyển chọn, bố trí và sử dụng hợp lý cán bộ làm công tác thuyết minh, tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ minh, tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ là một nghề, do đó cán bộ tuyên truyền cũng phải có những khả năng đáp ứng những yêu cầu nhất định. Để có thể vận dụng văn học có hiệu quả vào công tác tuyên truyền, cán bộ tuyên truyền cần có những năng lực nhƣ hiểu đối tƣợng, có tri thức và hiểu biết rộng,

có khả năng tổng hợp, kinh nghiệm thực tiễn phong phú; năng lực xử lý tài liệu; năng lực ngôn ngữ và đặc biệt là cán bộ tuyên truyền nhất thiết phải mạnh về năng lực giao tiếp và năng lực đối thoại.

+ Năng lực giao tiếp: Giao tiếp là một hoạt động quan trọng của ngƣời làm tuyên truyền, vì toàn bộ hoạt động của họ là tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng tiếp nhận. Do đó, cán bộ tuyên truyền tất yếu phải có năng lực giao tiếp, trong đó có khả năng vận dụng văn học vào nội dung trình bày để truyền tải nội dung tuyên truyền. Năng lực giao tiếp của ngƣời tuyên truyền đƣợc thể hiện ở một số kỹ năng cơ bản sau:

Thứ nhất, kỹ năng định hƣớng giao tiếp: đƣợc biểu hiện ở khả năng dựa vào sự bộc lộ sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngƣời nghe, cử chỉ, điệu bộ, động tác, thời điểm và không gian giao tiếp để phán đoán về đặc điểm tâm lý, về mối quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.

Thứ hai, kỹ năng định vị: đó là khả năng biết chính xác vị trí trong giao tiếp, biết đặt mình vào vị trí của ngƣời nghe để lựa chọn những nội dung văn học phù hợp, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau và đồng cảm trong giao tiếp. Đó cũng là khả năng tạo ra các điều kiện để đối tƣợng thoải mái, chủ động trong giao tiếp, nhất là trong đối thoại.

Thứ ba, kỹ năng làm chủ quá trình giao tiếp với đối tƣợng: Kỹ năng này rất quan trọng đối với những ngƣời làm công tác tuyên truyền. Nó đòi hỏi cán bộ tuyên truyền phải biết xác định đúng nhu cầu, sự quan tâm, sự hứng thú của đối tƣợng; biết sử dụng các thủ thuật để thu hút sự chú ý của họ nhƣ: Dùng những câu ca dao, tục ngữ, câu thơ, lời hát để duy trì sự chú ý của đối tƣợng.

Kỹ năng làm chủ trong giao tiếp bao gồm: Kỹ năng biểu cảm các phƣơng tiện giao tiếp ngôn ngữ (ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói) và giao tiếp phi ngôn ngữ (qua ánh mắt, nét mặt, nụ cƣời…) và biết sử dụng các phƣơng tiện trực quan (tranh ảnh…) để thu hút ngƣời nghe.

+ Khả năng đối thoại và sử dụng văn nói, văn viết trôi chảy

Trong hoạt động, cán bộ tuyên truyền không chỉ nói, viết mà còn sử dụng các hình thức đối thoại. Để tuyển dụng cán bộ tuyên truyền có các khả năng này,

nhất thiết phải tổ chức cho họ viết và trình bày nội dung nhất định để kiểm định. Tuyển chọn cán bộ theo những tiêu chuẩn nhất định của kỹ năng giao tiếp là điều kiện để có cán bộ hoạt động có chất lƣợng, hiệu quả.

Về phẩm chất chính trị và đạo đức. Là cán bộ tuyên truyền, ngoài việc đáp ứng những yêu cầu của cán bộ nói chung, cán bộ tuyên truyền trƣớc hết phải có lòng trung thành với Đảng, Tổ quốc, với nhân dân. Điều đó cũng có nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng không thể có những lời nói và hành vi đi ngƣợc lại với lợi ích của tổ quốc, dân tộc.

Là ngƣời trực tiếp đƣa những thông tin về chiến thắng Điện Biên Phủ đến với mọi ngƣời trong xã hội, cán bộ tuyên truyền không chỉ cần có kỹ năng khai thác, sử dụng văn học mà tất cả các kỹ năng đó phải phục vụ cho mục đích của công tác tuyên truyền. Những bài thơ, lời hát, tác phẩm nghệ thuật đƣợc họ đƣa vào nội dung thuyết minh, tuyên truyền phải góp phần tôn vinh chiến thắng lẫy lừng của dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nƣớc và tinh thần đấu tranh bảo vệ dân tộc của thế hệ cha ông đến với thế hệ hôm nay và mai sau.

6.3. Cần có chế độ chính sách phù hợp khuyến khích cán bộ tuyên truyền tích cực hoạt động sáng tạo truyền tích cực hoạt động sáng tạo

Những năm gần đây, đất nƣớc chuyển sang cơ chế mới, trong đội ngũ cán bộ tuyên truyền cũng xuất hiện nhiều tâm tƣ, trăn trở. Yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, trách nhiệm ngày càng nặng nề nhƣng điều kiện làm việc, điều kiện sống và lợi ích của cán bộ tuyên truyền không có nhiều thay đổi. Chế độ, chính sách cán bộ là đòn bẩy kích thích năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên truyền khi nó đáp ứng đƣợc nhu cầu, lợi ích, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng của ngƣời lao động nói chung và của cán bộ tuyên truyền nói riêng. Điều đó cũng có nghĩa là chế độ, chính sách đúng đắn, hợp lý sẽ là điều kiện, là động lực thúc đẩy cán bộ tuyên truyền dốc hết mọi khả năng, sức lực và trí tuệ để nâng cao hiệu quả của công tác.

6.4. Nâng cao trình độ thưởng thức văn học nghệ thuật cho các tầng lớp dân cư trong xã hội

Truyền ánh sáng vào nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con ngƣời, đó chính là chức năng của ngƣời nghệ sĩ. Với chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ của mình, văn học đã, đang và sẽ mãi mãi là phƣơng tiện tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của xã hội. Thông qua việc thực hiện các chức năng của mình, văn học nghệ thuật đã trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển liên tục của nhân loại. Điều kiện hết sức quan trọng để văn học phát huy tác dụng của mình là sự hiểu biết cần thiết của đối tƣợng về văn học. Nâng cao nhận thức của đối tƣợng về văn học cũng chính là phát huy những tiềm năng văn học của họ. Trình độ nhận thức về văn học của đối tƣợng đƣợc nâng lên cũng chính là điều kiện cần thiết để đối tƣợng tham gia vào các hoạt động sáng tạo, truyền bá và lƣu giữ các giá trị văn học nghệt thuật…

Muốn nâng cao trình độ thƣởng thức văn học của đối tƣợng, việc làm trƣớc tiên là phải tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho đối tƣợng. Mác đã từng nói: “… đối với con ngƣời, trƣớc hết là ăn, mặc, ở rồi mới nói đến chính trị, khoa học, nghệ thuật”. Điều kiện kinh tế xã hội luôn đóng một vai trò quyết định đối với sự hình thành, phát triển đời sống tinh thần của con ngƣời. Việc nâng cao trình độ thƣởng thức văn học của đối tƣợng công tác tuyên truyền phải gắn liền với việc tạo lập một môi trƣờng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thuận lợi.

Cùng với tác động thuận lợi của kinh tế - xã hội, việc nâng cao trình độ thƣởng thức văn học nghệ thuật của đối tƣợng qua giáo dục nhà trƣờng; qua các sinh hoạt câu lạc bộ thơ, văn; qua các hoạt động phê bình văn học nghệ thuật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; qua các hoạt động văn nghệ quần chúng… là hết sức cần thiết. Những hoạt động trên không thể một sớm một chiều đem lại kết quả mà cần có sự kiên trì thực hiện từ phía các cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan chức năng theo nguyên tắc: “Mƣa dầm thấm lâu”. Đến một lúc nào đó, môi trƣờng kinh tế - xã hội thuận lợi cùng với sự nâng lên về trình độ thƣởng thức văn học của đối tƣợng là cơ hội thực sự để văn học nghệ

thuật phát huy tác dụng của mình trong hoạt động tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng và trong công tác tuyên truyền nói chung.

Phần ba

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ KẾ HOẠCH ÁP DỤNG ĐỀ TÀI I. KẾT LUẬN

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca tráng lệ, chiến thắng này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi ngƣời con đất Việt, nhƣ một khúc khải hoàn ca bất diệt, một mốc son lịch sử chói lọi bằng vàng của thế giới. Chiến dịch Điện Biên phủ đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong… sáng tác ra những áng văn thơ trữ tình, bất hủ, trở thành những câu hò, điệu lý, bài ca đi cùng năm tháng. Những tác phẩm nghệ thuật sáng tác tại thời điểm diễn ra chiến dịch là món ăn tinh thần vô giá, tạo thêm động lực, cổ vũ niềm tin cho quân và dân ta tin vào thắng lợi của chiến dịch.

“Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

Nhằm đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ qua kết hợp giữa thơ và tranh. Nhằm thể hiện các sự kiện quan trọng trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vai trò của nhân dân Tây Bắc, Điện Biên trong chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, công cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói chung. Góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế (đặc biệt là phát triển du lịch), văn hóa, xã hội của Điện Biên.

Kết quả nghiên cứu tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ bằng tranh, thơ đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, là phƣơng tiện tuyên truyền quan trọng phát huy hiệu lực, hiệu quả di tích chiến thắng đặc biệt này của quốc gia phải luôn luôn vì sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội bền vững của đất nƣớc.

Đề tài sẽ góp phần giáo dục truyền thống yêu nƣớc, chống giặc ngoại xâm niềm tự tôn dân tộc nâng cao hiệu quả tuyên truyền, đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để nhân dân trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu hơn đƣợc tầm vóc, ý nghĩa lớn lao của chiến

thắng lịch sử Điện Biên Phủ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, ổn định xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh chủ quyền biên giới quốc gia.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ qua kết hợp giữa thơ và tranh. Bổ sung thêm tác phẩm mỹ thuật, có minh họa bằng thơ theo tính hệ thống, thống nhất logic với chủ đề chiến thắng Điện Biên Phủ, góp phần phát huy tiềm năng di tích chiến trƣờng Điện Biên Phủ góp phần phát triển du lịch, giúp ngƣời dân tăng thu nhập từ nguồn lợi du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vững mạnh.

- Là tài liệu cho các huyện, thành phố, thị xã các xã phƣờng trong tỉnh nhằm tuyên truyền, giáo dục về truyền thống yêu nƣớc, cách mạng.

- Đề tài khảo sát các điều kiện, đề xuất các các giải pháp đề phát huy lợi thế, tiềm năng của Di tích chiến thắng Điện Biên Phủ để phát triển du lịch của tỉnh. Đề tài là tƣ liệu tham khảo cần thiết cho các cơ quan quản lý văn hóa, du lịch, các cấp lãnh đạo…trong tỉnh Điện Biên. Để các cơ quan này có những chủ trƣơng, quyết sách phù hợp đối với sự phát triển trên các lĩnh vực thuộc văn hóa xã hội của tỉnh.

II. KIẾN NGHỊ

Nghị quyết Đảng đã chỉ rõ: “ Văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội...” ( Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 5 – Khóa VIII, 1998). Vì vậy cần phải xác định xây dựng và phát triển văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể. Cần tiếp tục tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, phát huy vai trò quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và du lịch từ tỉnh đến cơ sở;

Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc và hiệu quả trong công tác quản lý điều hành của chính quyền địa phƣơng. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của cấp ủy và chính quyền đối với công tác văn hóa ở cơ sở nhằm đánh giá đúng đƣợc thực trạng những di sản văn hóa có nguy cơ mai một, để có cơ sở xây

dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tƣ bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng từ tỉnh đến cơ sở và ngƣời dân về văn hóa và nhiệm vụ phát triển văn hóa, thể thao và du lịch, đặc biệt quan tâm phát triển văn hóa nông thôn và phát huy tinh thần chủ động, tích cực, nỗ lực của ngƣời dân và vai trò tự quản

Phối hợp với các Ngành tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, quảng bá sâu rộng, đa dạng: Tuyên truyền cổ động nhiệm vụ chính trị và quảng cáo không có mục đích sinh lợi tại cửa khẩu biên giới quốc gia, điểm tiếp giáp giữa các địa bàn hành chính cấp huyện trên trục đƣờng quốc lộ và tỉnh lộ, tại các khu trung tâm thị tứ, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Lấy sự kiện và di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ làm chất liệu nội dung, tuyên truyên thông qua trang website của Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên với chuyên mục về di tích lịch sử Điện Biên Phủ, về mảnh đất và con ngƣời Điện Biên, khai thác thế mạnh du lịch của địa phƣơng. Phát triển du lịch theo hƣớng nhanh, bền vững, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần dịch vụ; xây dựng quỹ xúc tiến quảng bá du lịch; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch. Thông qua trang website của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và các phƣơng tiện truyền thông khác; triển khai các hoạt động trao đổi, hợp tác về công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch của Điện Biên với các tỉnh bạn.

Duy trì việc sản xuất và phát hành các bộ phim phóng sự tài liệu và tài liệu khoa học có nội dung giới thiệu di tích, danh lam thắng cảnh, điểm, tuyến, khu du lịch của tỉnh, những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc tỉnh Điện Biên;

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI “Nghiên cứu tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng hình thức tranh và thơ” (Trang 91)